Nâng cao trình độ nhân viên của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 37)

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích, xét đoán tình hình cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là trong điều kiện

hiện nay cá nhân các cán bộ tín dụng thường là người có vai trò chính trong việc

thẩm định tính hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự phải thực hiện kiểm soát tới

quá trình hoạt động của dự án cũng như việc thu hồi và xử lý nợ. Trong giai đoạn

tới với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa cácNHTM, sự thay đổi nhanh chóng của nền

kinh tế và sựđổi mới vượt bậc của công nghệ ngân hàng sẽ đòi hỏi các ngân hàng

thương mại phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt, năng động, có khả năng

nắm bắt thị trường, có sức khoẻ và khả năng chịu áp lực cao trong khi vẫn không

mất đi những phẩm chất căn bản của một cán bộ ngân hàng là cẩn thận và trung thực. Những yêu cầu về phẩm chất của người cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ tín

dụng là rất cao, điều đó chứng tỏ để có được những cán bộ ngân hàng giỏi không

phải là một việc đơn giản. Người cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng rất cần thiết, đó là: Kỹ năng giao tiếp - Đây là một kỹ năng

quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng có kỹ năng

giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía

khách hàng cũng như sẽ thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng tới với những sản

phẩm, dịch vụ của Ngân hàng; Kỹ năng điều tra – kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín

dụng phải biết thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đáng giá khoản vay; Kỹ năng đàm phán -

quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cho vay trước

khi ký hợp đồng, cũng như thuyết phục được khách hàng tuân theo những yêu cầu

của ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía; Kỹ năng phân tích – kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở

khoa học, kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm

tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay; Kỹ năng viết - Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết

báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, lôgic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt.

Từ những yêu cầu cao đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng TMCP An Bình, Chi nhánh Hà Nội phải xây dựng cho mình một chiến lược để phát triển nguồn

nhân lực như: Chính sách tuyển dụng, tổ chức các khoá đào tạo nghiệpvụ nâng

cao năng lực làm việc của cán bộ, khuyến khích tinh thần làm việc cũng như phát

huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực của từng cán bộ...

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội (Trang 36 - 37)