Các lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Khả năng vận dụng các học thuyết thương mại quốc tế trong điều kiện Việt Nam docx (Trang 26 - 31)

Các lý thuyết mới này có thể phân thành 3 nhóm căn sứ vào cách tiếp cận của chúng: lý thuyết dựa trên hiệu suất theo qui mô; lý thuyết liên quan đến công nghệ; và lý thuyết liên quan đến cầu.

1. Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo qui mô

Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là tính hiệu quả tăng dần theo qui mô. Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn. Lưu ý rằng các mô hình thương mại H-O và Ricardo đều dựa trên giả định về hiệu suất không đổi theo qui mô. Trong trường hợp hiệu suất tăng dần thì đường giới hạn khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ, và khi đó chi phí cơ hội là giảm dần. Điều này cho phép thương mại giữa các nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi.

Hình 6 - Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo qui mô Ô tô

U I2 I3 I2 I3 S I1 A R E M 0 T N V Máy bay

Hình 6 minh họa cho thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô. Giả sử hai nước Anh và Mỹ giống nhau về mọi khía cạnh (công nghệ sản xuất, mức độ trang bị các yếu tố, sở thích). Giả thiết này loại trừ khả năng giải thích thương mại hình thành giữa hai nước bằng lý thuyết H-O. Cả hai nước đều sản xuất hai mặt hàng là ô tô và máy bay. Do giống nhau cho nên hai nước có cùng một đường giới hạn khả năng sản xuất là UV và các đường bàng quan I1, I2, và I3.

Khi chưa có thương mại, hai nước có chung điểm cân bằng, tức cùng sản xuất và tiêu dùng tại điểm E, nơi đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với đường bàng quan I1. Mức giá hàng hóa tương quan giữa hai nước cũng bằng nhau và được biểu thị bằng độ dốc của đường giá cả chung ST. Khi có thương mại, Anh thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn việc sản xuất ô tô, cụ thể tại điểm sản xuất mới là U. Còn Mỹ thì chuyên môn hóa hoàn toàn việc sản xuất máy bay tại điểm V. Khi đó điểm tiêu dùng của Anh là A, và của Mỹ là M. Anh sẽ xuất khẩu RU (hoặc MN) ô tô để đổi lấy RA (hoặc NV) máy bay của Mỹ: hai tam giác thương mại URA và MNV là như nhau. Cả hai nước đều có lợi do đạt tới các điểm tiêu dùng cao hơn.

Như vậy mức giá hàng hóa tương quan giống nhau không cản trở việc hai nước buôn bán một cách có lợi với nhau. Lưu ý là trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương mại, và mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn nhưng với hướng chuyên môn hóa là không xác định. Những điểm này cho thấy sự khác biệt giữa thương mại dựa trên hiệu suất theo quy mô và

thương mại dựa trên lợi thế so sánh.

2. Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ.

Trong lý thuyết Ricardo, thương mại hình thành do có sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia. Về phần mình, sự khác biệt về năng suất lao động lại là kết quả của sự khác biệt về công nghệ sản xuất. Còn lý thuyết H-O là một mô hình thương mại tĩnh, với công nghệ được giả định là giống nhau giữa các quốc gia. Về thực chất thì các lý thuyết thương mại liên quan đến công nghệ cũng theo đuổi cách tiếp cận chủ yếu của lý thuyết Ricardo, nhưng điểm khác là ở chỗ sự khác biệt về công nghệ được coi không phải là yếu tố tĩnh và tồn tại mãi mãi: nó chỉ là hiện tượng tạm thời và gắn liền với một quá trình động, liên tục phát triển.

Lý thuyết về khoảng cách công nghệ.

Lý thuyết về khoảng cách công nghệ được Posner đưa ra vào năm 1961. Nó dựa trên ý tưởng rằng công nghệ luôn luôn thay đổi dưới hình thức ra đời các phát minh và sáng chế mới, và điều này tác động đến xuất khẩu của quốc gia. Sau khi một phát minh ra đời, một sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng mà quốc gia phát minh có lợi thế tuyệt đối tạm thời. Ban đầu hãng phát minh sản phẩm giữ vị trí độc quyền, và sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Sau một thời gian, nhu cầu từ phía nước ngoài xuất hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu. Dần dần các nhà sản xuất nước ngoài sẽ bắt chước công nghệ và sản phẩm được sản xuất ngay tại nước ngoài một cách có hiệu quả hơn. Khi đó lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm này lại thuộc về các quốc gia khác. Nhưng ở quốc gia phát minh một sản phẩm mới khác có thể ra đời và quá trình mô tả ở trên được lặp lại. Lưu ý trong mô hình này sản phẩm chỉ được xuất khẩu nếu như thời gian cần thiết để sản phẩm được bắt chước ở nước ngoài phải dài hơn thời gian để xuất hiện nhu cầu về sản phẩm từ thị trường nước ngoài.

Lý thuyết trên có thể giải thích cho hai dạng thương mại. Thứ nhất, nếu như cả hai quốc gia đều có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể hình thành quan hệ thương mại, bởi vì phát minh sáng chế trong chừng mực nào đó là một quá trình ngẫu nhiên. Vai trò tiên phong của một nước trong một lĩnh vực nào đó sẽ được đối lại bởi vai trò tiên phong của nước kia trong một lĩnh

vực khác. Dạng thương mại này thường diễn ra giữa các nước công nghiệp phát triển. Dạng thương mại thứ hai được hình thành khi một nước tỏ ra năng động hơn về công nghệ so với nước kia. Khi đó nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới và phức tạp để đổi lấy những mặt hàng đã chuẩn hóa từ nước thứ hai. Dần dần, các mặt hàng mới này trở nên chuẩn hóa, nhưng với tính ưu việt về công nghệ cho nên nước thứ nhất lại cho ra đời các sản phẩm mới khác.

Có những yếu tố nào quyết định vai trò tiên phong của một nước trong lĩnh vực công nghệ? Điều gì khiến cho một nước có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tốt hơn các nước khác? Thứ nhất là sự khác biệt về thể chế: chẳng hạn công tác nghiên cứu và phát triển của một nước có thể được khuyến khích bởi những bộ luật thích hợp về phát minh sáng chế, bản quyền, và thuế. Thứ hai, một nước có thể may mắn có được những nguồn lực thích hợp cho công tác nghiên cứu và phát triển: chẳng hạn lực lượng hùng hậu các nhà khoa học và kỹ sư, nguồn tài chính dồi dào. Thứ ba, trong nước tồn tại thị trường thích hợp đối với sản phẩm mới. Thị trường đó thường có qui mô lớn và sức mua cao vì các sản phẩm mới thường được sản xuất với chi phí rất cao trong giai đoạn đầu. Tất cả những điều trên đều cho thấy rằng các phát minh sáng chế thường ra đời ở các nước giàu có và phát triển.

3. Lý thuyết vòng đời sản phẩm.

Về thực chất lý thuyết vòng đời sản phẩm chính là sự mở rộng lý thuyết khoảng cách công nghệ. Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu, nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ được thực hiện ở các nước đó mà thôi. Lý thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới. Theo Vernon (1966) các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó. Thương mại dựa trên vòng đời sản phẩm có thể được minh họa bằng hình 7.

Đầu tiên, khi sản phẩm mới được giới thiệu (tại t0), việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng cách gần gũi với thị trường. Lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất (với chi phí cao) và xuất khẩu (tại t ) bởi các nước lớn và giàu có

(chẳng hạn như Mỹ).

Khi sản phẩm trở nên chín muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hóa và được phát triển rộng rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất trên qui mô lớn với chi phí thấp. Các quốc gia khác, thường là những nước dồi dào tương đối về vốn (Tây Âu, Nhật bản), có thể bắt chước công nghệ sản xuất (tại t2), và do đó lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này. Nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (tại t3).

Hình 7 - Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế

Xuất khẩu - nhập khẩu

Nước phát minh

t0 t1 t2 t3 t4

Các nước phát triển khác

Các nước kém phát triển

Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp, và những nước này trở thành nước xuất khẩu ròng (tại t4).

Chương III

Khả năng vận dụng các học thuyết thương mại quốc tế trong điều kiện của Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Khả năng vận dụng các học thuyết thương mại quốc tế trong điều kiện Việt Nam docx (Trang 26 - 31)