1 .4 Ưu điểm của án lệ
2.4 Kiến nghị ban hành án lệ trong đối hệ thống pháp luật Việt Nam
2.4.1Kiến nghị về thẩm quyền ban hành
Nên quy định Toà án nhân dân Tối cao ban hành án lệ
Toà án nhân dân Tối cao ban hành án lệ sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, trước thực trạng luật vẫn còn những mảng còn thiếu, chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất và kịp thời, bà Bình nhấn mạnh. Hiện nay, việc luật cũ chưa quy định vấn đề này đang dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong nhiều trường hợp chưa thực sự công bằng, thống nhất dẫn đến sai sót; có những vụ án phải xét xử nhiều lần, nhiều vòng kéo dài, làm tăng chi phí tố tụng cho cả Nhà nước và người dân.
Do đó, việc áp dụng án lệ đối với toà án nhân dân sẽ đảm bảo hơn sự thống nhất công bằng, thỏa đáng các phán quyết của Tòa án, chính Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao cũng phải có giải pháp hiệu quả hơn để nâng cao hơn nữa chất lượng quyết định giám đốc thẩm của mình để có thể có giá trị trở thành án lệ. Đối với người dân, việc phát triển án lệ sẽ có thêm điều kiện đảm bảo quyền khởi kiện, quyền được xét xử công bằng trong những trường hợp tương tự. Hơn nữa, án lệ cũng rất có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy nghề luật và phổ biến giáo dục pháp luật. Việc quy định nhiệm vụ phát triển án lệ của toà án nhân dân tối cao cần xác định rõ án lệ là quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tốicao, bao gồm cả quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng toàn thể và của Hội đồng chuyên trách Thẩm phán như quy định tại Điều 13 của Dự thảo luật.
Khi đó, án lệ được Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao lựa chọn công bố có giá trị tham khảo, áp dụng đối với các toà án nhân dân khi giải quyết các vụ việc tương tự. Còn các vấn đề tiêu chí, thủ tục lựa chọn, công bố án lệ, nguyên tắc áp dụng án lệ, việc thay đổi án lệ sẽ được quy định trong pháp luật về tố tụng khi sửa các luật về tố tụng. Đồng thời cũng nhất trí việc quy định hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao tại khoản 4, Điều 12 của Dự thảo, có nghĩa quyết định giám đốc thẩm không bị kháng nghị. Tuy nhiên, tôi đề nghị Ban soạn thảo bổ sung vào khoản này một cụm từ: "Khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao có quyền hủy sửa bản án, quyết định đã có
ThS Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 29 SVTH:Phan Thị Thuỷ Tiên hiệu lực pháp luật". Theo tôi, quy định như vậy sẽ đảm bảo điều kiện cần thiết để toà án nhân dân tối cao ban hành án lệ, đồng thời giải quyết nhanh chóng các trường hợp có oan sai, giảm chi phí tư pháp, nâng cao niềm tin công lý trong xã hội và quy định này cũng không trái với nguyên tắc hai cấp xét xử được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tổ chức toà án nhân dân.
Việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao nhằm nâng cao chất lượng các bản án, quyết định của ngành tòa án, đảm bảo áp dụng đúng pháp luật, thống nhất, ngăn ngừa sự duy ý chí của thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử.
Qua tham khảo, viện dẫn án lệ đã có, thẩm phán có thể đưa ra phán quyết một cách chính xác hơn, giảm số án bị hủy, sửa. Quyết định giám đốc thẩm trở thành án lệ sẽ là khuôn mẫu cụ thể, rõ ràng để dễ nhận biết vấn đề pháp lý được đặt ra trong vụ án.chất lượng Thẩm phán bằng nhiệm kỳ ngắn,