Kiến nghị về quy định án lệ trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu đề tài: kiến nghị thừa nhận án lệ trong hệ thống pháp luật việt nam (Trang 26 - 27)

1 .4 Ưu điểm của án lệ

2.3Kiến nghị về quy định án lệ trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2.3.1 Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

Nếu coi án lệ là án lệ thuyết phục, nghĩa là chỉ có giá trị tham khảo đối với Thẩm phán khi giải quyết vụ việc thì việc quy định án lệ có nên quy định trong luật không và quy định ở luật nào thì hợp lý? Thiết nghĩ, nếu coi án lệ là án lệ thuyết phục thì việc quy định về án lệ vẫn cần phải quy định trong luật và chỉ cần quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Nếu coi án lệ là án lệ ràng buộc thì việc quy định vấn đề án lệ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết vì án lệ trong trường hợp này được coi như là một dạng quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi người phải tuân thủ; việc ban hành án lệ cần phải theo trình tự, thủ tục chặt chẽ.

Xuất phát từ chủ trương nâng cao chất lượng công tác xét xử, nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Toà án nhân dân nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa một cách hiệu quả nhất. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị xác định rõ:” Toà án nhân dân Tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. “ Phát triển án lệ” đồng nghĩa với việc xây dựng án lệ. Cho đến nay ở chuẫn mực nào đó, thì việc tham khảo các bản án, quyết định của Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao được đa số các Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp quan tâm nghiên cứu và vận dụng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà không ít thẩm phán hoặc những người làm công tác pháp luật xem nhẹ, thậm chí không quan tâm việc tham khảo để ứng dụng.

24 Điểm b, Điều 3 ,Quyết định 74/QĐ –TANDTC năm 2012 phê duyệt Đề án “ Phát triển án lệ của Toà án nhân dân tối cao”

ThS Huỳnh Thị Sinh Hiền Trang 26 SVTH:Phan Thị Thuỷ Tiên Để đảm bảo việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị “ Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị liên quan đến nội dung phát triển án lệ cần giải quyết một số vấn đề sau:

Trước hết, toà án nhân dân tối cao cần kiến nghị sửa đổi Điều 134 hiến pháp 1992 theo hướng “ Toà án nhân dân Tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và ban hành án lệ”( Vì hiện nay chưa có án lệ nên chưa thể nói đến phát triển)25.

Thứ hai, kiến nghị Quốc hội sửa, đổi bổ sung Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, cụ thể, tại Điều 19 quy định về: “ chức năng, quyền hạn của Toà án nhân dân Tối cao” rất cần chức năng ban hành án lệ trong nhiệm vụ và quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao và cần bổ sung nguyên tắc này vào trong văn bản pháp luật về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính26. Đây là việc làm cấp bách trước mắt, là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc triển khai thủ tục, trình tự công nhận các bản án, quyết định của Toà án trở thành “ án lệ”.

Sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân về quy định Thẩm phán có nghĩa vụ áp dụng án lệ khi xét xử vụ việc trong trường hợp pháp luật quy định không rõ ràng về vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ việc đó27.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến án lệ trong các văn bản pháp luật về tố tụng như: Hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động....

Và cuối cùng là sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân đối với nghĩa vụ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong việc viện dẫn án lệ khi giải quyết các loại án mà pháp luật không quy định rõ ràng.

Một phần của tài liệu đề tài: kiến nghị thừa nhận án lệ trong hệ thống pháp luật việt nam (Trang 26 - 27)