Đối với các vấn đề liên quan đến người khuyết tật

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo công ước quyền của người khuyết tật năm 2006 và pháp luật việt nam (Trang 52 - 56)

Về trợ giúp xã hội và giảm nghèo

Theo báo cáo năm 2013 của 63 địa phương, tính đến nay cả nước đã có 2.485 triệu người hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó có 576 ngàn NKT nặng, 190.737 người tâm thần, 5.465 gia đình có từ 02 NKT nặng trở lên, với tổng kinh phí hơn 7.121 tỷđồng. Theo báo cáo sơ bộ, đã có 15 tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách đã chủ động nâng mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội cao hơn mức quy

định của Chính phủ như: Hà Nội 350.000 đồng/tháng, Bình Dương 340.000 đồng/tháng, Quảng Ninh 300.000 đồng/tháng.106

Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ sinh kế và cải thiện sinh hoạt cho 7 ngàn NKT tại 50 xã với kinh phí 12.700 tỷ đồng, trong đó: Từ ngân sách 2.921 tỷđồng (chiếm tỷ lệ 23%); từ quỹ Hội các cấp 3.383 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 29%); từ tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân 3.356 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,43%), từ đóng góp của gia đình, dòng họ và người thân 3.040 tỷ đồng

104

Ngọc Sơn, “Hiện trạng NKT Việt Nam và chương trình hành động của bạn”,

http://hanhkhatkito.org/Default.aspx?tabid=57&ctl=ViewNewsDetail&mid=437&NewsPK=6716, [truy cập ngày 01/10/2014].

105

Ngọc Sơn, “Hiện trạng NKT Việt Nam và chương trình hành động của bạn”,

http://hanhkhatkito.org/Default.aspx?tabid=57&ctl=ViewNewsDetail&mid=437&NewsPK=6716, [truy cập ngày 01/10/2014].

106

(chiếm tỷ lệ 24,57%). Sau 03 năm triển khai chương trình này, đến nay đã có 124 xã thực hiện chương trình hỗ trợ sinh kế, trong đó phần lớn gắn với các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Hội còn xây mới, sửa chữa 775 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, với tổng số tiền là 67 tỷ đồng, trợ cấp thường xuyên cho 63.000 NKT với tổng số tiền là 21.4 tỷđồng.107

Trung ương Hội người mù đang quản lý nguồn vốn 45.650.960.000 đồng, ở 43 tỉnh, thành hội với gần 400 huyện hội. Năm 2013 đã cho vay là 25.840 tỷ đồng đối với hơn 5.000 hộ người mù và 55 cơ sở sản xuất tập trung thuộc Hội người mù các cấp vay và đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 5.500 lao động là người mù, NKT và một số

người bình thường.108

Tuy vậy, vẫn còn một số bộ phận NKT nặng ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa chưa được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật, mức trợ giúp xã hội hàng tháng còn quá thấp so với mặt bằng mức sống dân cư như hiện nay nên chưa đảm bảo được những nhu cầu sống tối thiểu của NKT.

Về giáo dục cho trẻ em khuyết tật

Giáo dục hòa nhập, trong đó có giáo dục hòa nhập cho học sinh KT đã được ngành giáo dục quan tâm, nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. Ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông, mặc dù phần lớn các trường còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện giảng dạy và học tập cho học sinh KT nhưng ngành giáo dục các địa phương đã nỗ lực tạo điều kiện, tăng số lượng học sinh KT tham gia giáo dục hòa nhập và nâng cao chất lượng dạy học đối với trẻ em KT, động viên các em hoàn thành chương trình học tập. Về

cơ bản, trong năm 2013 đã thực hiện được một số hoạt động như:

Xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục cho NKT như: Nghiên cứu biên soạn Mẫu Kế hoạch giáo dục cá nhân và tiêu chí đánh giá học sinh KT cấp Tiểu học. Xây dựng thư viện điện tử cho NKT nhằm hỗ trợ NKT và gia đình nắm được thông tin, chính sách, tình hình về giáo dục đối với NKT. Xây dựng bộ băng hình gồm 40 đĩa hỗ trợ giáo dục trẻ khiếm thính và trẻ khó khăn về học. Xây dựng phần mềm tổng hợp tiếng nói cho người khiếm thị giúp người khiếm thị thông qua phần mềm này có thểđọc được thông tin trên máy tính. Biên soạn 06 tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cấp trung học về giáo dục hòa nhập. Biên soạn 02 Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu và hướng dẫn viên trẻ điếc. Thiết kế các bài tập phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khiếm thính, KT trí tuệ, tự kỷ.109

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trung học về dạy học hòa nhập và quản lý giáo dục hòa nhập cho 446 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các Sở

107

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp NKT Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2014, trang 19.

108

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp NKT Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2014, trang 19.

109

Giáo dục và Đào tạo, chuyên viên phòng Giáo dục Trung học, giáo viên THPT, giáo viên THCS chia thành 3 cụm Bắc – Trung – Nam. Tổ chức 02 lớp tập huấn về kỹ năng quản lý hành vi trẻ KT học hòa nhập ở Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Hồng cho 130 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán và phối hợp với chuyên gia nước ngoài tiến hành 04 khóa bồi dưỡng chuyên môn cho Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu và hướng dẫn viên trẻđiếc.110

Tuy nhiên, vẫn còn một phần lớn trẻ em KT chưa được tiếp cận với dịch vụ giáo dục, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Nguyên nhân chính vẫn là do các điều kiện kinh tế của NKT còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của gia đình và cộng

đồng còn thấp, cơ sở vật chất dành cho giáo dục vẫn chưa được đảm bảo để NKT tiếp nhận.

Về dạy nghề và việc làm

Dạy nghề và tạo việc làm cho NKT là một trong những hoạt động có tính chất cơ

bản giúp cho NKT được phục hồi chức năng, tham gia lao động, tạo thu nhập, tạo dựng

được một cuộc sống bền vững và từ đó có điều kiện để hòa nhập vào cộng đồng xã hội ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy, hệ thống chính sách, cơ chế dạy nghề và tạo việc làm cho NKT ở nước ta ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và NKT.

Mục tiêu của Đề án 1019 là hỗ trợ cho NKT phát huy được khả năng của mình để đáp ứng được nhu cầu của bản thân, vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó giai đoạn 2012 – 2015 tập trung hỗ trợ 250.000 NKT trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm.

Năm 2013, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các thành viên đã dạy nghề cho 2.900 NKT, trong đó tạo việc làm cho 1.100 người với tổng chi phí là 10,3 tỷ đồng. Trung ương Hội đã phối hợp tổ chức xây dựng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho NKT tại các cơ sở sản xuất kinh doanh với 33 lớp dạy nghề cho 572 học viên ở 23 đơn vị thuộc 16 tỉnh, thành với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Sau khi tốt nghiệp có đến 82% NKT học nghềđã được giải quyết việc làm.111

Cũng trong năm 2013, Hội người mù đã mở được 01 lớp cho 1.316 hội viên, với tổng kinh phí 4.952.670.000 đồng (trong đó ngân sách 2.058.484.000 đồng). Riêng đối với nguồn kinh phí thực hiện dạy nghề thí điểm được Tổng cục Dạy nghề trực tiếp ký hợp đồng với các Trung tâm dạy nghề cho người mù là 04 lớp, với kinh phí trên 575 triệu

đồng để đào tạo 110 người mù. Hội đang quản lý 334 cơ sở sản xuất tập trung, trong đó có 205 cơ sở xoa bóp bấm nguyệt, 139 cơ sở sản xuất thủ công với các mô hình Hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và các Trung tâm. Tổng doanh thu trong năm 2013 đạt

110

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp NKT Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2014, trang 23.

111

trên 95.382 triệu đồng, thu hút hơn 4.000 lao động với mức thu nhập bình quân đạt khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.112

Tuy nhiên, dù được dạy nghề và tạo việc làm nhưng phần lớn cuộc sống của hầu hết NKT vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ văn hóa thấp, hoàn cảnh còn khó khăn nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều NKT vẫn không tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề và tạo việc làm.

Về tiếp cận giao thông

Năm 2013, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo điều hành các đơn vị trong ngành tiếp tục triển khai việc tiếp cận giao thông đối với NKT theo nhiệm vụ được quy định trong Luật NKT năm 2010 và Đề án hỗ trợ NKT giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó, Đề án quy

định ít nhất 50% NKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như:

Trong năm này các tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé cho NKT khi tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng, đặc biệt là việc cấp thẻ miễn phí xe buýt cho NKT. Tại Hà Nội, vào năm 2013 đã phát hành thẻ đi xe buýt miễm phí thêm cho 257 NKT và tính đến nay thành phố đã phát hành miễn phí tổng số

4013 thẻ đi xe buýt miễn phí cho NKT. Hải Phòng đã thực hiện miễn, giảm giá vé cho 580 lượt NKT sử dụng dịch vụ vận tải. Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã thực hiện việc miễn giảm giá vé cho 921 đối tượng hành khách là NKT khi đi trên các đoàn tàu khách thống nhất và địa phương với tổng số tiền hỗ trợ giảm giá vé trên 100 triệu

đồng.113

Trong lĩnh vực hàng không thì phần lớn các nhà ga hành khách của 21 cảng hàng không Việt Nam đều được thiết kế có đường tiếp cận cho khách là NKT được sử dụng xe lăn và nhà vệ sinh cho NKT. Tất cả các cảng hàng không Việt Nam đều được trang bị xe lăn với số lượng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng là NKT (Tân Sơn Nhất: 154 chiếc, Nội Bài: 26 chiếc, Đà Nẵng: 24 chiếc).114

Trong lĩnh vực đường bộ thì đưa tiêu chí phương tiện có thiết kế hỗ trợ cho NKT vào hồ sơ mời thầu đối với các tuyến xe buýt mở mới. Trong năm 2013, tuyến xe buýt số

64 mới đưa vào hoạt động đã đầu tư 100% phương tiện trên tuyến gồm 11 xe có thanh trượt cơ động, sử dụng thuận lợi để hỗ trợ cho NKT tiếp cận. Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, trang bị số lượng xe buýt đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về

giao thông tiếp cận của NKT đạt từ 5% đến 10% trên tổng số xe buýt của toàn thành phố

nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của NKT.115

112

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp NKT Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2014, trang 26.

113

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp NKT Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2014, trang 28.

114

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp NKT Việt Nam, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội, năm 2014, trang 28.

115

Về trợ giúp pháp lý

Năm 2013, các Trung tâm trợ giúp pháp lý trong toàn quốc đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 1.545 NKT (tăng 967 người so với cùng kỳ năm 2012), với các hình thức như: Tư vấn pháp luật, cử luật sư cộng tác viên và trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước các cơ quan tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Bên cạnh đó, hàng trăm lượt NKT được phổ biến, cung cấp thông tin trợ giúp pháp lý về cơ sở đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu sốđang sinh sống; lồng ghép các nội dung về quyền được trợ giúp pháp lý của NKT, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân nói chung và NKT nói riêng.116

Bên cạnh đó, hoạt động trợ giúp pháp lý đối với NKT cũng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu là do NKT chưa biết quyền trợ giúp pháp lý hoặc biết nhưng không thể tiếp cận với quyền này và quỹ thời gian dành cho hoạt động này còn rất ít, chất lượng hoạt động chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo công ước quyền của người khuyết tật năm 2006 và pháp luật việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)