Trong pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo công ước quyền của người khuyết tật năm 2006 và pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

Đối với quyền của người khuyết tật

Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ XX, LHQ mới chỉ tập trung vào việc thúc

đẩy các quyền của NKT về thể chất thông qua phương pháp tiếp cận an sinh xã hội. Hiến chương và các Công ước về quyền con người được các nước phê chuẩn trong giai đoạn này, nhưng vẫn chưa có các quy định riêng đề cập đến vấn đề NKT và quyền của NKT.

Chính những bất lợi mà NKT phải đối mặt, cũng như tình trạng bị phân biệt đối xử

mới được nhận thức rõ ràng hơn và từ đó được nêu thành vấn đề về quyền của NKT. Việc dần thay đổi cách tiếp cận phúc lợi xã hội sang cách tiếp cận dựa vào quyền con người được thể hiện thông qua việc đề cập một cách cụ thể về NKT trong các Hiến chương, các Công ước và các sáng kiến về quyền con người được phê chuẩn từ những năm 1980 và trong nhiều các văn bản luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, thường không mang tính bắt buộc, nhưng vẫn được các tổ chức như LHQ và Ủy ban châu Âu thông qua.

Bản tuyên bố của LHQ về quyền người chậm phát triển và Bản tuyên bố về quyền của NKT được thông qua vào những năm 70, đây được coi là văn kiện quốc tế đầu tiên quy định rõ các nguyên tắc nhân quyền liên quan đến NKT. Tuy nhiên, các văn kiện này sớm bị chỉ trích bởi nhiều người cho rằng chúng chỉ thể hiện các quan điểm y tế và từ

thiện đối với NKT.

Vào thập niên 80, việc xác định lại các vấn đề NKT theo mô hình xã hội diễn ra ở

khắp các quốc gia, đây được xem như là kết quả của các phong trào ủng hộ cho quyền của NKT đang dấy lên ở tầm quốc tế. Các quyền con người của NKT trở thành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của các chính sách quốc tế.

Chương trình hành động thế giới liên quan đến NKT được thông qua bởi LHQ tại phiên họp lần thứ 37 năm 1982, đây được xem là một chiến lược toàn cầu. Theo đó “bình

Giai đoạn 1983 – 1992 được LHQ lấy làm thập kỷ của NKT. 02 văn kiện pháp lý quốc tế mới của Đại hội đồng LHQ gắn với quyền của NKT đó là: Các nguyên tắc bảo vệ

người mắc bệnh tâm thần và Cải thiện việc CSSK tâm thần đã được thông qua vào năm 1991. Đây có thể được coi là tiêu chuẩn chung cho việc đánh giá việc thực hiện các quyền con người trong hệ thống SK tâm thần quốc gia.

Vào kỳ họp thứ 56, Ủy ban nhân quyền đã thông qua Nghị quyết 2000/51 ngày 25/4/2000, mang tên “nhân quyền của NKT”. Nghị quyết kêu gọi các chính phủđưa các vấn đề nhân quyền liên quan đến NKT vào hoạt động giám sát thực hiện các điều ước quốc tế, để xem xét đưa ra các biện pháp tăng cường bảo vệ và giám sát các quyền con người của NKT.

Các sáng kiến nhằm phát triển một Công ước về quyền của NKT được phát động bởi Mexico vào năm 2001, theo sau đó chính là nỗ lực của LHQ về việc đưa vấn đề

quyền của NKT vào thành một phần của Cương lĩnh hành động được thông qua tại Hội nghị thế giới chống chủ nghĩa chủng tộc ở Durban, Nam Phi. Ngay sau đó, Mexico đã

đưa ra đề nghị trước Đại hội đồng LHQ và đã thông qua một Nghị quyết vào ngày 28/11/2001, kêu gọi một Ủy ban lâm thời với nhiệm vụ xây dựng một Công ước quốc tế

toàn diện, trọn vẹn về bảo vệ quyền và nhân phẩm của NKT.

Ngày 19/12/2001, Đại hội đồng LHQ thông qua Quyết định 56/168 về việc thành lập một Ủy ban đặc biệt, nhằm xem xét các đề xuất xây dựng Công ước quốc tế toàn diện và đầy đủ về NKT. Tháng 6/2003, LHQ đã quyết định xúc tiến xây dựng Công ước này.

Sau sáu năm với tám phiên họp, toàn thểđại biểu của các quốc gia thành viên do

Ủy ban đặc biệt của Đại hội đồng LHQ triệu tập đểđóng góp xây dựng cho dự thảo của Công ước.

Ngày 13/12/2006, tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng LHQ, toàn thể đại biểu

đã nhất trí thông qua Công ước quốc tế về quyền của NKT. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đầu tiên khẳng định mọi sự tiếp cận của NKT đều dựa trên quyền của NKT.

Công ước quốc tế về quyền của NKT năm 2006 ra đời nhằm vào việc thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo cho NKT được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của NKT.27

Đối với chếđộ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật

Do vấn đề NKT mới được pháp luật quốc tế đề cập vào những năm cuối của thế

kỷ XX. Vì vậy, cũng như các chế độ khác (chế độ giáo dục, dạy nghề, việc làm, bảo trợ

xã hội, văn hóa, thể thao...), chế độ CSSK NKT cũng mới được quan tâm và điều chỉnh. Lần đầu tiên vào năm 1989 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Tổ chức LHQ quy

27

PGS.TS. Nguyễn Hữu Trí (chủ biên), “Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân, Hà

định vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em KT, trong đó có quyền được CSSK (Điều 23). Sau

đó, đến năm 1991 LHQ thông qua văn kiện về Các nguyên tắc bảo vệ người bị bệnh tâm thần và tăng cường CSSK tâm thần.

Đến năm 2006, LHQ đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng của việc khẳng định quyền của NKT nói chung, quyền được bảo vệ và CSSK nói riêng bằng việc thông qua Công ước quốc tế về quyền của NKT năm 2006. Tại Công ước này, ngoài việc đưa ra những định nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc thống nhất nhận thức về NKT, quy định các nguyên tắc chỉđạo chung, Công ước còn liệt kê các quyền con người có ý nghĩa quan trọng đối với NKT, trong đó có quyền được CSSK quy định tại các Điều 25 và Điều 26.

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo công ước quyền của người khuyết tật năm 2006 và pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)