Xã hội hóa các hoạt động trợ giúp người khuyết tật

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo công ước quyền của người khuyết tật năm 2006 và pháp luật việt nam (Trang 62 - 63)

Với nhu cầu trợ giúp cho NKT cả về mặt vật chất lẫn tinh thần như hiện nay và nhiều năm về sau thì chắc chắn, công tác trợ giúp NKT cần nguồn nhân lực và tài lực rất lớn. Nếu chỉ xác định trách nhiệm của Nhà nước và thực hiện trợ giúp NKT bằng kinh phí từ ngân sách Nhà nước thì có thể sẽ tạo ra gánh nặng cho Ngân sách nhà nước, khó

đảm bảo đầy đủ quyền của NKT. Điều quan trọng hơn là sẽ làm giảm sự chia sẻ cần thiết, ý nghĩa của cộng đồng xã hội và nhiều khi lại tạo ra rào cản đối với việc thực hiện quyền hòa nhập vào cộng đồng của NKT. Chính vì vậy, xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT là một chủ trương đúng đắn và nó trở thành một biện pháp quan trọng để qua đó bảo đảm quyền của NKT.

Thông qua việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động trợ giúp NKT, sẽ động viên

được nguồn nhân lực và nguồn tài lực đủđể thực hiện hoạt động này hơn là chỉđặt gánh nặng lên vai của Nhà nước. Từđó, sẽ tạo cơ hội thuận lợi thực hiện đầy đủ các quyền của NKT trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, một mặt Nhà nước đề cao và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về mặt tài chính, kỹ thuật để thực hiện các hoạt động CSSK, chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp các dịch vụ khác trợ giúp cho NKT. Mặt khác, Nhà nước cam kết thực hiện chính sách ưu đãi, xã hội hóa cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục

hồi chức năng, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm để phục vụ cho NKT cũng như phục vụ

cho nhu cầu CSSK NKT.

Một phần của tài liệu Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo công ước quyền của người khuyết tật năm 2006 và pháp luật việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)