THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 75)

TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN

TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

3.1.1. Về kết quả đạt được từ thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án dân sự có đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy nhận thức xã hội về sự cần thiết của việc áp dụng các BPKCTT trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực, chế định BPKCTT trong BLTTDS ngày càng khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình. Các quy định về BPKCTT trong BLTTDS là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự có thể thực hiện quyền yêu cầu và Tòa án có thể vận dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của đương sự.

Tòa án là cơ quan có chức năng xét xử, thực hiện chế độ xét xử theo hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm). Về lập pháp, để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án, pháp luật hiện hành cho phép đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và khảo sát thực tiễn cho thấy ở giai đoạn đoạn xét xử sơ thẩm, số lượng các vụ án đương sự có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT phổ biến hơn, với số lượng nhiều hơn.

Có thể thấy giai đoạn xét xử sơ thẩm là rất quan trọng, đây là giai đoạn Tòa án xem xét một cách khách quan, toàn diện nhất các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, triệu tập các đương sự để lấy lời khai, xác minh, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ. Sau khi vụ án được thụ lý, bị đơn được Tòa án

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 75)