CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 36 - 58)

SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

2.1.CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN

SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

2.1.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ là việc người có quyền yêu

cầu áp dụng BPKKTT có đơn yêu cầu hoặc Tòa án xét thấy cần thiết buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Các quy định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng là kịp thời giải quyết được những nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ quyền lợi ích của họ, tránh gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được khi chưa có phán quyết chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ án dân sự đó. Các BPKCTT về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ được xây dựng, ban hành dựa trên nguyên tắc đề cao quyền tự định đoạt của đương sự. Tòa án có quyền tự mình áp dụng các BPKCTT này khi xét thấy cần thiết.

Các BPKCTT về việc buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 102 và các điều luật tương ứng khác, từ Điều 104 đến Điều 106 BLTTDS. Khi áp dụng mỗi biện pháp cụ thể, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về điều kiện áp dụng được quy định khá cụ thể, chặt chẽtrong BLTTDS và Nghị quyết hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao đối với mỗi biện pháp:

2.1.1.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng

Đây là biện pháp được Tòa án áp dụng nhằm buộc người bị yêu cầu cấp dưỡng (người có nghĩa vụ cấp dưỡng) phải tạm ứng trước một khoản tiền nhất định cho người được cấp dưỡng, để đảm bảo cho người được cấp dưỡng kịp thời giải quyết được những khó khăn trước mắt của họ, để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống.

Điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại khoản 2 Điều 102

và Điều 104 BLTTDS và được hướng dẫn áp dụng tại mục 3.2 Nghị quyết số 02/2005/NQ – HĐTP của HĐTPTANDTC, theo đó biện pháp này được áp

dụng nếu « việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và Tòa

án xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng ».

Với quy định pháp luật nêu trên, thì khi Tòa án áp dụng biện pháp này phải dựa trên những điều kiện nhất định như tính khẩn cấp của vụ việc đang

giải quyết « nếu không thực hiện trước…sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống

của người được cấp dưỡng ». Tức là Tòa án căn cứ vào những thiệt hại, hậu

quả xấu có thể xảy ra trên thực tế, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích của người được cấp dưỡng nếu như không áp dụng ngay biện pháp này, người được cấp dưỡng có thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Ngoài điều kiện về tính khẩn cấp, khi áp dụng biện pháp này Tòa án còn phải xác định người bị yêu cầu cấp dưỡng là người có nghĩa vụ cấp dưỡng, là người có tài sản, có khả năng cấp dưỡng…Có thể thấy biện pháp này chủ yếu được áp dụng trong các vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình, đặc biệt là các vụ án về ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn …trong đó một bên có yêu cầu cấp dưỡng cho bản thân hoặc cho người khác.

2.1.1.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

Để kịp thời giải quyết các nhu cấp bách của đương sự, khi có đương sự yêu cầu hoặc Tòa án xét thấy cần thiết, thì trước khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, Tòa án có thể quyết định áp dụng BPKCTT là « buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại », tức là Tòa án buộc người đã thực hiện hành vi trái pháp luật (người đã thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác) phải ứng trước một khoản tiền nhất định, để bồi thường cho người bị hại, với mục đích để người bị thiệt hại kịp thời giải quyết những khó khăn, nhu cầu cấp bách trước mắt của họ.

Điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 105 BLTTDS,

theo đó biện pháp này được áp dụng khi có các điều kiện : « ...việc giải quyết

vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết ».

Như vậy, áp dụng biện biện pháp này phải dựa trên hai điều kiện:

Thứ nhất, vụ án mà Tòa án đang giải quyết có liên quan đến yêu cầu

đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Đối với điều kiện này, Tòa án dựa trên yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, hoặc Tòa án tự mình áp dụng nếu xét thấy cần thiết.

Thứ hai, yêu cầu đó là có « căn cứ » và « cần thiết ». Đối với điều kiện

thứ hai, việc xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại như thế nào là có « căn cứ » và « cần thiết » do Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự đó quyết định dựa trên việc xác định có hay không hành vi xâm hại về tính mạng, sức khỏe; tính chất, mức độ của hành vi xâm hại, người thực hiện hành vi xâm hại phải có lỗi và người đó có khả năng về kinh tế để thực hiện ngay việc bồi thường…tình trạng sức khỏe của người bị xâm

hại, hoàn cảnh kinh tế của người đó… nếu xét thấy người bị xâm hại lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bị mất việc làm, hoàn cảnh kinh tế khó khăn…nếu không áp dụng ngay biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sẽ gây ra những hậu quả xấu không thể khắc phục được cho người đó thì Tòa án áp dụng biện pháp này để kịp thời giải quyết các nhu cầu cấp bách của họ, trước khi có bản án, quyết định chính thức của Tòa án. Điều này cũng thể hiện tính cấp bách, khẩn cấp của việc áp dụng BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại.

2.1.1.3. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, được Tòa án quyết định nhằm buộc người sử dụng lao động phải ứng trước một khoản tiền nhất định, để thanh toán tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, để họ đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho mình và những người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại

Điều 106 BLTTDS, theo đó Tòa án áp dụng biện pháp này « …nếu việc giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động ».

Đây là BPKCTT có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực vì vậy, cũng giống như hai biện pháp trên, nó được áp dụng dựa trên yêu cầu của đương sự, hoặc Tòa án tự mình áp dụng nếu xét thấy có căn cứ và cần thiết. Khi áp dụng biện pháp này Tòa án phải dựa trên pháp luật để xác định tính có « căn cứ » và tính « cần thiết » dựa trên tính « khẩn cấp » của vụ việc đang được giải quyết. Ví dụ, trường hợp người lao động nếu không được thanh toán tiền

lương, tiền công, tiền bồi thường…kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của chính bản thân người đó và gia đình, như không có tiền để chi tiêu, mua lương thực, thực phẩm, thuốc thang…những thứ thiết yếu khác phục vụ cuộc sống hàng ngày, hoặc nếu không kịp thời nhận được trợ cấp do bị tai nạn, hoặc bị bệnh nghề nghiệp thì tình trạng sức khỏe của người lao động có thểt xấu đi, bệnh tình của họ có thể bị nặng thêm, hoặc đe dọa đến tính mạng. Chính vì tính khẩn cấp như vậy, nên việc áp dụng BPKCTT này sẽ đạt được hiệu quả rất quan trọng, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

2.1.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp đối với tài sản đang tranh chấp

2.1.2.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp

Kê biên tài sản đang tranh chấp là trường hợp Tòa án tiến hành kiểm kê, thống kê những tài sản đang tranh chấp trong vụ kiện để nắm rõ về tình trạng của những tài sản đó và buộc người đang giữ tài sản tranh chấp không được chuyển dịch, tẩu tán hay phá hủy tài sản đang có tranh chấp đó.

Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án. Biện pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, do đó nó chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của đương sự.

Là một biện pháp quan trọng, kê biên tài sản đang tranh chấp được quy định tại khoản 6 Điều 102 BLTTDS, điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 108 BLTTDS, theo đó biện pháp này được áp dụng nếu:

« …có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán,

hủy hoại tài sản ». Theo các quy định pháp luật nêu trên, thì điều kiện áp

- Thứ nhất: Đối tượng bị kê biên phải là tài sản đang tranh chấp

Như vậy, chỉ những tài sản đang tranh chấp, đang chờ phán quyết của Tòa án nhằm xác định chính thức chủ thể nào có quyền sở hữu đối với tài sản đó mới là đối tượng của biện pháp kê biên. Những tài sản khác không có tranh chấp, thì không bị áp dụng biện pháp này. Quy định nêu trên là chưa thực sự phù hợp, chưa phát huy được tối đa hiệu quả của BPKCTT là kê biên. Bởi lẽ, các tranh chấp dân sự xảy ra trên thực tế, có đối tượng tranh chấp là một tài sản cụ thể xảy ra không nhiều, nhưng các tranh chấp liên quan đến tài sản hoặc thông qua một vụ việc tranh chấp cụ thể các vấn đề về tài sản đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết diễn ra rất phổ biến. Có thể khẳng định rằng, dù các vụ việc tranh chấp giữa các đương sự thuộc loại tranh chấp nào đi chăng nữa (tranh chấp về tài sản, tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại…) thì cuối cùng cũng đều liên quan đến vấn đề tài sản. Do đó, theo điều luật quy định nếu chỉ những tài sản cụ thể đang tranh chấp, thì đương sự mới có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp KCTT là kê biên, vậy những tài sản khác của người có nghĩa vụ có khả năng đảm bảo thi hành án nhưng không bị áp dụng biện pháp này thì sẽ có lợi cho người có nghĩa vụ, ngược lại sẽ không đảm bảo về quyền lợi cho người có quyền. Vì vậy, BLTTDS cần quy định mở rộng phạm vi tài sản bị áp dụng biện pháp kê biên là toàn bộ các tài sản có khả năng thi hành án của người bị áp dụng BPKCTT mà không phải chỉ áp dụng đối với những tài sản đang có tranh chấp như quy định hiện nay.

- Thứ hai: Có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Quy định này được hiểu, trong vụ kiện dân sự, nếu người yêu cầu áp dụng BPKCTT là kê biên tài sản đang tranh chấp, người đó phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh tài sản đang tranh chấp có thể bị người đang giữ tài sản tẩu tán, hủy hoại. Chỉ cần đưa ra được những căn cứ thể hiện được rằng tài sản đang tranh chấp đó có nguy cơ bị tẩu án, hủy hoại chứ không cần phải

chứng minh tài sản đó đang thực sự bị tẩu tán, hủy hoại. Bởi lẽ, nếu đương sự phải chứng minh tài sản đó đang thực sự bị tẩu tán hoặc hủy hoại thì ý nghĩa của việc áp dụng BPKCTT là kê biên tài sản sẽ không còn tác dụng, tài sản đó sẽ bị hủy hoại hoặc tẩu tán hết trước khi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp kê biên. Những chứng cứ mà người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là kê biên đưa ra, được Tòa án chấp nhận có thể là: Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (giấy tờ về việc mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản…), nguồn gốc của tài sản, đặc điểm, tính chất của tài sản…Trên cơ sở đó, Tòa án có thể áp dụng biện pháp kê biên, mà không cần biết việc tẩu tán, hoặc hủy hoại tài sản có thực sự xảy ra trên thực tế hay không.

Tuy nhiên, về quy định này, hiện nay thực tiễn giải quyết các VVDS tại các Tòa án ở các địa phương khác nhau có quan điểm khác nhau. Có Tòa yêu cầu đương sự phải chứng minh tài sản đang tranh chấp đang bị người giữ tài sản hủy hoại, tẩu tán. Điều này là vô lý và trái với quy định của pháp luật và đương sự cũng không thể thực hiện được, với lý do khi tài sản có tranh chấp đó đang do một người quản lý, người đang thực tế chiếm hữu tài sản thực hiện hành vi hủy hoại, hoặc tẩu tán tài sản đó thì người khác không thể biết được. Mặt khác, người có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản là người có ý đồ xấu, luôn có ý định « không ăn được thì đạp đổ », do vậy họ sẽ luôn biết cách che giấu việc họ hủy hoại hoặc tẩu tán tài sản của người khác, và do đó, không ai có thể biết được, người có tài sản đang tranh chấp lại càng không biết được, đồng thời họ cũng không thể chứng minh được tài sản của mình đang bị người chiếm giữ tẩu tán, hủy hoại. Chính vì cách hiểu sai và máy móc như vậy, mặc dù biện pháp kê biên có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực là bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc thi hành án, song biện pháp này cũng rất ít được áp dụng trên thực tế, chưa phát huy được hiệu quả thực sự của nó.

2.1.2.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Biện pháp này được quy định tại khoản 7 Điều 102, điều kiện áp dụng được quy định tại Điều 109 BLTTDS. Theo đó, biện pháp này được áp dụng

khi thỏa mãn các điều kiện sau: « nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn

cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác ».

Như vậy, cấm chuyền dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là trường hợp Tòa án buộc người người chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp không được thay đổi, dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 36 - 58)