Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 94 - 114)

7. Kết cấu của luận văn

3.2Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất: Nhà nước cần xây dựng lại cơ chế, thực thi chính sách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các Tổ chức tín dụng (viết tắt là TCTD) nhanh chóng.

Do việc phát sinh nợ xấu không chỉ do chủ quan của các ngân hàng thương mại (viết tắt là NHTM), một phần do xuất phát từ thực trạng nền kinh tế, từ cơ chế chính sách...Do vậy, nhà nước cần có chính sách xử lý nợ xấu của các NHTM trong một chiến lược chung của nhà nước để có sự phối hợp đồng bộ của các ngành có liên quan thực hiện để nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM trong nước. Bởi vì hiện nay, các NHTM phải tuân theo cơ chế phát mãi tài sản theo Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC- TCĐC giữa liên bộ Ngân hàng nhà nước (viết tắt là NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Tổng Cục địa chính ngày 23.4.2001.

Thực tế, các TCTD gặp nhiều trở ngại trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Cụ thể như muốn xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất phải theo khoản 3, mục III phần B của Thông tư 03 là TCTD gửi hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, là phải UBND cấp huyện cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất đã thế chấp của hộ gia đình,

cá nhân và UBND cấp tỉnh cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất của các tổ chức. Với quy trình nhiều thủ tục và mất quá nhiều thời gian như 15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản, 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá, 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá và 60 ngày chờ cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản. Mỗi lần đấu giá không thành thì thủ tục định giá sàn và đăng ký bán đấu giá lại quay trở lại ban đầu. Chưa nói đến vấn đề thật nan giải trong công tác thụ lý hồ sơ khởi kiện, lấy lời khai, xét xử các tranh chấp hợp đồng tín dụng… mà nếu có trục trặc ở bất kỳ yếu tố nào thì vụ án lại kéo dài đến nhiều tháng tiếp theo, mỗi khi khởi kiện mới thu hồi vốn được. Để có được bản án của Tòa án, SCB Đà Nẵng đã vô cùng vất vả nhưng công tác Thi hành án lại càng khó khăn.

Trong thực tế, đã có nhiều Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có Đơn yêu cầu thi hành án của SCB Đà Nẵng nhưng cơ quan Thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do khác nhau và SCB Đà Nẵng lại phải chờ đợi, thời gian lại kéo dài thêm. Thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng không dễ dàng chút nào nên dẫn đến nhiều ngân hàng cũng thật sự khó khăn và kinh doanh kém hiệu quả và ảnh hưởng chung đồng vốn luân chuyển trong xã hội. Do vậy, nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ và thông thoáng hơn để hổ trợ cho hệ thống ngân hàng.

Cụ thể như Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng Công chứng, cơ quan Thi hành án bàn giao nhanh hơn cho NHTM những tài sản bảo đảm nợ vay đã được Tòa án tuyên giao để NHTM xử lý thu hồi nợ. Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các Phòng Công chứng và UBND các cấp thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán những tài sản mà SCB Đà Nẵng được giao từ các vụ án. Thực tế thời gian qua khi SCB Đà Nẵng bán cho

khách hàng những tài sản được giao từ các vụ án đã nhiều hợp đồng mua bán những tài sản phát mãi không được một số cơ quan công chứng chứng nhận. Vì các Phòng công chứng cho rằng tài sản chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp. Do vậy, SCB Đà Nẵng không thể làm được các thủ tục công chứng hợp đồng mua bán từ những tài sản đảm bảo nói trên để thu hồi vốn.

Giao cho các NHTM tự chịu trách nhiệm trong việc bán đấu giá tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng theo đúng quy trình bán đấu giá và thời gian được rút ngắn trong vòng một tháng. Các cơ quan công chứng, trước bạ, địa chính có trách nhiệm sang tên chủ quyền cho người mua tài sản phát mãi thông qua thủ tục bán đấu giá tại các NHTM.

Thứ hai: Nhà nước cần chỉ đạo các ngành địa chính, xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Các ngành địa chính, xây dựng cần xác định rõ việc xử lý nợ tồn đọng không phải là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng mà là trách nhiệm chung để làm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên cơ sở đó hai cơ quan này phải coi những tài sản đảm bảo nợ vay chưa đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp là hậu quả của lịch sử. Do vậy, phải ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và tài sản gắn liền trên đất cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay khi các NHTM, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản bán tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản.

Kết luận Chương 3

Để thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả thì cùng lúc phải thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, nhân tố con người cần được quan tâm nhiều nhất, cần xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng phù hợp trong từng giai đoạn. Vì vậy, trong chương 3, tác giả đã đề ra một số biện pháp cần thiết để quản lý rủi ro tín dụng tại SCB Đà Nẵng. Cụ thể như xây dựng chính sách và kiểm soát quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng; xây dựng hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả; hoàn thiện và phát triển các quy trình, quy định, công tác liên quan đến hoạt động tín dụng; tài sản bảo đảm. Các biện pháp này nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay của ngân hàng chặt chẽ, nâng cao chất lượng tín dụng và đưa hoạt động kinh doanh của SCB Đà Nẵng an toàn và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với các rủi ro vốn có của nó đặc biệt là rủi ro tín dụng . Không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, luôn có một tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tổn thất dự kiến đối với hoạt động cho vay và các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận khác của SCB Đà Nẵng trong chiến lược hoạt động chung . Khi SCB Đà Nẵng kinh doanh với một mức tổn thất trong cho vay thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín du ̣ng trong cho vay . Do đó, SCB Đà Nẵng phải bằng nhiều biện pháp pháp lý trong công tác quản lý của mình để hạn chế tối đa rủi ro nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả trong cho vay.

Với nội dung trên , qua đề tài nghiên cứu tác giả nhằm đưa ra mô ̣t số khái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị r ủi ro tín dụng làm cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại SCB Đà Nẵng . Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tra ̣ng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại SCB Đà Nẵng, tác giả đã đưa ra các biện pháp pháp lý chính nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ta ̣i SCB Đà Nẵng theo chuẩn mực quốc tế hiện nay , nhằm phát triển hoạt động tín dụng tại SCB Đà Nẵng trong thời gian đến.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật với nhà nước, mong muốn góp phần hoàn thiện những biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại SCB Đà Nẵng được an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

việc giúp SCB Đà Nẵng quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Do sự hạn chế về nhiều mặt như thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo… đề tài của tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về kiến thức cũng như kinh nghiêm thực tế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng bảo vệ, các Thầy, cô giáo, các bạn cũng như đồng nghiệp SCB nhằm giúp cho tôi hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu của mình.

Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Phùng Trung Tập, các Thầy, cô giáo, các bạn

cũng như đồng nghiệp SCB đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài “Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng)”. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy của các Thầy, cô giáo trong Hội đồng bảo vệ để đề tài được hoàn thiện và áp dụng thực tế cho SCB Đà Nẵng trong thời gian đến.

Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19.11.1999 về giao dịch bảo đảm.

2. Chính Phủ, Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29.12.1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

3. Chính Phủ, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25.10.2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29.12.1999 của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

4. Chính Phủ, Nghị định số 08/2002/NĐ-CP ngày 10.3.2002 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Đặng Thị Phương Dung (2010), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư dự án tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

7. Nguyễn Thị Hữu Duyên (2010), Phát triển tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

8. Hoàng Thị Hà (2011), Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ, Đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. 10. Đinh Thị Kim Loan (2007), Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (2009), Tổng hợp báo cáo chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng qua các năm 2007, 2008 và 2009, Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (2012), Báo cáo nhân sự của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng trong 06 tháng đầu năm 2012, Đà Nẵng.

13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (2012), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng ngày 07.01.2012, Đà Nẵng.

14. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (2012), Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tháng 02.2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng ngày 07.3.2012, Đà Nẵng.

15. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức Tín dụng năm 1997. 16. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997.

17. Quốc hội (2003), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003.

18. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức Tín dụng năm 2004.

19. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự ngày 14.6.2005.

20. Nguyễn Hữu Quỳnh và tập thể tác giả (1999), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

21. Lê Đức Thọ (2005), Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng. 22. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC

ngày 23.4.2001 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng Cục Địa chính hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng.

23. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1647/2001/QĐ-NHNN ngày 31.12.2001 về Quy chế cho vay đối với tổ chức tín dụng.

24. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03.02.2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1647/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay đối với tổ chức tín dụng. 25. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN

ngày 19.4.2005 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

26. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20.4.2005 về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.

27. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22.4.2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng. 28. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN

ngày 31.5.2005 về việc sửa đổ, bổ sung khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN.

29. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.

30. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), “Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 05.

31. Trung tâm Từ điển học Vietlex (2011), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội.

32. Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Kính thưa: Quý Anh (Chị) ………

Nhằm khảo sát thực tế về những nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng và mong muốn có những ý kiến đóng góp quý báu từ quý Anh (Chị) để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và SCB Đà Nẵng nói riêng, tôi xin gửi đến quý Anh (Chị) Phiếu thăm dò ý kiến về vấn đề rủi ro tín dụng dưới đây.

Rất mong đón nhận ý kiến đóng góp, kinh nghiệm của quý Anh

(Chị) thông qua việc tham gia trả lời vào Phiếu thăm dò ý kiến. Ý kiến của quý Anh (Chị) là những đóng góp vô cùng quý báo cho quá trình nghiên cứu của tôi. Kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp để đưa ra các đề xuất và kiến nghị trong Luận văn Thạc sỹ. Tôi xin giữ bí mật tuyệt đối về những ý kiến đóng góp quý báu của quý Anh (Chị).

Nếu Anh (Chị) có những đóng góp ngoài phạm vi Phiếu khảo sát này, xin vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ email của cá nhân tôi như sau: Ha_nganhang@yahoo.com.vn hoặc điện thoại số cơ quan 0511. 3752475 hoặc di động số 0903510101.

Xin chân thành cám ơn quý Anh (Chị).

Một phần của tài liệu Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 94 - 114)