Nguyên nhân do ngân hàng

Một phần của tài liệu Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 58 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2Nguyên nhân do ngân hàng

2.4.2.1 Chế độ nghiệp vụ

Thể lệ, quy trình nghiệp vụ: SCB Đà Nẵng đã không thực hiện đúng quy trình, quy chế, quyết định cho vay theo quy định của SCB. Nhiều cán bộ tín dụng xem nhẹ việc thẩm định phương án vay vốn, chỉ chú trọng điều kiện tài sản thế chấp. Mặt khác, việc thẩm định tài sản thế chấp có trường hợp không đủ thành phần như quy định của SCB. Khi đi thực tế thẩm định tài sản thì chỉ xem xét nhà đất theo họa đồ, vị trí và chủ yếu xác định giá trị. Trước đây, SCB Đà Nẵng đã thẩm định tài sản thế chấp rất sơ sài, tạo sơ hở cho những khách hàng lừa đảo đến ngân hàng vay vốn rồi biến mất. Ngoài ra, SCB Đà Nẵng cũng không thực hiện đúng quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hầu như các khách hàng bỏ trốn đều có sự lơ đễnh

của ngân hàng trong việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Khi giải ngân tiền vay chủ yếu giải ngân một lần bằng tiền mặt mà không trực tiếp kiểm tra và không theo dõi tiến độ mua hàng. Do vậy, khách hàng thường sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Việc kiểm tra sau khi cho vay tại SCB Đà Nẵng vẫn còn quá sơ sài, mang nặng hình thức đối phó với các đoàn kiểm tra, chỉ dựa vào chứng từ khách hàng cung cấp như hoá đơn tài chính, hóa đơn bán lẻ... Có trường hợp chỉ dựa vào giấy thanh toán chuyển khoản, giấy nộp tiền vào kho bạc rồi cán bộ tín dụng kết luận sử dụng tiền vay đúng mục đích mà không cần phải đi kiểm tra thực tế. Vì không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ nên cán bộ tín dụng không nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời về khách hàng vay vốn, không kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng thường xuyên dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nên ngân hàng cũng không thể biết được. Vì không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ nên cán bộ tín dụng khó phát hiện khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, họ có thể vay vốn nhiều ngân hàng một lúc cùng một tài sản thế chấp.

Chế độ trách nhiệm: Có một số cán bộ thiếu trách nhiệm trong quá trình thẩm định, quyết định cho vay để gây thất thoát hay mất vốn ngân hàng. Hiện nay, chế độ trách nhiệm theo quy định đối với những người thiếu trách nhiệm nhưng chưa được xử lý thỏa đáng. Do vậy, vẫn còn hiện tượng cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng lừa ngân hàng để vay vốn.

Trường hợp điển hình:

Ngày 03.01.2008, Bà Trần Thị Thanh Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Nhật Lệ ký nhận nợ 03 tỷ đồng với mục đích trả tiền ký quỹ làm đại lý cho Công ty Xây dựng và Dịch vụ tổng hợp số VII. Tuy nhiên, mục đích thực chất của khoản vay này là Ông Hoàng Quốc Cường dùng để mua lô đất 1403 thuộc Khu dân cư Tây Nam - Hòa Cường, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Tài sản này hiện đang được thế chấp tại Ngân

hàng. Lúc đó, Ông Cường là Cán bộ tín dụng SCB Đà Nẵng (nay đã chuyển công tác khác) thẩm định và lập hồ sơ cho Công ty TNHH Nhật Lệ vay, Ông Cường đã làm khống hồ sơ và hợp pháp toàn bộ giấy tờ liên quan đến việc vay vốn của Công ty TNHH Nhật Lệ, Bà Thủy chỉ ký trên các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mà không hề biết đã ký nhận nợ 03 tỷ đồng cho Ông Cường. Ông Cường đã dùng 03 tỷ đồng mua đất trên từ Ông Ngô Quang Tiến, đồng thời nhờ bà Ngô Thị Xuân Phương và Ông Đào Quang Minh đứng tên thông qua hợp đồng ủy quyền ngày 03.01.2008, Ông Cường đã trả lãi khoản vay trên được một thời gian thì không còn khả năng trả nợ nữa nên đã bán tài sản trên cho Ông Nguyễn Văn Giác (lúc này cũng là một khách hàng vay tại SCB Đà Nẵng, do Ông Hoàng Quốc Cường thẩm định và quản lý hồ sơ) và nhờ Bà Phương ký hợp đồng sang chuyển nhượng lô đất đã thế chấp nói trên cho Ông Giác thông qua Giấy chuyển nhượng viết tay. Ông Giác đã xin Giấy phép xây dựng số 1112/GPXD ngày 18.8.2008 và đã xây dựng nhà 02 tầng trên lô đất này.

Việc chuyển nhượng đất đã thế chấp giữa Bà Phương và Ông Giác không thông báo tới SCB Đà Nẵng. Ông Giác biết rõ tài sản đang được thế chấp tại SCB Đà Nẵng mà vẫn mua và đồng ý nhận nợ, đồng thời trả lãi và gốc khi đến hạn cho Công ty TNHH Nhật Lệ. Ông Giác trả lãi đến ngày 27.11./2008 thì không tiếp tục trả nữa, khoản vay này hiện đang nợ quá hạn nhóm 5. SCB Đà Nẵng đã nhiều lần làm việc với Bà Thủy, Bà Phương, Ông Giác và Cường để giải quyết món nợ quá hạn trên nhưng không có kết quả. SCB Đà Nẵng đã có Đơn khởi kiện lên TAND TPĐN và Tòa án đã xét xử. Theo Quyết định của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng, ngày 17.11.2010 tại Công ty TNHH một thành viên thẩm định giá E-xim đã diễn ra buổi đấu giá tài sản của Công ty TNHH Nhật Lệ. Kết quả đấu giá thành công là 3.441.100.000 đồng. Số tiền đấu giá này sau khi trừ tất cả các khoản phí và

tiền trả cho Ông Giác theo quyết định của Tòa án, số tiền SCB Đà Nẵng nhận được là 2.752.763.340 đồng (số tiền này chỉ đủ thu một phần nợ gốc).

Như vậy, tính đến ngày 20.12.2010 tổng nợ gốc và lãi mà Công ty TNHH Nhật Lệ còn nợ SCB là 1.258.206.76 đồng. Số tiền này đã được SCB làm việc cụ thể với Công ty TNHH Nhật Lệ nhưng Công ty trả lời không còn đủ khả năng chi trả. Hiện tại, món vay này vẫn đang chờ Tòa án giải quyết...

2.4.2.2 Thiếu thông tin

Như đã phân tích ở trên, một số cán bộ cho vay của SCB Đà Nẵng chỉ tập trung vào tài sản thế chấp mà không thu thập thông tin về khách hàng hay phương án kinh doanh có hiệu quả, để khách hàng lừa ngân hàng. Có trường hợp cán bộ ngân hàng không nắm bắt thông tin kịp thời về tài sản thế chấp là nhà đất nằm trong khu quy hoạch, hoặc có thể khi thẩm định cho vay nhà đất chưa nằm trong quy hoạch nhưng đến khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng phát mại tài sản thế chấp thì khi đó mới phát hiện. Việc bán tài sản rất khó khăn do không có người mua, hoặc ngân hàng được nhận tiền đền bù với mức rất thấp không đủ bù đắp khoản vốn vay và lãi vay của khách hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải xử lý bằng nguồn trích dự phòng rủi ro của mình.

Trung tâm thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27.02.1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. CIC được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN ngày 08.5.1999 và Quyết định số 584/2002/QĐ-NHNN ngày 10.6.2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước. Theo thống kê của CIC cho thấy, lượng nhu cầu tập trung hỏi về thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước lớn nhất ở khối ngân hàng TMCP. Đáng chú ý là lượng hỏi tin của chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng gấp 3 lần, nhu cầu từ các ngân hàng quốc doanh cũng tăng gấp hai lần...

2.4.2.3 Trình độ chuyên môn

Tại SCB Đà Nẵng, có khoảng 50% nợ quá hạn phát sinh là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Đa số nhân viên SCB Đà Nẵng còn non trẻ, vừa mới ra trường, trình độ của của cán bộ tín dụng còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý cho vay để xác định được mức cho vay hợp lý, tính hiệu quả và cách thức giám sát và quản lý rủi ro thích hợp. Không kiểm soát được nguồn thu thực sự của món vay từ đâu và về đâu để có biện pháp thu nợ kịp thời. Bên cạnh đó, việc không phân tách phòng tín dụng thành các bộ phận chuyên biệt đã không nâng cao được trình độ chuyên nghiệp của của cán bộ tín dụng trong quá trình cấp tín dụng cho từng đối tượng khách hàng và có phương pháp quản lý phù hợp. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng rất quan trọng. Nếu thiếu năng lực thì sẽ gây thiệt hại cho chính ngân hàng rất lớn. Việc để lại rủi ro cho ngân hàng khi năng lực thẩm định hồ sơ vay của cán bộ tín dụng quá yếu kém, thể hiện thẩm định ở các khâu thẩm định tư cách pháp lý của người vay vốn, người bảo lãnh khoản vay; thẩm định phương án vay vốn; thẩm định tài sản thế chấp...

Hiện nay, vẫn còn một số cán bộ của SCB Đà Nẵng chưa chú trọng nhiều đến hiệu quả của phương án vay vốn, mặc dù đó là nguồn trả nợ thứ nhất. Một số cán bộ ngân hàng chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp của khách hàng, đó là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi không thu nợ được từ nguồn thu nợ thứ nhất. Do vậy, không ít ngân hàng đã bị khách hàng lừa đảo,

nhiều trường hợp lừa đảo đều có hồ sơ vay vốn có phương án kinh doanh đầy đủ và các hợp đồng mua bán đầu vào, đầu ra. Việc lập phương án vay vốn theo khách hàng tự vẽ ra, nếu cán bộ ngân hàng không xem trọng việc thẩm định phương án vay vốn, thì khi khách hàng vay vốn xong không thực hiện như phương án mà sử dụng vốn vào mục đích khác và nguồn thu nợ của ngân hàng từ hiệu quả kinh doanh của phương án sẽ vô cùng khó khăn.

Trường hợp điển hình:

Cán bộ tín dụng đã không đủ trình độ và năng lực để phát hiện những vấn đề rất bất hợp lý về sử dụng vốn khi vay. Chẳng hạn như Công ty CP Gạch Men Anh Em đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn và có một phần vốn lưu động nằm trong hàng tồn kho kém chất lượng

(nguyên, vật liệu)...

2.4.2.4 Đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp

Tại SCB Đà Nẵng, có khoảng 10% nợ quá hạn phát sinh xuất phát từ vấn đề đạo đức của những người làm công tác tín dụng, sự thiếu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng. Một số cán bộ tín dụng đôi khi còn hời hợt trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc theo dõi nợ chưa được quan tâm một cách sâu sắc. Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vẫn chưa trả nợ thì cán bộ tín dụng tiếp tục gọi điện đôn đốc khách hàng và mới chỉ dừng lại ở việc đôn đốc mà chưa tìm hiểu kỹ về nguyên nhân của việc chậm trả tạm thời ấy. Việc làm này sẽ dần dần tạo tâm lý chủ quan cho khách hàng. Đến khi quá hạn nhiều ngày, phát hiện khách hàng thực sự suy giảm khả năng trả nợ thì nợ xấu là điều khó có thể tránh khỏi và mọi biện pháp xử lý lúc này là quá trễ và kém tác dụng. Thậm chí một số cán bộ tín dụng còn thông đồng với khách hàng, cho vay không đúng quy trình, không đúng mục đích… Do không có đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp,

nên rủi ro xảy ra là do lỗi chủ quan của một số cán bộ cho vay thiếu đạo đức không đặt trách nhiệm nghề nghiệp lên hàng đầu. Ngoài ra, một số cán bộ tín dụng tại SCB Đà Nẵng còn vi phạm các quy chế cho vay vì mưu lợi cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm làm ngơ trước những vi phạm của khách hàng, hay cố ý làm trái quy định của nhà nước, thông đồng với khách hàng hướng dẫn cho họ hợp thức hóa hồ sơ vay vốn.

Trường hợp điển hình:

Trường hợp rủi ro do thiếu đạo đức của một số cán bộ ngân hàng. Điển hình về rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của vụ Công ty TNHH Nhật Lệ là Ông Hoàng Quốc Cường. Trước đây, Ông Cường là Cán bộ tín dụng SCB Đà Nẵng là người trực tiếp thẩm định và lập hồ sơ cho Công ty TNHH Nhật Lệ vay. Do thiếu đạo đức của một số cán bộ ngân hàng nên Ông Cường đã làm khống hồ sơ và hợp pháp toàn bộ giấy tờ liên quan đến việc vay vốn của Công ty TNHH Nhật Lệ. Hiện nay, SCB đã liên hệ với Tòa án, cơ quan Thi hành án thành phố để tiếp tục giải quyết vụ việc...

Một phần của tài liệu Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 58 - 64)