Quy trình chovay

Một phần của tài liệu Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Quy trình chovay

Tại SCB Đà Nẵng , mỗi hồ sơ tín dụng cho vay đều phải tuân thủ theo đúng quy trình của để kiểm soát khoản vay trước , trong và sau khi cho vay , đó cũng là cách giảm thiểu rủi ro trong cho vay tại SCB nói chung cũng như SCB Đà Nẵng. Viê ̣c tuân thủ quy trình được thực hiê ̣n theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn và kiểm tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn bao gồm như hổ sơ khách hàng vay vốn; hồ sơ về dự án vay vốn; hồ sơ đảm bảo nợ vay (sau đó, hồ sơ này được chuyển cho bộ phận thẩm định giá khu vực miền Trung thuộc SCB định giá tài sản).

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng theo những nội dung như thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn; tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng; thẩm định dự án đầu tư; phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định tín dụng trình lãnh đạo Phòng Kinh doanh Tín dụng kèm hồ sơ vay vốn của khách hàng. Lãnh đạo Phòng Kinh doanh Tín dụng có ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo SCB Đà Nẵng xét duyệt. Lãnh đạo SCB Đà Nẵng xem xét lại hồ sơ và ra quyết định cuối cùng hoặc trình Hội sở đối với trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh. Sau khi

SCB đồng ý cho vay sẽ tiến hành soạn thảo và ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay. Sau khi ký kết xong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định, Cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình giải ngân theo tiến độ của dự án và trình các cấp lãnh đạo phê duyệt và sau đó tiến hành giải ngân theo đúng phê duyệt và quy định của SCB. Ngoài ra, Cán bộ tín dụng theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo đúng mục đích sử dụng vốn.

Bước 5: Thu nợ và xử lý phát sinh. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc tuân thủ theo hợp đông tín dụng của khách hàng; theo dõi hoạt động kinh doanh, nguồn doanh thu và khả năng trả nợ của khách hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu không khả quan về trả nợ; theo dõi việc hoàn tất hồ sơ pháp lý của dự án để có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra…

2.2.2 Nhận dạng rủi ro

Hiện tại, SCB Đà Nẵng nhận dạng rủi ro tín du ̣ng trong cho vay thông qua các hoa ̣t đô ̣ng như t iếp xúc khách hàng; phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn; trực tiếp đến cơ sở kinh doanh hiê ̣n ta ̣i và đi ̣a điểm của khách hàng để kiểm tra; kiểm tra đột xuất hoă ̣c đi ̣nh kỳ các hồ sơ đã hoàn thành viê ̣c giải ngân... Thông qua các hoa ̣t đô ̣ng như nêu ở trên thì hoa ̣t đô ̣ng phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn là phương pháp hữu hiệu để nhận dạng rủi ro thông qua viê ̣c phân tích hồ sơ pháp lý của dự án , phương án vay vốn , phương án tài chính của doanh nghiệp... giúp cán bộ tín dụng đánh giá tính pháp lý, xác thực mục đích vay vốn, tránh rủi ro phải hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý.

Sau đó, định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần, Bô ̣ phâ ̣n Kiểm soát nội bộ của Hội sở sẽ kiểm tra tình hình hoạt động tín dụng tại SCB Đà Nẵng. Cụ thể như kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân của khách hàng.

Đánh giá sự tuân thủ quy trình cũng như các phê duyệt của hội đồng tín dụng và sự hợp lý, đầy đủ, xác thực của hồ sơ nhằm phát hiện các sai sót trong quá trình xử lý hồ sơ , tránh rủi ro gây tổn thất cho SCB Đà Nẵng. Sau khi có kết quả kiểm tra của Bô ̣ phâ ̣n Kiểm soát nội bộ của Hội sở , Hội đồng quản trị có thể yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra hoạt động tín dụng tại bất cứ đơn vị nào nếu cảm thấy chưa an tâm về mức an toàn trong hoạt động tín dụng.

2.2.3 Đo lường rủi ro

Chấm điểm xếp hạn tín dụng nội bộ khách hàng lúc thẩm đi ̣nh hồ sơ và đi ̣nh kỳ hàng tháng để xếp loại khách hàng. Dựa trên kết quả báo cáo xếp loa ̣i khách hàng, SCB Đà Nẵng có thể đo lượng mức độ rủi ro tương ứng đối vớ i từng khách hàng trong quá trình cho vay . Các rủi ro nào cần chú trọng , ảnh hưởng ma ̣nh đến viê ̣c xếp loa ̣i khách hàng , theo đó để đưa ra các phương pháp phòng ngừa hợp lý, hiệu quả.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay [13] của SCB Đà Nẵng phân chia khách hàng dựa trên các tiêu chí tài chính và phi tài chính để chấm điểm xếp ha ̣n tín du ̣ng nô ̣i bô ̣ khách hàng với một số đặc điểm chính như sau:

Bảng 2.5. Các tiêu chí tài chính và phi tài chính để chấm điểm xếp hạn tín dụng nội bộ khách hiện nay của SCB Đà Nẵng

Loại Đặc điểm Mức đô ̣ rủi ro

AA: Đặc biê ̣t tốt.

- Tình hình tài chính mạnh. - Kinh doanh có hiệu quả cao.

- Năng lực quản trị cao, chuyên nghiệp. - Triển vọng phát triển lâu dài, bền vững.

- Vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh.

- Khả năng trả nợ trong ngắn hạn, trung dài hạn tốt. - Có uy tín trong quan hệ với ngân hàng.

Rủi ro ở mức thấp nhất.

AA: Rất tốt.

- Tình hình tài chính lành mạnh. - Kinh doanh có hiệu quả, ổn định. - Năng lực quản trị tốt.

- Triển vọng phát triển lâu dài.

- Ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Khả năng trả nợ trong ngắn hạn, trung dài hạn tốt.

- Có uy tín trong quan hệ với ngân hàng.

Rủi ro ở mức rất thấp.

A: Tốt.

- Tình hình tài chính ổn định nhưng có một số hạn chế.

- Kinh doanh có hiệu quả.

- Năng lực quản trị tương đối tốt.

- Triển vọng phát triển lâu tốt nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Khả năng trả nợ trong ngắn hạn tốt, khả năng trả nợ trung dài hạn tương đối tốt.

- Có uy tín trong quan hệ với ngân hàng.

Rủi ro ở mức thấp.

BBB: Khá.

- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn nhưng có một số hạn chế, có thể xấu đi nếu môi trường kinh doanh chuyển biến bất lợi.

- Hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình. - Năng lực quản trị có một số hạn chế. - Có khả năng trả nợ trong ngắn hạn tốt. Rủi ro ở mức trung bình. BB: Trung bình khá.

- Tình hình tài chính trung bình, có một nguy cơ tiềm ẩn.

- Hiệu quả kinh doanh tương đối thấp dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh.

- Có khả năng trả nợ trong ngắn hạn.

Rủi ro ở mức trung bình. Cần lưu ý kiểm soát.

B: Trung bình.

- Tình hình tài chính trung bình yếu, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dòng tiền dễ biến động.

- Hiệu quả kinh doanh thấp dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh.

- Khả năng trả nợ ít đựơc bảo đảm, có thể có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Rủi ro ở mức trung bình . Về lâu dài có nguy cơ mất vốn.

CCC: Dưới trung bình.

- Tình hình tài chính yếu, đang vật lộn để duy trì hoạt động.

- Hiệu quả kinh doanh thấp, nhiều biến động, có thể có năm bị lỗ.

- Năng lực quản trị kém.

- Khả năng trả nợ không đựơc bảo đảm, có khả năng mất một phần vốn.

Rủi ro dưới trung bình . Có nguy cơ mất vốn nếu không khắc phu ̣c k ịp thời.

CC: Dưới chuẩn.

- Tình hình tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. - Hiệu quả kinh doanh thấp, có thua lỗ.

- Năng lực quản trị kém.

- Khả năng trả nợ không bảo đảm, có khả năng mất vốn.

Rủi ro cao.

C: Yếu.

- Tình hình tài chính rất yếu kém, đã có nợ quá hạn.

- Kinh doanh thua lỗ.

- Năng lực quản trị rất kém.

- Không có khả năng trả nợ đầy đủ.

Rủi ro rất cao.

D: Yếu kém.

- Thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính vô cùng yếu kém.

- Hiện tại không có khả năng trả nợ đầy đủ.

Đặc biệt rủi ro.

Phân tích độ nhạy của hồ sơ: Thông qua viê ̣c phân tích đô ̣ nha ̣y của hồ sơ, cán bộ tín dụng sẽ biết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hồ sơ.

Đà Nẵng cò n thực hiê ̣n phân tích tình huống của hồ sơ . Viê ̣c phân tích tình huống sẽ giúp khắc phu ̣c nhược điểm nhằm ha ̣n chế tốt hơn các rủi ro có thể xảy ra qua việc đo lường các nhân tố nào ảnh hưởng trọng yếu đến hồ sơ.

2.2.4 Kiểm soá t và tài trợ rủi ro

Dựa trên kết quả xếp ha ̣ng tín du ̣ng nô ̣i bô ̣ đối với các doanh nghiê ̣p vay, SCB Đà Nẵng có chính sách cụ thể áp dụng với từng nhóm khách hàng để kiểm soát và tài trợ rủi ro hiện nay như sau:

Bảng 2.6 Các chính sách áp dụng để kiểm soát và tài trợ rủi ro hiện nay của SCB Đà Nẵng với từng nhóm khách hàng.

Loại Chính sách áp dụng

AAA

- Đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

- Tài sản bảo đảm: Được áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm tín dụng theo quy định của SCB. Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm được xem xét, chấp thuận ở mức tối đa.

- Lãi suất, phí: Ưu đãi nhất.

AA

- Đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

- Tài sản bảo đảm: Bắt buộc phải có bất động sản hoặc các loại tài sản bảo đảm có mức độ ưu tiên cao. Ngoài ra, khách hàng được xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm bằng hàng hóa tồn kho, quyền phải thu, cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 50% tổng dư nợ cấp tín dụng. Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản được xem xét chấp nhận ở mức tối đa.

- Lãi suất, phí: Ưu đãi.

A

- Thận trọng trong cho vay dài ha ̣n.

- Tài sản bảo đảm: Bắt buộc phải có bất động sản hoặc các loại tài sản bảo đảm có mức độ ưu tiên cao hơn. Ngoài ra, khách hàng được xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm bằng hàng hóa tồn kho, quyền phải thu, cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 30% tổng dư nợ cấp tín dụng. Tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm ở mức độ

thông thường theo quy định của SCB. - Lãi suất, phí: Ưu đãi.

BBB

- Hạn chế cho vay dài hạn.

- Tài sản bảo đảm: Chỉ nhận tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc các loại tài sản đảm bảo có mức độ ưu tiên cao hơn. Tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm ở mức độ thông thường theo quy định của SCB. - Lãi suất, phí: Không ưu đãi.

BB

- Đánh giá kỹ chu kỳ kinh doanh và dòng tiền.

- Tài sản bảo đảm: Chỉ nhận tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc các loại tài sản đảm bảo có mức độ ưu tiên cao hơn. Tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm ở mức độ thông thường theo quy định của SCB. - Lãi suất, phí: Không ưu đãi.

- Kiểm tra giám sát thường xuyên, chặt chẽ mục đích sử dụng vốn, dòng tiền để thu nợ kịp thời.

B

- Hạn chế cho vay, giảm dần dư nợ.

- Tài sản bảo đảm: Chỉ nhận tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc các loại tài sản đảm bảo có mức độ ưu tiên cao hơn. Tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm ở mức độ thông thường theo quy định của SCB. Tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm.

- Lãi suất, phí: Không ưu đãi.

- Kiểm tra, giám sát dòng tiền thường xuyên để thu nợ.

CCC

- Không cho vay (trừ cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm, số dư tiền gởi). - Tìm cách bổ sung tài sản bảo đảm.

- Có thể khởi kiện để thu hồi nợ nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ.

CC - Không cấp tín dụng mới.

- Khởi kiện, thu hồi nợ theo quy định. C - Không cấp tín dụng mới.

- Khởi kiện, thu hồi nợ theo quy định. D - Không cấp tín dụng mới.

Nhờ các chính sách áp dụng này mà trong thời gian qua , SCB Đà Nẵng đã thực hiện tương đối tốt về kiểm soát và tài trợ rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các doanh nghiệp vay.

2.3 Những tồn tại, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua Gòn Chi nhánh Đà Nẵng thời gian qua

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của SCB Đà Nẵng. Vì vậy, rủi ro tín dụng thường xảy ra ở lĩnh vực hoạt động tín dụng là điều không tránh khỏi ở bất cứ tổ chức tín dụng nào. Sau đây là những tồn tại, hạn chế rủi ro tín dụng tại SCB Đà Nẵng thời gian qua:

2.3.1 Không thu được lãi và nợ gốc đúng hạn

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng phải thu được lãi và nợ gốc cho vay đúng hạn mới bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Việc không thu được lãi vay và nợ gốc đúng hạn thể hiện việc kinh doanh của khách hàng đang gặp vấn đề và sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nếu không thu lãi vay và nợ gốc đúng hạn ngân hàng sẽ không có lợi nhuận, dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Vậy việc không thu lãi đúng hạn là xuất hiện tình trạng lãi dự thu (lãi treo). Đây là một trong những biểu hiện của rủi ro tín dụng. Việc không thu đủ lãi và nợ gốc có nghĩa là khách hàng không thể trả được lãi vay cho ngân hàng nữa thậm chí dẫn đến không trả được nợ gốc. Khi lãi dự thu đã đóng băng thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong hiệu quả kinh doanh của mình. Việc không thu đủ lãi còn xảy ra ở những khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản phải bán tài sản để trả nợ cho ngân hàng. Có thể khách hàng sẽ xin miễn giảm lãi, do vậy ngân hàng sẽ mất khoản thu nhập từ những khoản cho vay này. Việc giảm miễn lãi cho nhiều khách hàng sẽ làm cho ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả.

Trường hợp điển hình:

SCB Đà Nẵng có ký với ông Nguyễn Văn Sỹ và bà Danh Hồ Thụy Diễm các hợp đồng tín dụng sau:

Hợp đồng tín dụng trung hạn số 50/HĐTD/SCB-ĐN/07 ngày 14.6.2007, số tiền vay 240.000.000.000 đồng, thời hạn 60 tháng kể từ ngày 29/06/2007, ngày đáo hạn 29/06/2007, lãi suất cho vay 1,08%/tháng, tỷ lệ phó 0,1%/tháng. Lãi suất cho vay đã được điều chỉnh lên mức 1,6%/tháng, tỷ lệ phí 0%, lãi suất nợ quá hạn 2,4%/tháng. Và hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 57/HĐTD/SCB-ĐN.08 ngày 28.8.2008, số tiền vay 50.000.000 đồng, thời hạn 12 tháng kể từ ngày 29.8.008, ngày đáo hạn 29.8.2009, lãi suất vay

Một phần của tài liệu Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng (từ thực tiễn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)