Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị nhân lực của công ty cổ phần cầu đuống hưng yên (Trang 31 - 33)

Hiện nay có rất nhiều tác giả nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp như:

Luận văn thạc sĩ: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại công ty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su, của tác giả Lê Thị Ngọc Lý, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 [11]. Đề tài này đã được nghiên cứu trên diện rộng chứa các nội dung về những giải pháp thu hút, quản trị nhân lực một cách chung nhất trong lĩnh vực công nghiệp nói chung.

Luận văn thạc sĩ: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại công ty truyền tải điện 4, của tác giả Dương Thất Đúng, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 [11]. Luận văn này được nghiên cứu trong một doanh nghiệp cụ thể, mang tính đặc thù riêng của ngành điện. Trong giai đoạn ngành điện đang có những chuyển biến hết sức sâu rộng và khâu truyền tải điện cũng có những bước cải cách đáng kể, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ giải quyết những vấn đề mang tính thời sự nhất và thực sự là những vấn đề đang được đặt ra cho các nhà quản trị của Công ty Truyền tải Điện 4.

Phát triển nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm biên soạn (1996) [10]. Nội dung cuốn sách nói về kinh nghiệm phát triển nhân lực ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển nhân lực ở một số nước trên thế giới.

Phát triển nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, của tác giả PGS- TS Nguyễn Đăng Thành (2014) [9]. Cuốn sách trình bày những luận cứ lý thuyết và thực tiễn nhằm để nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn vấn đề phát triển nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ quan điểm, giải pháp toàn diện cho hoạch định chính sách phát triển nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tại các vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Giải bài toán phát triển nhân lực ở Việt Nam, của tác giả Đỗ Huyền báo kinh tế doanh nhân thời đại (2014) [6]. Nội dung bài báo đưa ra những hạn chế của nhân lực Việt Nam đó là thiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực. Và đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế về nhân lực hiện nay của Việt Nam để các bộ ngành địa phương, các tổ chức doanh nghiệp phải có kế hoạch phát triển nhân lực của riêng mình.

Tóm lại, có n hiều nghiên cứu về lĩnh vực quản trị nhân lực tại doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, các ngành khác nhau. Các nghiên cứu đã nêu được thực trạng về nhân lực và những hạn chế cần khắc phục từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa xem xét và tiếp cận một cách có hệ thống về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Điểm khác biệt của đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Cầu Đuống Hưng Yên” của tác giả đó là tác giả tiếp cận công tác quản trị nhân lực ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả tìm ra những hạn chế và bất cập trong những khía cạnh đó, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm củng cố và hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân lực trong điều kiện cụ thể của một Công ty cụ thể.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU ĐUỐNG HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị nhân lực của công ty cổ phần cầu đuống hưng yên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w