a. Thiết lập hệ thống thông tin
-Thiết lập và phát triển hệ thống thông tin liên quan đến lĩnh vực sản xuất sản phẩm của Công ty và thông tin thị trường lao động.
-Thông tin về các nơi đào tạo và nhân lực tại đó.
-Thông tin báo cáo về nguồn nhân: dự báo nhu cầu về nhân lực, sự phát triển của nhân lực cũng như những biến động của nhân lực trong tương lai.
-Các thông tin khác: bao gồm các thông tin về kế hoạch, chính sách, chế độ phát triển nhân lực ngành,...
Trên cơ sở những thông tin có được nêu trên sẽ tạo điều kiện cho lập kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực cho riêng mình.
b. Áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin
Ngày nay, công nghệ thông tin đã làm thay đổi bộ mặt cuộc sống. Đối với một doanh nghiệp, công nghệ thông tin giúp quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh được chính xác hơn, nhanh hơn, khoa học hơn và có hiệu quả hơn. Nếu xét riêng hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty, các thành tựu của công nghệ thông tin có thể áp dụng tiêu biểu cho:
-Quản lý cán bộ công nhân viên: Quản lý toàn bộ thông tin của cán bộ công nhân viên từ lúc tuyển dụng, thử việc, trở thành nhân viên chính thức đến khi thôi việc.
-Chương trình tính lương, thưởng,...: Giúp tính nhanh, chính xác các khoản tiền lương, thưởng,... để trả cho người lao động.
việc của một người. Công việc này bao gồm việc được phân công và việc của bản thân họ. Tất cả các công việc đều được “nhắc nhở” ở các trạng thái: Chưa giải quyết, những vấn đề cần phải chuẩn bị để giải quyết, đang giải quyết với mức độ đã hoàn thành là bao nhiêu, thời điểm phải giải quyết xong, đã giải quyết hay không thể giải quyết.
c. Giáo dục động viên người lao động phát huy mọi năng lực
- Tạo niềm tin cho người lao động về tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty cũng như triển vọng phát triển của Công ty là thuận lợi và bền vững, thu nhập của người lao động hứa hẹn ngày một khả quan. Tất cả những đóng góp của người lao động đều được trân trọng và ghi nhận, người lao động sẽ nhận về cho mình những quyền lợi tương xứng với những gì đã đóng góp.
- Các chính sách, chế độ mà Công ty đang áp dụng đều phù hợp với những quy định hiện hành của Nhà nước. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách, chế độ đều cần có những giải thích rõ ràng, xác đáng và công khai đến người lao động. Lãnh đạo Công ty sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhân viên, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của họ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết năng lực sẵn có. Lãnh đạo đồng hành cùng nhân viên trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.
- Kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt.
d. Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động
- Thực hiện tốt việc trang bị bảo hộ lao động cho người lao động như: Quần áo, ủng, găng tay, mũ... và trợ cấp độc hại cho nhóm đối tượng làm việc trong các môi trường có nhiều bụi, khí,...
- Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho trạm y tế của Công ty, phải thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho các y bác sĩ phụ trách trạm y tế.
- Liên hệ các bệnh viện có uy tín thực hiện khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động (lao động gián tiếp và bán trực tiếp, 4 lần/năm; lao động trực tiếp, 12 lần/năm).
- Duy trì chế độ nghỉ điều dưỡng đối với CBCNV cần phục hồi sức lực. - Thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, động viên người lao động khi bị ốm đau.
- Thường xuyên giám sát hoạt động của căn tin phục vụ ăn uống trong Công ty (Nguồn gốc thức ăn và nước uống, cách thức chế biến thức ăn,...). Căn tin phải đảm bảo chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm; người phục vụ phải mặc trang phục, được đưa đi khám chữa bệnh định kỳ;...
đ. Đẩy mạnh hoạt động phong trào thể dục thể thao
- Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung như: Bể bơi, sân tennis, sân bóng chuyền,... Khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên tham gia VHVN-TDTD ngoài giờ làm việc. Từng bước gây dựng phong trào, tạo thành thói quen và hướng đến thành lập câu lạc bộ thể thao trong Công ty.
- Vào các ngày lễ lớn như: 30/4 và 1/5; 2/9;... tổ chức thi đấu các môn thể thao như: Cầu lông, Bóng đá, tennis, bóng chuyền,... nhằm tạo không khí sôi nổi và sân chơi lành mạnh cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Đây cũng là dịp để người lao động giao lưu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau, tạo tinh thần đoàn kết, vui tươi, gắn bó.
e-Nâng cao mức sống của người lao động
Mức sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, họ có điều kiện thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, đó cũng là tiền đề giúp họ cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, Công ty có các biện pháp có thể thực hiện:
- Tối ưu hóa định biên lao động, tổng số lao động nên thấp hơn hoặc tối đa bằng định biên nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra trơn tru, kích thích tăng năng suất lao động.
- Vận động, tuyên truyền đến từng người lao động để họ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, giải thích để họ hiểu rằng kết quả thực hiện công việc của từng người có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả hoạt động chung của toàn Công ty và tác động ngay đến thu nhập của bản thân họ.
- Các chế độ đối với người lao động (tham quan nghỉ mát, trợ cấp khó khăn,...) cần có hướng điều chỉnh tương xứng với tốc độ tăng CPI của nền kinh tế.
f-Cải thiện môi trường làm việc
việc. Hệ thống ánh sáng phải đảm bảo.
- Giáo dục và tuyên truyền trong cán bộ công nhân viên giữ gìn vệ sinh chung, hồ sơ sổ sách phải lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Phát động phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp” tại nơi làm việc.
Tóm lại, từ việc phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Cầu Đuống Hưng Yên, đánh giá những mặt được cũng như những yếu kém còn tồn tại, đồng thời kết hợp với những lý luận về quản trị nhân lực, Chương 3 đã trình bày những giải pháp nhằm tăng cường công tác này cho Công ty, cụ thể đó là những giải pháp về: Hoàn thiện chính sách tuyển chọn nhân viên, hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, hoàn thiện chế độ tiền lương, ...
Tất cả các giải pháp nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho công tác quản trị nhân lực tại Công ty ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Nhân lực là yếu tố không thể thiếu được trong mọi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, con người chính là nguồn nhân lực, là tài sản vô giá, nếu doanh nghiệp có nguồn nhân sự dồi dào, có trình độ khoa học kỹ thuật thì đó sẽ là lợi thế cạnh tranh và là cơ sở để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, năng lực của người lao động, sự phù hợp, hiệu quả của trình độ quản lý đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Qua nội dung nghiên cứu của đề tài “Giải pháp tăng cường quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Cầu Đuống Hưng Yên”, luận văn đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:
1. Đã tổng kết, khái quát hóa được một số cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nhân lực, quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
2. Bằng những số liệu, minh chứng cụ thể đã đánh giá được thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Cầu Đuống Hưng Yên, tìm ra được một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị nhân lực tại Công ty.
3. Trên cơ sở những lý luận về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, những tồn tại trong công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Cầu Đuống Hưng Yên, kết hợp với định hướng pháp triển của Công ty trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản để tăng cường công tác quản trị nhân lực tại Công ty bao gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng thu hút, bố trí nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp duy trì nguồn nhân lực và một số biện pháp hỗ trợ để hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực.
1. Bộ LĐTBXH (2010), Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2010 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
2. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010), Quản trị nhân lực, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
3. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2010), Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Trường Đại học thương mại;
4. Một số báo cáo sản xuất kinh doanh, các Quy trình, quy định của Công ty Cổ phần Cầu Đuống Hưng Yên;
5. Quốc hội (2009-2013), Luật doanh nghiệp năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013
6. Trần Anh Tài (2007), “Quản trị học”, nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội. 7. Nguyễn Hữu Thân (2004), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.