Đánh giá giải pháp IP/GbE/WDM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang (IP, WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục của Việt Nam (Trang 58 - 60)

Giải pháp này, trọng tâm là việc sắp xếp khung Ethernet qua môi trường SDH đã được chuẩn hoá theo thủ tục tạo khung HDLC. Mối quan tâm chính của kỹ thuật này là truyền tải các khung Ethernet qua mạng WAN ở tốc độ bit tới hàng Gbps, hơn nhiều tốc độ đã cho trong họ giao thức Ethernet (khoảng 100Mbps) và với khoảng cách lớn hơn những gì giao diện GbE đã thực hiện cho đến nay.

Gigabit Ethernet sử dụng định dạng khung giống như Ethernet 10Mbit/s hoặc 100Mbit/s. Trong mạng IP đường trục thì chỉ chế độ song công sử dụng kiểu mã hoá 8b/10b cho phép đạt tới tốc độ 1,25Gbit/s. Trong trường hợp này, sẽ không có phần đầu giống như Ethernet 10 và 100 Mbit/s. Định dạng khung nhất quán giữa Ethernet 10Mbit/s, 100 Mbit/s và 1 Gbit/s làm cho chuyển mạch và phát chuyển khung giữa Ethernet tốc độ khác nhau đơn giản hơn, do đó không cần phải thay đổi các trường trong khung.

Mạng Gigabit Ethernet sẽ được hỗ trợ bởi mạng truyền tải quang/WDM. Trong mạng WAN, cần nhận thức rằng chỉ nên sử dụng GbE để tạo khung cho các kết nối điểm – điểm giữa các bộ định tuyến IP có giao diện GbE, bởi vì chuyển mạch GbE có một vài yếu điểm nếu sử dụng trong mạng đường trục. Cấu hình này cũng còn được gọi là ”định tuyến GbE”. Độ dài tải cực đại của GbE là 1500 byte và trong tương lai độ dài này có thể mở rộng đến 9000 byte (sử dụng khung Jumbo). Sử dụng các khung Jumbo sẽ đem lại khả năng tương hợp với các chuẩn Ethernet trước đây.

Hỗ trợ VPN và QoS

Giải pháp này có, lưu lượng được chia thành các mức ưu tiên khác nhau và được bộ định tuyến xử lý theo mức độ ưu tiên này. Kiểu phân tập dịch vụ tương đối này được gọi là Phân lớp dịch vụ (CoS). CoS có thể được cung cấp từ chuyển mạch Lớp 2 hoặc các bộ định tuyến lớp 3. Hiện nay, các bộ định tuyến kết cuối cao đã hỗ trợ MPLS và có giao diện GbE cho phép hỗ trợ VPN qua MPLS.

Bảo vệ và khôi phục

Giải pháp IP/GbE/WDM, GbE là loại kiểu khung cho kết nối điểm - điểm giữa các bộ định tuyến IP rất phù hợp cho mạng đường trục. Trong khi đó kiểu GbE chuyển mạch có một số nhược điểm khi ứng dụng trong mạng này. Do đó, lớp gói IP đảm nhiệm việc định tuyến mức gói và lớp quang thực hiện định tuyến bước sóng.

Các cơ chế duy trì mạng

Lớp GbE không thực hiện cơ chế duy trì mạng nào.

Duy trì đa lớp

Với GbE sử dụng khung sẽ không cung cấp chức năng bảo vệ và khôi phục, vì nó là đơn giản theo quan điểm duy trì đa lớp. Việc bảo vệ và khôi phục sẽ nhờ OCh WDM với khôi phục IP. Bảo vệ OCh cung cấp khả năng khôi phục nhanh trong trường hợp đơn lỗi trong lớp mạng quang, bao gồm cả sai hỏng bộ Transponder, trong khi định tuyến lại IP cho phép chống lại những sai hỏng có

nguyên nhân khác như sai hỏng cổng bộ định tuyến hoặc đa sai hỏng. Sự khác biệt đáng kể về tốc độ giữa hai cơ chế này sẽ tránh bất cứ sự tương tác

không mong muốn nào giữa chúng.

Sản phẩm thƣơng mại

Hiện nay, sản phẩm thực hiện chức năng Lớp 2 hỗ trợ giải pháp này đã được thương mại. Hầu hết các nhà cung cấp bộ định tuyến IP đều triển khai công nghệ này trong các sản phẩm của mình, dải tốc độ đã thương mại hoá từ 1,25 Gbit/s đến 10 Gbit/s.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang (IP, WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục của Việt Nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)