Theo cách này, các giao diện của bộ định tuyến của các bộ định tuyến IP được kết nối với các giao diện client của mạng WDM. Trong giải pháp này, các bộ kết nối chéo WDM và các giao diện xen/rẽ tự tương tác với nhau trong mạng WDM thông qua các tuyến sợi quang đa bước sóng. Chính vì thế, mạng WDM có hình dạng theo kiểu tôpô cả về phương diện vật lý và phương diện ánh sáng quang. Chính vì thế có khả năng thay đổi cấu hình dễ dàng thông qua thiết lập lại cấu hình. Điều này rất quan trọng để chỉ ra rằng chuyển mạch chuyển mạch lưu lượng IP và chuyển mạch theo bước sóng không bao giờ hoạt động trong cung một lớp trong mạng IP/WDM theo cách cấu hình mạng động, mà chỉ có thể thực hiện thông qua việc xếp chồng lớp. UNI UNI UNI Router IP Sợi quang đa bước sóng OXC OXC OXC OXC OXC OXC NNI Hình 2.16 : Mô hình mạng IP/WDM xếp chồng.
Mô hình overlay có các giao thức định tuyến riêng biệt, hệ thống địa chỉ và các giải pháp mạng riêng giữa các mạng client (ví dụ là IP hay SDH) và mạng truyền tải quang OTN.
Những đặc trưng của mô hình chồng lấn :
- Cho phép mỗi mạng con giải quyết độc lập. - Dễ dàng thay đổi độc lập trong từng mạng con. - Bảo mật thông tin cấu hình và tài nguyên.
Trong mô hình chồng lấn, có hai loại giao tiếp : UNI và NNI. Giao tiếp mạng với người dùng UNI cung cấp cơ chế báo hiệu vùng người dùng và vùng cung cấp dịch vụ. Giao tiếp mạng với mạng NNI cung cấp những phương pháp truyền thông giữa các mạng với nhau. Cả hai UNI và NNI đều phù hợp với môi trường bao gồm nhiều vùng quản trị, mà hiện đang được triển khai trên thực tế. Vấn đề là có nên sử dụng hai mặt điều khiển cho từng lớp truyền tải WDM và lớp gói IP hay hợp nhất trong một mặt điều khiển duy nhất. Điều này chỉ có thể trả lời được trong cấu hình mạng cụ thể, vì mỗi một cách có những ưu và nhược điểm khi xét trong một hoàn cảnh cụ thể. Để phát huy được cả hai thế mạnh của mô hình chống lấn và mô hình xếp chồng, người ta xây dựng một mô hình lai.