Đa dạng về thành phần loài VKL ở các địa điểm thu mẫu

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam (cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 48)

Sự phân bố taxon bậc bộ, họ, chi và loài ở các xã khác nhau của huyện Cẩm Xuyên được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.3.

Qua bảng 3.5 cho thấy: ở xã Cẩm Dương có số loài gặp nhiều nhất với 42 loài và dưới loài thuộc 18 chi (chiếm 46,67% tổng số loài gặp), tiếp đến là xã Cẩm Yên gặp 39 loài và dưới loài thuộc 17 chi (chiếm 43,33%), xã Cẩm

Quang gặp 31 loài và dưới loài thuộc 18 chi (chiếm 34,4%), xã Cẩm Bình gặp 32 loài và dưới loài thuộc 15 chi (chiếm 35,56%), xã Cẩm Thành gặp 32 loài và dưới loài thuộc 16 chi (chiếm 35,56%).

Bảng 3.5. Phân bố taxon Vi khuẩn lam trong các xã

TT Địa điểm thu mẫu Bộ Họ Chi Loài SL % SL % SL % SL % 1 Xã Cẩm Dương 3 100 5 83.3 18 72.00 42 46.67 2 Xã Cẩm yên 3 100 5 83.3 17 68.00 39 43.33 3 Xã Cẩm Quang 3 100 5 83.3 18 72.00 31 34.4 4 Xã Cẩm Bình 3 100 6 100 15 60.00 32 35.56 5 Xã Cẩm Thành 3 100 6 100 16 64.00 32 35.56 Tổng số đã gặp 3 6 25 90 46.67 43.33 34.4 35.56 35.56 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Xã Cẩm Dương Xã Cẩm yên Xã Cẩm Quang Xã Cẩm Bình Xã Cẩm Thành Loài

Thành phần loài VKL có sự khác nhau giữa các xã nghiên cứu, nguyên nhân theo chúng tôi đó là do tính chất đất và chế độ canh tác của người dân, trong đó Cẩm Dương là một xã ven biển thuộc đất cát, chua, rất nghèo về chế độ dinh dưỡng [33], nhưng trong những năm gần đây Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Dương đã có sự đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp với hệ thống kênh mương thuận lợi cho công tác tưới tiêu, có chế độ canh tác hợp lý tạo điều kiện cho cây lúa phát triển và đem lại năng suất cao, đồng thời tạo môi trường đất thích hợp cho sinh vật phát triển trong đó có VKL.

+ Ở xã Cẩm Yên có số lượng loài VKL nhiều hơn xã Cẩm Quang, Cẩm Bình, Cẩm Thành vì ở đây có chế độ nước đảm bảo, tỷ lệ mùn là 1,22% > 1,00% [33].

+ Cẩm Bình, Cẩm Thành thì thành phần loài ở đây khá đa dạng gặp 32 loài. Cẩm Thành thuộc đất phù sa chưa kết von sâu có hàm lượng chất hữu cơ cao nhất so với các xã nghiên cứu đó là 1,65%, lân tổng số khá giàu (0,180 %) [33]. Cẩm Bình có hàm lượng lân tổng số cao nhất (1,56%), PHkcl là 5,10 [33]

+ Cẩm Quang thuộc địa hình đồi núi, hàm lượng lân dễ tiêu chiếm tỷ lệ thấp (3.0 mg/100g đất) [33] nên thành phần loài ở đây gặp ít hơn.

Như vậy tại các điểm thu mẫu thuộc 5 xã, số lượng loài ở xã Cẩm Dương nhiều nhất 42 loài, còn bốn xã còn lại số lượng loài VKL sai khác không nhiều, tuy nhiên ở xã Cẩm Quang số loài gặp ít hơn (gặp 31 loài).

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam (cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)