Vi khuẩn lam có tế bào dị hình trong đất trồng lúa của huyện Cẩm

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam (cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 46)

Xuyên, Hà Tĩnh.

Trong tổng số 90 loài VKL được phát hiện trong đất trồng lúa huyện Cẩm xuyên có 18 loài VKL có tế bào dị hình (có khả năng cố định nitơ phân tử - VKLCĐN), chiếm 20% tổng số loài gặp (Được đánh dấu * ở bảng 3.1) Chúng thuộc các chi Anabaena, Anabaenopsis, Nostoc trong đó chi

Anabaena gặp 10 loài, chi Nostoc gặp 6 loài, chi Anabaenopsisgặp 2 loài.

20%

80%

VKL không cố định nitơ VKL CĐN

Hình 3.6. Tỷ lệ số lượng loài VKL CĐN trong đất trồng lúa huyện Cẩm Xuyên.

Các loài trên đều thuộc dạng sợi, không phân nhánh có tế bào dị hình. Điều đáng chú ý trong số các loài có tế bào dị hình trong đất trồng lúa huyện Cẩm Xuyên có một số loài đã từng được nghiên cứu để sản xuất phân đạm vi sinh như Anabaena variabilisNostoc calcicola.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có những loài VKL CĐN có tần số gặp tương đối nhiều ở các xã qua các đợt thu mẫu, đó là:

Anabaena affinis Lemm, A. contrista (Szaf.) Geitl, A. variabilis Kutez. ex Born. et Flah, A. verrucosa B.- Peters. A. viguieri Denis et Fremy, Anabaena

sp., Nostoc linckia (Roth) Born. ex Born. et Flah, Nostoc punctiforme (Kuetz.) Hariot...

So sánh với các địa bàn khác thì số lượng loài VKL có tế bào dị hình ở Cẩm Xuyên gặp ít hơn. Ở trong đất trồng lúa huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh phát hiện được 22 loài VKLCĐN thuộc 7 chi [35]. Đất trồng lúa ở một số vùng Tĩnh Đắc Lắc phát hiện 51 loài thuộc 9 chi [9]. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể là do môi trường đất ở Cẩm Xuyên thuộc loại nghèo dinh dưỡng, đất chua vừa đến chua nhiều [33] nên đã ảnh hưởng đến thành phần loài và đây cũng là điều bất lợi khi tiến hành phân lập các chủng VKL có khả năng cố định nitơ để làm chế phẩm phân bón sinh học. Để các loài VKL cố định nitơ phát triển tốt hơn nhằm nâng cao độ phì nhiêu cho đất theo chúng tôi cần có chế độ canh tác hợp lý kết hợp với các yếu tố kỷ thuật sẽ thúc đẩy sự phát triển VKLCĐN. Đó là một giải pháp hữu hiệu để khai thác tiềm năng của chúng.

Một phần của tài liệu Vi khuẩn lam (cyanobacteria) trong đất trồng lúa ở một số xã thuộc huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)