Thay đổi quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu Cấu hình lại phần cứng trong kiến trúc hệ thống nhúng như một khả năng tăng tính linh hoạt của hệ thống tự động (Trang 46 - 48)

Tuy nhiên, công cụ Xilinx PlanAhead không cho phép để thiết lập một nhóm một vài IP (tất cả các tập ở mức cao nhất) nhƣ một mô-đun có thể cấu hình lại. Quy trình thiết kế cần phải đƣợc sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu hệ thống mới.

Để đối phó với những hạn chế quy trình thiết kế tiêu chuẩn, luận văn này giới thiệu về sửa đổi quy trình thiết kế này. Phƣơng pháp thiết kế sửa đổi đƣợc dựa trên khái niệm thiết kế kiểu mô-đun đƣợc trình bày trong [60]. Tính năng này cho phép các thiết bị tách thành nhiều phần độc lập với tổng hợp, mã hoá, sắp đặt, định tuyến, và lập bản đồ. Sửa đổi đòi hỏi phải định nghĩa các thành phần Socket và Wrapper.

3.4.1. Thay đổi quy trình thiết kế

Thách thức đầu tiên từ cấu trúc của các lõi MicroBlaze IP. MicroBlaze IP là đƣợc cấu hình lại với các thiết bị ngoại vi nhƣ: bộ nhớ chƣơng trình BRAM, bộ điều khiển BRAM, bus PLB [64],.. (hình 2.2). Tại thời điểm này, tất cả các các IP là "bằng" tập con ở mức cao nhất (hình 3.6.a).

Hình 3.6: Phân cấp thiết kế

Nhƣng công cụ PlanAhead của Xilinx không cho phép để thiết lập một nhóm vài IP (tất cả các tập hợp con thể hiện ở mức cao nhất) nhƣ một mô-đun có thể cấu hình lại. Vì vậy, phân cấp hệ thống cần phải đƣợc sửa đổi nhƣ thể hiện trong hình 3.6 (b).

Nguyễn Viết Hiếu – K16D2

Ở giai đoạn thiết kế đầu tiên (hình 3.7), một thiết kế hoàn chỉnh tĩnh đƣợc xây dựng để kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống. Thủ tục thiết kế của giai đoạn này theo quy trình thiết kế tiêu chuẩn cho các thiết bị Xilinx (mục 2.2.2). Sau khi xác nhận các chức năng của bộ điều khiển SDRAM DDR2 chia sẻ, các bộ điều khiển ICAP và các kết nối FSL, chúng ta có một hệ thống hoạt động vẫn hoàn toàn tĩnh. Thiết kế này có tất cả các khối chức năng và các yếu tố cần thiết của hệ thống hoàn toàn linh động mà ta muốn xây dựng sau đó.

Giai đoạn thiết kế thứ hai phá vỡ các hệ thống thành nhiều phần bao gồm tất cả các phần cấu hình lại và phần tĩnh. Mỗi mô đun đƣợc mã hoá, tổng hợp và lập bản đồ theo quy trình thiết kế tiêu chuẩn Xilinx (giai đoạn III của hình 3.7).

Nguyễn Viết Hiếu – K16D2

Sau khi phân mảnh hệ thống, một số thành phần, chẳng hạn nhƣ bộ điều khiển ICAP hoặc bộ điều khiển DDR2, không còn kết nối với bus PLB. Bởi vì các bộ điều khiển trong phần tĩnh, trong khi các bus PLB thuộc MicroBlaze của mình trong các mô-đun có thể tái cấu hình. Tuy nhiên, các kết nối của các bus PLB không có thể đƣợc mở, vì vậy chúng ta cần thêm PLB_Socket trình bày dƣới đây.

Vào cuối giai đoạn III, các netlist của tất cả các PRM và logic tĩnh đƣợc tạo ra. Sau đó, ở giai đoạn IV, khởi tạo các mô-đun ở mức cao nhất bằng cách tạo ra những gói (wrapper) mô-đun. Sau khi những gói của bốn bộ vi xử lý và một phần tĩnh đƣợc thực hiện, Bus Macros đƣợc khởi tạo để kết nối tín hiệu thích hợp giữa các bộ phận hệ thống. Bây giờ thể hiện ở mức cao nhất có năm tập con: một phần tĩnh và bốn bộ xử lý (hình 3.6.b). Các tập con này là hộp đen và các netlist của chúng sẽ đƣợc gọi ra trong PlanAhead (Giai đoạn V). Ở giai đoạn này, bốn bộ xử lý có thể đƣợc thiết lập nhƣ là mô-đun có thể cấu hình lại. Chúng có thể đƣợc trải ra để tạo ra các bitstream phần cứng của toàn bộ hệ thống. Bƣớc VI của luồng hợp nhất các bộ phận phần cứng với các chƣơng trình MicroBlaze sửa đổi để hình thành các bitstream cuối cùng bao gồm bitstream đầy đủ ban đầu và tất cả các bitstream từng phần.

Sự hiện diện của logic tĩnh cũng rất cần thiết trong thiết kế. Trong khu vực tĩnh, Macros Bus đƣợc khởi tạo, nhƣng chúng đƣợc đặt tại các PRR ở giai đoạn sắp đặt và định tuyến để giữ cho các logic giao diện không thay đổi trong cấu hình lại. Bộ điều khiển cấu hình lại đƣợc ánh xạ trong khu vực này. Hai bộ ghép kênh đƣợc khởi tạo trong phần tĩnh của thiết kế.

Một phần của tài liệu Cấu hình lại phần cứng trong kiến trúc hệ thống nhúng như một khả năng tăng tính linh hoạt của hệ thống tự động (Trang 46 - 48)