Chiến lược kinh doanh đến năm 2010

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG TECHCOMBANK (Trang 34 - 36)

1. Ưu tiên tập chung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, có chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên, trẻ tuối và thành đạt có yêu cầu và dễ thích ứng với các dịch vụ ngân hàng, tài chính.

2. Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn gói phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tập chung trong các khu công nghiệp thuộc một số ngành có tiềm năng phát triển.

3. Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch tiền tệ trên thị trường nội địa và khu vực, thực hiện tốt vai trò như là một trong các nhà tạo dựng thị trường chuyên nghiệp chủ yếu, thực hiện hỗ trợ tích cực các chính sách kinh doanh nhằm vào các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tài chính và đầu tư chuyên nghiệp.

4. Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp thông qua cấc hoạt động quản lý quỹ đầu tư, tái cấu trúc và mua bán doanh nghiệp các dịc cụ thị trường vốn…

5. Phát triển kinh doanh trên nền tảng phương châm kết hợp phát triển vừa chiều rộng vừa chiều sâu, đảm bảo các yếu tố mở rộng nhanh chóng cơ sở khách hàng, mạng lưới, quy mô hoạt động, đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư tập chung vào các hoạt động sinh lời cao và có tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo chất lượng kinh doanh và kiểm soát được rủi ro một cách thích hợp.

6. Chiến lược tạo sự khác biệt thực hiện chủ yếu thông qua tính hiệu quả của các quy trình kinh doanh, sự phong phú của các sản phẩm dịch vụ, tính chuyên nghiệp và sự thân thiện của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng. Phát triển phong cách kinh doanh riêng của TCB.

KẾT LUẬN

Sau những thành tựu to lớn đạt được trong những năm qua, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam đang tiếp tục đề ra những nhiệm vụ mới và những phương hướng, chiến lược nhất định. Mặt khác, Techcombank tiếp tục nâng cao vị trí của ngân hàng trên thị trường của mình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển sản phẩm dịch vụ sẵn có và mở rộng thêm những dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn chủ động cải tiến quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng một văn hóa Techcombank vững mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Techcombank cũng gặp không ít những khó khăn thách thức. Là một ngân hàng cổ phần, Techcombank cũng gặp nhiều trở ngại hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác, trong đó có thể kể đến : Sự ràng buộc về mặt pháp lý, Quy mô vốn hạn chế… Để khắc phục được những khó khăn này, đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược phù hợp và tận dụng những mặt thuận lợi để nâng cao chất lượng phục vụ.

Mới chỉ qua một thời gian ngắn thực tập ở phòng quản lý đào tạo Trung tâm đào tạo Techcombank , em chỉ tìm hiểu được phần nào hoạt động của ngân hàng cũng như những khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải. Vì vậy em sẽ cố gắng để trong chuyên đề tới trình bày được sâu hơn và có thể đưa ra được một số kiến nghị với hy vọng có thể góp phần giúp cho hoạt động của ngân hàng phát triển hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu định hướng nhân viên mới năm 2007, 2008 2. Báo cáo thương niên Techcombank năm 2005, 2006, 2007 3. Báo cáo kết quản kinh doanh Techcombank

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP kỹ THƯƠNG TECHCOMBANK (Trang 34 - 36)