Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung chương Cơ chế di truyền và biến dị – Sinh học 12, chúng tôi đã xây dựng được các CH, BT để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS. Đồng thời đề ra bảng tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KN tự học cho HS.
Với những CH, BT đã được đưa ra theo các KN khác nhau ở trên trong nhóm kỹ năng tự học, tuy chưa thật sự đầy đủ hết kiến thức của chương Cơ chế di truyền và biến dị, song nếu HS tiếp cận và học tập theo hướng trên thì chúng tôi tin rằng KN, kết quả học tập và sự yêu thích môn học của các em sẽ tiến bộ lên đáng kể. Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy học bộ môn.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích:
- Kiểm chứng giả thuyết hoa học của hướng đề tài nghiên cứu: Sử dụng CH, BT rèn luyện cho HS KN tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12.
- Xác định tính khả thi của việc sử dụng CH, BT để rèn luyện KN tự học. - Thu thập số liệu để xác định các kết quả về định lượng, định tính.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Triển khai việc chọn lớp TN thông qua tham khảo ý kiến, lựa chọn các lớp TN có năng lực học tương đương nhau, đồng thời cũng áp dụng cách đánh giá
giống nhau về kết quả của các lớp TN. Số liệu và thông tin thu thập được từ thực nghiệm sư phạm được đưa vào xử lý bằng các tham số thống kê toán học. Cuối cùng rút ra kết luận khách quan về định lượng và định tính.
3.3. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm3.3.1. Đối tượng 3.3.1. Đối tượng
- Các bài chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học lớp 12, THPT.
- Thực nghiệm sư phạm tiến học trong học kì I năm học 2013 – 2014 đối với HS trường THPT Nguyễn Đổng Chi, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3.3.2. Nội dung
- Các lớp dạy TN chúng tôi tiến hành dạy theo giáo án TN đã soạn, trong đó có sử dụng CH, BT trong khâu tổ chức tự học trên lớp cho HS. Nội dung TN bao gồm:
Bảng 3.1. Bảng thống kê các bài TN.
ST T
Tên bài Số tiết
1 Bài 2. Phiên mã và dịch mã 1
2 Bài 4. Điều hòa hoạt động gen. 1
3 Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể. 1
3.4. Bố trí thực nghiệm sư phạm
- Thời gian: 09/09/2014 –đến 25/09/2014.
- Chúng tôi tiến hành TN theo những tiêu chí đã đề ra ở chương 2, không bố
trí lớp đối chứng và tiến hành trên 2 lớp với số lượng 80 HS. Các lớp TN đều sử chung giáo án và cùng một GV dạy.
- Chúng tôi sử dụng quy trình rèn luyện KN tự học cho HS dự trên PT là CH, BT như đã đề ra. Tiến hành chấm điểm trực tiếp trên PT tổ chức TN là các CH, BT, chấm theo thang điểm 10 theo tiêu chí đánh giá. Và thực hiện tương tự trong 3 bài của chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 trên 2 lớp TN.
- Cuối cùng tiến hành đánh giá kết quả (theo những tiêu chí) các bài TN để đưa ra kết luận về tính khả thi của việc rèn luyện KN tự học cho HS dựa trên PT là CH, BT.
3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá mức độ đạt được từng tiêu chí của việc rèn luyện KN qua kết quả 3 bài TN.
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá3.6.1. Phân tích định lượng 3.6.1. Phân tích định lượng
Khi tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả các lần tổ chức rèn luyện KN tự học. Lần TN Số bài Kết quả Chưa đạt Đạt ở mức thấp Đạt ở mức cao SL % SL % SL % 1 80 58 72.50 20 25.00 2 2.5 2 80 47 58.75 25 31.25 8 10.00 3 80 17 21.25 25 31.25 38 47.50
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về KN tự học của HS qua các lần tổ chức rèn luyện.
Qua bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy: Giai đoạn đầu TN mức độ đạt được về KN tự học của HS còn rất thấp, số HS chưa đạt chiếm tỉ lệ rất cao đến 72.50%, số HS đạt ở mức trung bình trở lên còn thấp chiếm tỉ lệ 27.50%. Điều này cho chúng ta thấy rằng đa số HS được khảo sát chưa có KN tự học tốt. Càng về sau khi đã tổ chức TN thì mức độ thành thạo về mặt KN tự học của HS đã có xu hướng tăng lên đáng kể, số HS chưa đạt giảm chỉ còn 21.25%, tổng số HS đạt ở mức thấp và mức
cao tăng lên đáng kể chiếm 78.75%, trong đó số HS thành thạo về KN tự học đã tăng lên 47.50%. Với kết quả này, chúng ta có thể khẳng định tính hiệu quả, khả thi của việc rèn luyện KN tự học cho HS dựa trên PT là CH, BT của đề tài đang nghiên cứu. Nếu được tiếp tục rèn luyện thêm chúng tôi tin chắc rằng kết quả sẽ còn tăng lên hơn nữa.
Bảng 3.3. Bảng điểm xác định mức độ đạt được của các tiêu chí TN.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí 1 ≤ 3 > 3 < 6 ≥ 6
Tiêu chí 2 ≤ 4 > 4 < 6.5 ≥ 6.5
Tiêu chí 3 ≤ 4.5 > 4.5 < 7 ≥ 7
Tiêu chí 4 ≤ 5 > 5 < 8 ≥ 8
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp mức độ đạt được trong từng tiêu chí về việc rèn luyện KN tự học của HS. (Mức 1 < Mức 2 < Mức 3) Tiêu chí Lần TN Mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL % SL % SL % 1 1 43 53.75 26 32.50 11 13.75 2 29 36.25 30 37.50 21 26.25 3 15 18.75 32 40.00 33 41.25 2 1 48 60.00 24 30.00 8 10.00 2 34 42.50 29 36.25 17 21.25 3 19 23.75 26 32.50 35 43.75 3 1 52 65.00 21 26.25 7 8.75 2 39 48.75 27 33.75 14 17.50 3 19 23.75 26 32.50 35 43.75 4 1 56 70.00 21 26.25 3 3.75 2 47 58.75 25 31.25 8 10.00 3 15 18.75 27 33.75 38 47.75
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần TN.
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần TN.
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 qua 3 TN
Qua bảng 3.4 và các hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 cho thấy:
- Khi mới bắt đầu TN đối với cả 4 tiêu chí mức độ HS đạt được ở mức 1 (từ 53.75% 70.00%) khá cao; trong khi mức 2 (26.50% đến 32.50%) và mức 3 (3.75% 13.75%) lại khá thấp. Chứng tỏ rằng KN tự học của HS được TN chỉ đạt ở mức độ thấp. Các em có thể tìm kiếm được thông tin kiến thức nhưng chưa biết kết nối chúng với nhau hoặc chưa biết vận dụng hay diễn đạt vấn đề cần giải quyết.
- Sau thời gian tổ chức TN ở nhiều tiết học mức độ đạt được về KN tự học của HS có xu hướng tăng đáng kể:
+ Mức 1 ở các tiêu chí giảm đáng kể: tiêu chí 1 từ 53.75% giảm còn 18.75%; tiêu chí 2 từ 60.00% giảm còn 23.75%; tiêu chí 3 từ 65.00% giảm còn 32.50%; tiêu chí 4 từ 70.00% giảm còn 33.75%.
+ Mức 2 và mức 3 ở các tiêu chí đều có xu hướng tăng đặc biệt là mức 3 ở tiêu chí 4 tăng từ 3.75% lên 18.75%.
- Điều này chứng tỏ qua thời gian tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS thì khả năng tự học của HS đã có sự tiến bộ: HS đã biết cách phân tích để tìm ra được nội dung kiến thức tương ứng với các câu hỏi bài tập cần giải quyết với tư liệu học tập, biết diễn đạt và vận dụng thông tin. Điều này giúp chúng ta khẳng định việc rèn luyện các KN tự học như nội dung đề tài đề xuất có tính khả thi và nên được lưu tâm nghiên cứu.
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm “ Sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12”, kết hợp với các bài làm và sự quan sát trong khi tổ chức rèn luyện KN tự học, chúng tôi nhận thấy rằng:
Với các CH, BT đã được sử dụng trong suốt quá trình dạy TN góp một phần lớn vào việc kích thích tính tự tìm tòi, tự nghiên cứu, sáng tạo của HS. Điều này thể hiện rất rõ qua biểu hiện của HS qua từng tiết dạy thực nghiệm. Ở tiết TN đầu, các em chưa quen với cách học mới, các em có vẻ rụt rè, thụ động trong việc tìm kiếm kiến thức học tập. Nguyên nhân chủ yếu do KN tự học của các em đã có nhưng còn ở mức thấp, phần lớn các em chưa biết tìm kiếm thông tin kiến thức cần đạt ở mỗi yêu cầu, một số HS khác tìm được kiến thức nhưng chưa vận dụng kiến thức của mình một cách hợp lý để giải quyết vấn đề mới hoặc chưa biết gắn kết các nội dung kiến thức lại với nhau. Càng về sau, HS bộc lộ rõ tính tự lực trong cách học, các KN tự học của các em đã tăng lên. Các em đã tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những vấn đề học tập được đề ra, hoàn thành khá tốt các CH, BT ở từng bài học. Đặc biệt, khả năng khai thác, phân tích thông tin thu nhận được ngày càng vững vàng và cách diễn đạt nội dung thu nhận được cũng rất phong phú. Khi GV yêu cầu diễn đạt một vấn đề học tập nào đó thì HS có nhiều cách khác nhau để diễn đạt như: tóm tắt, lập sơ đồ hay lập biểu bảng. Qua cách diễn đạt như vậy, HS không những nắm vững kiến thức mà còn thể hiện rõ sự phát triển một bậc về mặt tư duy.
Như vậy, việc sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học bước đầu đã mang lại kết quả nhất định: KN tự học của HS tăng lên đáng kể, phần lớn HS TN đã hứng thú, chủ động hơn trong tìm kiếm kiến thức mới, kết kiểm tra đánh giá phần học chương Cơ chế di truyền và biến dị tăng lên (kiểm tra cuối chương có 74/80 HS khảo sát đạt điểm trung bình trở lên chiếm 92.50%). Với kết quả thu được này, chúng ta có thể khẳng định tính khả thi, phù hợp khi sử dụng CH, BT như là một PT để tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS.
3.7. Kết luận chương 3
Từ quy trình sử dụng CH, BT để tổ chức HS tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, chúng tôi đã tiến hành TN và kiểm tra kết quả TN. Mục đích của TN nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu, đồng thời cũng điều chỉnh các
dạng CH, BT đã đề ra sao cho phù hợp với từng nội dung bài học, trình độ và các KN cần rèn luyện cho HS.
Qua TN chúng tôi nhận thấy: sử dụng CH, BT như là một PT để rèn một số KN tự học mà chúng tôi đã đề xuất đã mang lại kết quả khả quan: phát triển được KN tư duy, học tập và tạo được động cơ tích cực học tập của HS. Việc rèn luyện được KN tự học cho HS là điều kiện giảm bớt thời gian thuyết giảng của GV, tăng thời gian hoạt động trao đổi giữa HS – HS, GV – GV ở trên lớp. Từ đó tăng tính năng động sáng tạo của HS đáp ứng được nhu cầu rèn luyện con người mới trong thời kì mới.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã tập trung giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:
1. Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của việc sử dụng CH, BT để rèn luyện một số KN tự học cho HS trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12. Cụ thể là:
+ Xác định khái niệm tự học, KN tự học, vai trò của việc rèn luyện KN tự học, các nguyên tắc rèn luyện KN tự học DH Sinh học và những biểu hiện tự học tốt của HS.
+ Đề xuất một số KN tự học cần rèn luyện cho HS trong dạy học.
2. Qua khảo sát thực trạng dạy và học bộ môn Sinh học ở một số trường THPT thuộc tỉnh Hà Tĩnh cho thấy:
+ Hầu hết GV được khảo sát đã có chú ý đến việc rèn luyện KN tự học cho HS. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ không thường xuyên do chưa hiểu rõ bản chất của việc tự học và chưa tìm ra phương pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện KNTH thật sự thích hợp.
+ Phần lớn HS cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, nhưng các em còn thụ động chưa mạnh dạng tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức mới. Mặt khác, do chương trình học và thi cử hiện hành cũng phần nào làm hạn chế việc rèn luyện KN tự học của các em.
3. Đã thiết kế và đưa vào một số CH, BT tương ứng với các KN tự học cần rèn luyện cho HS mà đề tài đã đề ra trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12.
4. Đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện KN tự học của HS gồm: 4 tiêu chí, 3 mức độ cho mỗi tiêu chí.
5. Thông qua kết quả TNSP bước đầu đánh giá được việc hình thành và phát triển được các kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương Cơ chế di truyền và biến dị lớp 12 nói riêng, bộ môn Sinh học nói chung.
2. Kiến nghị
Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài và TNSP chúng tôi có đề nghị sau:
Vấn đề tổ chức rèn luyện HS tự học là vấn đề khá mới, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ đề cặp đến việc rèn luyện cho HS một số KN tự học theo lý thuyết thông tin trong khâu hình thành kiến thức mới như: thu nhận và xử lý thông tin, diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý được, vận dụng thông tin. Các khâu khác của quá trình DH cần được nghiên cứu tiếp để sớm đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn.
Với những KN trên chắc chắn là chưa đầy đủ. Đồng thời, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ mới thực hiện được một phần nhỏ trong việc rèn luyện các KN cho HS, đề nghị các tác giả viết sau tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học Sinh học Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Chỉnh (1999), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm , Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để dạy tự học đạt hiệu quả, Nxb Đại học sư phạm.
5. Nguyễn Thị Thanh Chung (2006), Xây dựng và sử dụng PHT để dạy các kỹ năng trong chương qui luật di truyền Sinh học 11, THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
6. Đặng Việt Cường, Phương pháp tự học, bài báo khoa học giáo dục đăng ngày 1/12/2010.
7. Jacques Delor, Trịnh Đức Thắng dịch, hiệu đính Vũ Văn Tảo, Học tập một kho báo tiềm ẩn, Báo cáo gửi Unessco của hội đồng quốc tế và giáo dục thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Duân (2010), Sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo khoa để tổ