Trong quá trình thực nghiệm sư phạm “ Sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12”, kết hợp với các bài làm và sự quan sát trong khi tổ chức rèn luyện KN tự học, chúng tôi nhận thấy rằng:
Với các CH, BT đã được sử dụng trong suốt quá trình dạy TN góp một phần lớn vào việc kích thích tính tự tìm tòi, tự nghiên cứu, sáng tạo của HS. Điều này thể hiện rất rõ qua biểu hiện của HS qua từng tiết dạy thực nghiệm. Ở tiết TN đầu, các em chưa quen với cách học mới, các em có vẻ rụt rè, thụ động trong việc tìm kiếm kiến thức học tập. Nguyên nhân chủ yếu do KN tự học của các em đã có nhưng còn ở mức thấp, phần lớn các em chưa biết tìm kiếm thông tin kiến thức cần đạt ở mỗi yêu cầu, một số HS khác tìm được kiến thức nhưng chưa vận dụng kiến thức của mình một cách hợp lý để giải quyết vấn đề mới hoặc chưa biết gắn kết các nội dung kiến thức lại với nhau. Càng về sau, HS bộc lộ rõ tính tự lực trong cách học, các KN tự học của các em đã tăng lên. Các em đã tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những vấn đề học tập được đề ra, hoàn thành khá tốt các CH, BT ở từng bài học. Đặc biệt, khả năng khai thác, phân tích thông tin thu nhận được ngày càng vững vàng và cách diễn đạt nội dung thu nhận được cũng rất phong phú. Khi GV yêu cầu diễn đạt một vấn đề học tập nào đó thì HS có nhiều cách khác nhau để diễn đạt như: tóm tắt, lập sơ đồ hay lập biểu bảng. Qua cách diễn đạt như vậy, HS không những nắm vững kiến thức mà còn thể hiện rõ sự phát triển một bậc về mặt tư duy.
Như vậy, việc sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học bước đầu đã mang lại kết quả nhất định: KN tự học của HS tăng lên đáng kể, phần lớn HS TN đã hứng thú, chủ động hơn trong tìm kiếm kiến thức mới, kết kiểm tra đánh giá phần học chương Cơ chế di truyền và biến dị tăng lên (kiểm tra cuối chương có 74/80 HS khảo sát đạt điểm trung bình trở lên chiếm 92.50%). Với kết quả thu được này, chúng ta có thể khẳng định tính khả thi, phù hợp khi sử dụng CH, BT như là một PT để tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS.