Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills):

Một phần của tài liệu 13 kỹ năng mềm khi khởi nghiệp (Trang 42 - 52)

IX. CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN HỖ TRỢ

8/ Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills):

development skills): Bạn là một nhân viên có năng lực, cần cù, quyết đoán nhưng sau nhiều năm cống hiến sức lực và trí tuệ cho công ty, bạn vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Phòng bạn vừa có người được thăng chức, anh ta không có khả năng làm việc được như bạn, cũng không cần cù chăm chỉ như bạn?

Nói chung là nếu xét theo góc độ khách quan thì bạn sẽ là người được thăng chức trước.

Vậy nên trong đầu bạn luôn thường trực câu hỏi “Tại sao lại như thế?” Đã bao giờ bạn bỏ công sức tìm hiểu và đã bao giờ bạn để ý đến cách cư xử của bạn, đến những hành động, thái độ của bạn trong suốt quá trình bạn làm việc, hợp tác cùng với cấp trên và những đồng sự trong phòng? Hay bạn chỉ nghĩ đơn giản là nếu mình cố gắng, mình chịu khó, mình giỏi giang thì khả năng thăng tiến của mình là dễ dàng?

Mọi việc không hề đơn giản như bạn nghĩ bởi sự cần cù , năng lực của bạn không nhất thiết có quan hệ với nhau.

Trên thực tế, quan hệ giao tiếp và việc được thăng chức không thể tách rời.

Một quan điểm cố hữu của cấp trên là thường bênh vực, ưu đãi những người cấp dưới có thái độ tín phục mình. Dường như đối với những người có địa vị cao thì càng dễ mắc phải điều trên. Bởi không ai muốn đề bạt, cất nhắc một người cấp dưới không hòa hợp với mình làm trợ thủ cho mình. Tuy nhiên, đôi khi việc làm vừa lòng và có quan hệ tốt với cấp trên thường được cho là một dạng nịnh hót, vì thế sẽ kéo theo mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp. Ngoài năng lực của mình nếu bạn có thể dung hòa tốt hai mối quan hệ đó, sự nghiệp của bạn sẽ thuận lợi hơn. Vậy mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp như thế nào đây?

Mối quan hệ với cấp trên

Quan hệ tốt với cấp trên, cho dù là việc công hay việc tư thì đều rất có lợi. Về việc công, do trong quan hệ chủ và khách giữa hai bên nên có và thể

hiện tình hữu nghị ở một mức độ nhất định, sự hợp tác có sự ăn ý tương đối, sẽ làm giảm rất nhiều những hiểu lầm không đáng có, tăng hiệu quả công việc. Về việc riêng, cấp trên càng hiểu cấp dưới thì càng có cảm giác an toàn, giống như tất cả đều nằm trong sự quản lý của cấp trên, do đó họ có thể tự do điều động. Cấp dưới khi có việc riêng phải xin phép, cấp trên cũng thông cảm và dễ dàng đồng ý. Có được điều này là do cấp dưới hiểu rõ cấp trên và luôn làm cho cấp trên tin tưởng.

Có nên tranh giành hơn thua với cấp trên không? Theo thiển ý của

mình là điều cấm kỵ, nếu mình khăng khăng phản đối ngay. Những va chạm do tính cách hơn là lợi ích chung của tập thể thì cấp dười nên nhẫn nhịn với tinh thần dĩ hoà vi quý. Cho dù người cấp dưới có đúng 100% thì cấp trên vẫn có những lý lẽ riêng của mình

Thường thì quyền lực như một con dao hai lưỡi. Người biết sử dụng , tức một sếp giỏi, có kỹ năng giao tế và dùng người giỏi sẽ không để xảy ra những va chạm lớn về tính cách. Họ biết cách nói sao để thuyết phục nhân viên. Nếu tranh luận một cách nghiêm túc thì phần thắng mà cấp dưới giành được là 10%, trừ khi có những sự sắp xếp lâu dài và hợp tác với các đồng sự khác để làm rõ sự bất tài, hay sai trái của cấp trên. Bằng không nếu đối đầu trực tiếp thì người chịu thiệt thòi đa phần là cấp dưới. Là một người cấp dưới, hành động và lời nói của chúng ta rõ ràng phải cân nhắc. Nhưng có những trường hợp sai sót của cấp trên dẫn đến thiệt hại đáng kể lợi ích của công ty, của tập thể, ta cần dũng cảm để nói ra, để tìm cơ hội phân tích và giúp cấp trên nhận ra vấn đề.

Tính thiên vị của con người có từ khi sinh ra, phần lớn mọi người đều để mặc nó tồn tại và phát triển trong tâm thức của mình. Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, những người có quan hệ tốt với cấp trên, hay còn được gọi là những người tâm phúc, thường dễ dàng được cấp trên đánh giá, nhìn nhận một cách khá thiên vị so với những người cấp dưới khác. Những người cấp dưới dù có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa, nếu thiếu đi sự quan tâm cá nhận tới người khác, thì vô tình đã mang lại một mối quan hệ xây dựng chỉ mang tính chất vì lợi ích bản thân. Ngược lại, nếu có thể tạo dựng tình hữu nghị tốt đẹp với cấp trên và trở thành người trợ thủ đắc lực, cộng sự tín nhiệm thì khi đó việc hợp tác tất nhiên sẽ dễ dàng hơn nhiều và những lợi ích mà mình đạt được cũng hết sức đáng kể. Bởi đơn giản, cấp trên cũng là con người, cũng thích nhận được sự quan tâm của cấp dưới không đơn thuần là ở việc chung. Cảm giác khi ở nhà được người thân quan tâm, ở công ty được sự yêu mến của nhân viên hay

sếp làm cho tâm lý của cả hai bên có cảm giác an toàn nhất định. Và khi có cơ hội đề bạt, đương nhiên cấp trên sẽ chọn người cấp dưới tâm đầu ý hợp với mình trước khi tính đến khả năng thăng cấp cho người làm việc không hợp ý mình.

Quan hệ với đồng nghiệp

Trong công việc, bạn đôi khi không thể tránh được sự cạnh tranh, xích mích với đồng nghiệp. Nếu gặp phải những đồng nghiệp có thái độ không tốt, luôn ganh tỵ, ghen ghét bạn, trong lòng bạn cũng vì đó mà sinh ra cảm giác chán ghét thì bạn và đồng sự không bao giờ có được tình hữu nghị. Để hóa giải được tình huống này, bạn phải hết sức khéo léo và có một thái độ chân thành, tích cực. Không bao giờ có tư tưởng mình có khả năng, tài giỏi hơn người, coi đồng nghiệp là những người kém cỏi dù bạn có giỏi đến mấy. Nếu bạn muốn mọi việc được tiến hành thuận lợi, bạn nhất thiết phải học cách tôn trọng người khác như thế nào, phải loại bỏ những tư tưởng hẹp hòi, tạo dựng tình hữu nghị ngay cả với những người mà mình không hợp tính cách.

Bạn nên tự hỏi mình nguyên nhân mà bạn không thể hợp tác cùng đồng nghiệp ? Vấn đề do bản thân bạn chưa nỗ lực trong khi tao không khí vui vẻ hòa hợp hay là do phía người ta không chịu hợp tác cùng bạn? Bạn không thể xem nhẹ kỹ xảo sống hòa bình cùng người khác bởi nó chính là mấu chốt cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn và an hoà ở môi trường làm việc.

Chân thành và mở lòng ra, ban sẽ được đồng nghiệp chấp nhận

Sự chân thành quyết định rất nhiều trong nỗ lực tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong công việc với một thái độ chân thành, thành tâm tha thứ cho họ khi họ làm điều gì có lỗi với bạn, quan tâm đến họ cả việc công và việc riêng. Mỗi ngày bạn có 1/3 thời gian ở bên họ. Bạn có thể có được niềm vui hay sự thỏa mãn trong công việc hay không, có yêu nghề và vui vẻ với nghề hay không thì bạn đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn không thể tập trung làm việc được khi tới văn phòng, đồng nghiệp không để ý tới bạn, họ không chủ động nói chuyện với bạn, không tâm sự chia sẻ với bạn về công việc. Bạn nên gạt bỏ khỏi mình sự đố kỵ, thói ganh đua không tích cực, hòa đồng thân thiện với tất cả đồng nghiệp trong công ty, không nên nói xấu đồng nghiệp trước mặt cấp trên, không nên có thái độ phân biệt, kỳ thị với

những người kém hơn mình…Lấy thành ý của bạn để thực hiện tất cả những điều đó, bạn sẽ dễ dàng thành công trong việc tạo dựng mối quan hệ đối với đồng nghiệp.

Quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn đã có 50% sự thành công.

Cấp trên thăng chức cho cấp dưới, ngoài việc xem xét năng lực làm việc và tính hợp tác của bản thân anh ta, còn phải xem xét quan hệ của anh ta với đồng nghiệp như thế nào. Nếu bạn có năng lực, sự cần cù, lòng đam mê công việc, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp đều tốt đẹp thì thành công của bạn là cái mà bạn đã nắm chắc trong tay.

Chúc bạn thành công trong việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ ở nơi làm việc.

9/Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills):

1. Xin anh cho biết kỹ năng Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là như thế nào.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là hoạt động không thể thiếu của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội. Đặc biệt trong cuộc sống văn minh ngày nay, chúng ta sống phụ thuộc nhiều vào cộng đồng. Hàng ngày chúng ta phải giao tiếp, ứng xử với không biết bao nhiêu người, và vấn đề đặt ra là chúng ta phải ứng xử sao cho khéo léo, được lòng mọi người đúng như câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để tạo lập được các mối quan hệ tốt đẹp, và từ đó thì cuộc sống của bạn sẻ trở nên dễ dàng hơn, tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

2. Việc biết cách Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ có ý nghĩa quan trọng như thế nào.

Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giáo tiếp của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công trong cuộc đời, trong công việc của mỗi người. Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình một cách tích cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung quanh.

Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây đầu tiên gặp gỡ. Vì vậy khi đi phỏng vấn xin việc hoặc những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn tượng tốt về mình, để công việc của mình được thuận lợi.

Và sau này khi bạn đi làm, thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn làm việc nhóm tốt, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó đạt được nhiều thành quả và được thăng tiến trong công việc.

3. Nếu không biết Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, chúng ta sẽ gặp khó khăn như thế nào .

Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống hiện đại ngày nay là cuộc sống liên quan đến cộng đồng. Người này phụ thuộc vào người kia, người kia phụ thuộc vào người nọ, không nhiều thì ít. Ví dụ như bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp và sếp của mình để công việc suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn phụ thuộc vào anh bảo vệ cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ phụ thuộc vào bạn vì đó là công việc mang đến miếng cơm manh áo cho anh ta.

Không ai có thể tự sống một mình được. Vì vậy, nếu bạn không biết cách giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn sẽ không kết nối được với cộng đồng xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ, trợ giúp từ những người khác, từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên cô đơn lạc lõng, công việc của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại.

Có 1 vị tỷ phú từng nói rằng: “tôi đánh giá sự thành công của một người dựa vào các mối quan hệ mà người đó có được.”. Nếu bạn không giao tiếp ứng xử hoặc tạo lập tốt các mối quan hệ, bạn sẽ đối mặt với nhiều thất bại trong cuộc sống.

4. Những sai lầm chúng ta thường gặp (thường mắc phải) khi Giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ

Khi giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ, những sai lầm chúng ta thường gặp là một số người thì rất ít nói, một số người thì nói quá nhiều. Việc thích nói nhiều hơn là quan tâm lắng nghe, hoặc tự cho rằng mình biết hết mọi thứ; việc nói thao thao bất tuyệt, hoặc đề cao bản thân nhiều quá thì sẽ làm cho người khác có ấn tượng không tốt về mình, họ sẽ nghĩ

rằng mình là người ích kỷ chỉ quan tâm đến bản thân mình, hoặc là người tự cao, không để ý đến cảm xúc suy nghĩ của người khác.

Việc nói ít quá thì cũng làm cho người khác nghĩ rằng bạn không sẵn sàng chia sẻ, hoặc bạn đa nghi, chưa tin tưởng họ.

Mặc dù việc giao tiếp nói chuyện là cần thiết, nhưng chúng ta phải giữ chừng mực, đừng nói ít quá, mà cũng đừng nói nhiều quá.

5. Anh có thể hướng dẫn về việc Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (sao cho hiệu quả).

Để giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ hiệu quả thì chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Trước hết, chúng ta phải chào hỏi người đối diện, giữ thái độ hòa nhã, vui vẻ. Có như vậy thì chúng ta mới phá bỏ được sự ngượng ngùng, e ngại của 2 bên trong thời gian đầu.

Và chúng ta cũng phải biết dùng 2 từ này thường xuyên. Ở các nước phát triển, người dân của họ dùng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ở Việt Nam chúng ta thì rất ít. Đó là 2 từ: “cám ơn” và “xin lỗi”. Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng, 2 từ đó đã giúp giải quyết ổn thỏa những bất đồng hoặc tranh cãi. 2 từ đó tuy ngắn gọn nhưng có đầy quyền lực.

Và khi giao tiếp, nói chuyện với người khác, thì ánh mắt rất quan trọng. Chúng ta phải hướng ánh mắt mình về người đối diện. Nếu là 1 nhóm người thì chúng ta phải scan, hoặc hướng ánh mắt bao quát hết mọi người. Khi đứng nói chuyện với người khác, thì chúng ta cũng giữ khoảng cách sao cho hợp lý, không gần quá, mà cũng không xa quá. Thường thì khoảng cách 2 bước chân là tốt nhất.

6. Để Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ một cách hiệu quả, cần lưu ý điều gì.

Khi giao tiếp ứng xử, một điều rất quan trọng mà mọi người hay quên, đó là tên của người đối diện mà mình đang giao tiếp. Việc quên tên của người ta sẽ vô tình thể hiện rằng mình không quan tâm đến họ, có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ, hoặc nhiều lúc họ còn nghĩ rằng bạn khinh thường họ. Vì vậy, việc nhớ tên của người khác là rất quan trọng.

Đối với những người mới gặp, thì việc nhớ tên sẽ rất khó. Nhiều lúc họ mới giới thiệu tên, rồi vài giây sau bạn sẽ bị quên, đó là chuyện thường xảy ra. Vì vậy, đối với những tình huống như vậy, thì cách tốt nhất để nhớ tên của người mới gặp, là bạn lặp lại tên của họ ít nhất 2 lần. Ví dụ như khi bạn bắt tay với người mới quen, bạn nói: chào anh Trung, rất hân hạnh được gặp anh Trung.

7. Anh có lời khuyên nào thêm về việc Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ.

Khi giao tiếp nói chuyện với người khác, thì chúng ta nên hạn chế khoanh tay trước ngực. Việc khoanh tay trước ngực là 1 bản năng của con người khi muốn bảo vệ mình trước một người nào đó. Vì không có vật gì để ngăn bạn với người khác, nên bạn dùng tay mình để ngăn. Hậu quả thứ nhất là có thể bạn sẽ làm người đối diện nghĩ rằng bạn còn giữ kẻ, bạn chưa thật sự mở lòng mình và tin tưởng họ. Và có khi bạn vô tình thể hiện rằng bạn

Một phần của tài liệu 13 kỹ năng mềm khi khởi nghiệp (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)