- Cách ứng xử qua điện thoạ
13/ Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness):
effectiveness):
kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả: Thời gian có thể ví như tiền bạc, bạn phải học cách đầu tư thời gian chứ không học cách tiêu dùng thời gian. Đầu tư thời gian sẽ sinh lời, ngược lại, tiêu dùng thời gian sẽ mất đi…
Làm thế nào để sử dụng quỹ thời gian hiệu quả?
Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó giúp chúng ta dễ dàng đạt được kết quả cao trong công việc và trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội.
Một ngày có 24 giờ, mỗi tuần chỉ có 7 ngày thế nhưng có những người họ chẳng làm được việc gì trong khi một số người lại làm được hàng ngàn việc có ý nghĩa cho cuộc sống của họ? phải chăng đó là sự khác nhau giữa thói quen sử dụng thời gian của người thành đạt và những người bình thường khác? vậy để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất thì mỗi cá nhân phải nhận định năng lực của mình và hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi nhận một công việc gì hoặc đối mặt với tình huống nào đó để từ đó biết được mình đang mong muốn gì trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Muốn kiểm soát thời gian, bạn hãy học cách sắp xếp chúng
Bạn muốn kiểm soát được công việc mình đã làm và nó sẽ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện, trước hết bạn phải lên kế hoạch và viết nó ra giấy để trên bàn làm việc mỗi ngày như một lời nhắc nhở và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra trong từng khoảng thời gian nhất định.
Chẳng hạn bạn muốn mua nhà trong 3 năm tới thì kế hoạch của bạn hôm nay là gì? mỗi tháng bạn phải tiết kiệm được bao nhiêu tiền, mỗi năm bạn sẽ có được số tiền bao nhiêu? và muốn có được số tiền ấy bạn phải có kế hoạch làm việc cụ thể gắn với số tiền bạn làm ra. Công việc của bạn mỗi tuần mang lại bao nhiêu tiền? và bạn phải làm gì trong quỹ thời gian của bạn để có số tiền ấy. Kế hoạch phải thật chi tiết, rõ ràng từng bước một. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp việc nào quan trọng nhất thì làm trước,
việc nào ít quan trọng thì làm sau. Vì tâm lý chung của chúng ta là việc
nào thích làm trước, việc nào dễ thì thích làm, việc nào khó thì gác lại giải quyết sau. Nhưng có điều nghịch lý là việc khó để lại thì thời gian sau khiến chúng càng khó giải quyết hơn.
Phương pháp và công cụ nào sẽ giúp bạn quản lý thời gian thông minh?
Bạn có thể tìm được những phương pháp và công cụ giúp bạn quản lý thời
gian thông qua chương trình đào tạo Kỹ năng quản lý thời gian tại cổng
đào tạo trực tuyến Academy.vn.
Phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngơi giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì luôn luôn bị áp lực về sự quá tải bởi công việc nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, vì tình trạng ấy sẽ khiến nhân viên làm việc với tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng và điều đó ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc.
Vì vậy người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, kế hoạch làm việc và giao trách nhiệm cho từng người nhất định. Đồng thời phải đặt niềm tin vào nhân viên để họ có thể chủ động giải quyết công việc của mình.Vì thế, có thể nói điều quyết định hiệu quả quản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên. Đối với nhân viên, để thời gian làm việc hiệu quả nhất, nhân viên phải biết xác định mục tiêu của mình. Không nên “ôm” quá nhiều việc cùng một lúc để rồi không giải quyết đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến công ty và tinh
thần làm việc. Đồng thời phải biết sắp xếp công việc khéo léo, biết tận dụng thời cơ để làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên mục tiêu và lợi ích của bạn phải gắn với mục tiêu của công ty. Tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.
1/Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills):
Kỹ năng lãnh đạo được xem như một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực quản lý. Một nhà quản lý giỏi cũng có thể là một nhà lãnh đạo giỏi và ngược lại. Nhà lãnh đạo cũng giống như người thuyền trưởng của con tàu, một thuyền trưởng giỏi sẽ dẫn dắt con tàu vượt qua sóng cả để về đến bến an toàn.
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo với những phẩm chất cốt yếu? Bạn có thể phát triển khả năng của bản thân để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Câu trả lời cho những câu hỏi trên của bạn là CÓ. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời qua các trắc nghiệm về khả năng lãnh đạo cũng như học hỏi từ những Video của các chuyên gia trong lĩnh vực và các Video về chính những nhà lãnh đạo lỗi lạc trong chuyên đề KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO -
Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách học tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc hằng ngày. Cũng như đối với mọi vấn đề khác trong cuộc sống, càng có nhiều thời gian khám phá khả năng lãnh đạo thực tế thì bạn càng gặt hái nhiều điều từ nó. Từ nền tảng lý thuyết, ý tưởng và kinh nghiệm của những bậc tiền bối mà chuyên đề cung cấp, kết hợp với thực nghiệm của chính bản thân, các bạn sẽ dần dần khám phá được khả năng lãnh đạo của bản thân cũng như học hỏi thêm được những kỹ năng, phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo xuất chúng.
Trắc nghiệm: Bạn có phải là một nhà lãnh đạo giỏi?
Đối với bạn thì ai là một nhà lãnh đạo giỏi? Có thể đó là một chính trị gia, một doanh nhân tiếng tăm, hoặc cũng cỏ thể là một người hoạt động tôn giáo. Hoặc đó có thể là người mà chỉ có cá nhân bạn và một số người biết đến như thủ trưởng trong cơ quan, thầy giáo hay một người bạn của bạn. Bạn có thể thấy ở con người đó phẩm chất lãnh đạo trên mọi phương diện. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đơn giản là phải có trách nhiệm trong mọi công việc mà hơn thế nữa họ cần phải là người dẫn đường có cái nhìn sáng suốt và quản lý một cách có hiệu quả.
Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.
Vậy làm thế nào để phát huy khả năng lãnh đạo của bản thân? Bạn có thể bắt tay vào công việc đầu tiên đó chính là việc phân tích, tìm hiểu sâu hơn về khả năng lãnh đạo của bản thân trong từng lĩnh vực riêng biệt của công tác lãnh đạo. Hãy hoàn thành bài trắc nghiệm dưới đây để xác định xem liệu bạn có phải là một nhà lãnh đạo sáng suốt rồi hay chưa và liệu bạn có cần phải bồi dưỡng thêm những kỹ năng cần thiết khác của một nhà lãnh đạo hay không.
1. Khi phân chia công tác bạn luôn chú trọng đến kỹ năng cũng như sở thích của mỗi người.
a) Không bao giờ b) Hiếm khi
c) Thỉnh thoảng d) Thường xuyên e) Luôn luôn
2. Bạn có thường nghi ngờ khả năng thành công của chính bản thân
mình?
a) Không bao giờ b) Hiếm khi
c) Thỉnh thoảng d) Thường xuyên e) Luôn luôn