IX. CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN HỖ TRỢ
5/ Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills):
Phần 1: Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải.
Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư Edward De Bono sử dụng để chỉ ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư duy định hướng.
Tư duy sáng tạo là gì & Phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo?
Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường trung học của các nước phát triển, Kỹ năng mềm và một số phương pháp quan trọng như tập kích não, giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ; đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi.
Phần 2: Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Trong cuộc sống cũng như công việc, nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo thì bạn sẽ mãi là kẻ không có bước tiến mới, những đột phá hay những cuộc dấn thân thú vị. Kỹ năng tư duy sáng tạo cũng chính là cách để bạn khẳng định khả năng và vị thế của mình trong xã hội. Vậy làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo và phát huy kỹ năng này một cách hiệu quả nhất, mời bạn cùng Academy.vn tìm hiểu nhé.
Hãy hành động: Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ỳ chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết
quả cao nhất. Đó chính là lúc bạn đang rèn luyện kỹ năng tƣ duy sáng
tạo đấy.
Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng: Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng nghĩa là bạn tự chủ được tư duy sáng tạo của mình, nhưng không xa rời thực tế. Tư duy sáng tạo sẽ cho bạn có những suy nghĩ, dự định có tính viễn vông, nhưng dù tư duy của bạn có cao siêu tới đâu bạn cũng luôn phải nhớ rằng bạn cần phải sống, để sống được bạn cần phải có tiền, có của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Bạn không thể nhịn ăn để sáng tạo được, những sáng tạo của bạn muốn thực hiện được bạn cũng cần phải vững mạnh về tài chính. Vì vậy, đừng xem nhẹ việc kiếm tiền để phục vụ cho cuộc sống nếu bạn còn muốn tiếp tục sáng tạo.
Thoải mái và cởi mở: Việc sáng tạo không xa rời thực tế là điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng không nên quá căng thẳng với những công việc quen thuộc hàng ngày, bởi như vậy nó sẽ giết chết khả năng tư duy sáng tạo của bạn lúc nào không hay. Hãy dành thời gian gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm mới để đầu óc được thanh thản, thoải mái khi đó khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy tối đa.
Phá vỡ những nguyên tắc:Nếu bạn cứ ôm khư khư những nguyên tắc cổ hủ, mãi đi theo một lối mòn thì khả năng tư duy sáng tạo của bạn sẽ chết dần theo thời gian. Hãy dám thử thách bản thân bằng những đột phá mới trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thể mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn thử một phương pháp mới nhưng đó lại là cách giúp bạn tư duy tốt nhất vì nếu không tư duy, sáng tạo bạn sẽ bị mắc trong mớ bòng bong do chính mình tạo nên. Hãy dám nghĩ và dám làm, đó là cách rất tốt giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo của mình. Đọc thêm
về phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo
Không quá lo lắng về những điều khó khăn:Việc gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc là rất bình thường, vì vậy nếu bạn gặp phải khó khăn đừng quá lo lắng, bởi lo lắng không phải là cách giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn mà nó sẽ làm lụi đi khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Hãy giữ cho tinh thần luôn bình tĩnh, sáng suốt khi đó bạn sẽ nghĩ ra cách để giải quyết khó khăn ngay thôi. Trong cái khó ló cái khôn mà, đúng không.
Dám dấn thân và không sợ rủi ro:
Để rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo bạn phải là người dám dấn thân và không sợ rủi ro. Khi bạn có một ý tưởng mới, một kế hoạch lớn với mức độ rủi ro cao khiến bạn cảm thấy đắn đo không dám hành động nghĩa là bạn đang tự thiêu rụi đi những sáng tạo của bản thân. Bạn hãy vượt qua
ra khỏi nỗi lo sợ rủi ro, thất bại và hành động, hãy tin tưởng vào những ý tưởng và khả năng của bản thân mình để khả năng sáng tạo của bạn được phát huy.
Không ỷ lại:Việc ỷ lại sẽ khiến cho bạn trở nên chậm chạp, không muốn động não khi có vấn đề cần giải quyết. Như thế cái khả năng tư duy, sáng tạo bẩm sinh sẽ dần biến mất và bạn trở thành kẻ thụ động, không có những sáng tạo riêng. Hãy là người năng động, xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ, đừng cất giấu khả năng sáng tạo, nếu không một người bạn sẽ trở thành kẻ thụ động, không có chính kiến và những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.
Tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử. Vì thế, hãy luôn rèn luyện cho bản thân tư duy, sáng tạo để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống, công việc của bạn và cho cả xã hội.
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào? Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận...
Ở bước đầu tiên của quy trình ra quyết định hay giải quyết vấn đề, việc nhìn nhận đúng vấn đề được xem như một vị trí thuận lợi để áp dụng tư duy sáng tạo. Việc này không hề đòi hỏi chi phí và chỉ cần rất ít thời gian, song lại có khả năng hướng quy trình quyết định sang những lối đi mới mẻ và hữu ích hơn.
Tư duy sáng tạo được vận dụng như thế nào? Tách rời quan điểm thông thường
Một phương pháp sử dụng tư duy sáng tạo là xem xét quyết định hay vấn đề từ quan điểm của người đứng ngoài cuộc, nghĩa là bạn phải tách rời quan điểm thông thường của mình để nhìn nhận sự việc. Ví dụ, bạn có thể đánh giá công ty hoặc sản phẩm hay chất lượng phục vụ của công ty dưới con mắt khách hàng.
Tất nhiên, bạn cũng có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường nhưng việc đó khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Một phương án nhanh chóng lại tiết kiệm hơn là đặt mình vào vị trí của khách hàng và thử giao dịch kinh doanh với chính công ty của bạn. Bạn cũng nên nhờ một người đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình thử làm điều đó.
Hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn.
Điều này dễ hay khó và ở mức độ nào? Sau đó hãy mua hàng thông qua các kênh phân phối điển hình. Bạn có được kinh nghiệm gì khi mua hàng thông qua số điện thoại miễn phí hay website của công ty? Bạn hãy thử thắc mắc hay phàn nàn điều gì đó với đại lý bán hàng hay phòng dịch vụ khách hàng của công ty và lưu ý xem vấn đề này được xử lý như thế nào.
Mục đích của phương pháp tư duy sáng tạo này là tìm hiểu công ty bạn từ quan điểm của khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn tìm ra vị trí tốt nhất để nhìn nhận vấn đề và tiến hành các bước cải thiện.
Khi phải đương đầu với một sự việc khó khăn hay một quyết định quan trọng, bạn hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề của nhóm bạn. Đừng bao giờ cho rằng bạn đã biết được vấn đề đó, mà hãy cố gắng tiếp cận, đánh giá vấn đề theo nhiều cách khác nhau và phân tích những thông tin hỗ trợ cho các giả định của bạn. Trong suốt quy trình này, bạn hãy đặt những câu hỏi mở nhằm khuyến khích việc tìm hiểu vấn đề một cách chi tiết và cặn kẽ hơn. Những câu hỏi đóng dựa trên các giả định đã được xác lập trước sẽ không có lợi cho nhóm bạn.
Sau đây là ví dụ về các câu hỏi mở có tác dụng tạo nền tảng cho việc thảo luận và chia sẻ ý kiến:
"Anh có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy là chúng ta đang gặp khó khăn?".
"Đây là vấn đề độc lập hay có liên quan tới các phòng ban khác?".
"Chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của vấn đề như thế nào?".
Trái lại, những câu hỏi đóng thường chỉ cho ra câu trả lời "có" hoặc "không". Ví dụ:
"Như vậy là anh đã trao đổi với phòng tài chính và phòng thiết kế về việc này phải không?".
"Anh thật sự tin rằng chúng ta cần phải ra quyết định nhanh chóng ư?"
Việc thảo luận và chia sẻ ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho bước tiếp theo của quy trình ra quyết định, đó là đề xuất các phương án.
Tóm tắt về vận dụng tư duy sáng tạo trong công việc
+ Việc nhìn nhận vấn đề chính là cửa sổ tinh thần để chúng ta xem xét vấn đề, tình huống hay cơ hội.
+ Nhìn nhận vấn đề đúng là yếu tố căn bản để có thể tiến đến quyết định hợp lý.
+ Hãy thận trọng vì một số người cố tình chuyển hướng vấn đề theo chủ đích cá nhân của họ.
+ Hãy thử thách cách nhìn nhận vấn đề đầu tiên và chủ động tìm thêm những cách nhìn nhận khác.
+ Hãy sáng suốt để nhận ra những giả định dựa trên thành kiến, cũng như những sai lầm trong tất cả các cách nhìn nhận vấn đề.
Bạn có muốn trở thành một người tư duy sáng tạo? Không phải như nhiều người vẫn nghĩ rằng sáng tạo thuộc về bản năng của con
người, bạn có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy sáng tạo. Theo kinh nghiệm của chuyên gia sáng tạo Jason Surfrapp
6 bước giúp bạn phát triển tư duy sáng tạo trong công việc hàng ngày
Nhiều người cho rằng tư duy sáng tạo chỉ cần thiết với những người đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, các bạn đang học Digital Marketing hay nghệ thuật. Thật vậy, khả năng sáng tạo có thể giúp bạn phát triển và thành công trong bất kỳ ngành nghề. Hãy hình dung một kỹ sư cơ khí nếu có khả năng sáng tạo, anh ấy có thể phát minh ra nhiều thiết bị và máy móc khác nhau. Một người bán hàng sáng tạo sẽ luôn tràn ngập ý tưởng để tiếp cận khách hàng. Hay một người giáo viên sáng tạo sẽ không bao giờ thiếu những phương pháp hay để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Bạn có muốn trở thành một người tư duy sáng tạo? Không phải như
nhiều người vẫn nghĩ rằng sáng tạo thuộc về bản năng của con người, bạn có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy sáng tạo. Theo kinh nghiệm của chuyên gia sáng tạo Jason Surfrapp (nhà sáng lập mạng xã hội kết nối những người làm việc trong ngành quảng cáo IWearYourShirt.com), 6 bài tập sau có thể giúp bạn.
1. Đọc nhiều nội dung và nhiều chủ đề khác nhau: Để cập nhật kiến thức, thông thường chúng ta chỉ nghiên cứu về những chủ đề liên quan đến công việc của mình. Thay vào đó, hãy bắt đầu tham khảo những cuốn sách mà thông thường bạn sẽ không “tiêu hóa” được. Những ý tưởng mới có thể xuất phát từ những điều tưởng chừng không liên quan. Ngoài ra, nếu có thể hãy ăn trưa với một người lạ. Trò chuyện với một người không quen biết về những điều mới lạ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề từ nhiều hướng khác nhau.
2. Viết 500 từ về bất kỳ chủ đề: Đây là một bài tập thú vị mà bạn có thể luyện tập khi không thể tập trung vào một vấn đề nào đó. Hãy mở một word document mới và bắt đầu đánh máy. Không cần chủ đề, không cần câu dẫn nhập, không cần chỉnh sửa và quan trọng nhất là không tự phê bình. Hãy để những ngón tay “nhảy múa” trên bàn phím máy tính và bộ não quyết định “câu chuyện” của bạn tiếp tục như thế nào. “Thường thì tôi sẽ kết thúc với một “sản phẩm” chẳng ra sao nhưng bài tập này giúp tôi có thêm năng lượng sáng tạo” – theo Jason Surfrapp.
3. Không phải ở nhà, hãy đến rạp chiếu phim: Thưởng thức bộ phim yêu thích trên màn hình lớn, âm thanh sống động và mùi bắp rang thơm lừng luôn là một trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ giúp thư giãn sau một ngày làm việc, xem phim có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người xem, nhất là những bộ phim khoa học viễn tưởng. Bộ não sẽ thu nhận những tình tiết và hình ảnh từ bộ phim và những suy nghĩ và ý tưởng luôn dễ dàng đến hơn bạn mỗi khi rời khỏi rạp chiếu phim. Tuy nhiên, đừng bao
giờ đi xem phim một mình mà hãy rủ thêm đồng nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt để tăng sự kết nối nơi công sở.
4. Trò chuyện với một người bạn không quen trên điện thoại: Bạn sẽ ghi nhận được những kiến thức mới. Bạn rèn luyện cách nói chuyện với người lạ. Lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn không quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một điều từ các quan điểm khác nhau. Điều này giúp bạn mở rộng tư duy theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái hẳn với suy nghĩ của bạn.
5. Ăn uống bổ dưỡng: Có một số nghiên cứu về việc cách chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Nếu bạn muốn suy nghĩ một cách khác biệt, hãy bắt đầu cung cấp năng lượng mới cho cơ thể. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết con người có thể tư duy sáng tạo hơn khi hấp thụ những thức ăn bổ dưỡng hơn.
6. Luyện bài tập “hại não”: Rủ thêm ít nhất một người bạn/đồng nghiệp để tham gia một buổi brainstorm kỹ năng sống trong khoảng 50-60 phút. Trước đó hãy cùng hội ý để có một chủ đề hoặc vấn đề nào đó mà bạn muốn thảo luận và bắt đầu suy nghĩ để tìm ra giải pháp, để có những ý