Kiến trúc các dịch vụ phân loại DiffServ 8 4-

Một phần của tài liệu Thuật toán quản lý hàng đợi A - RIO (Trang 84 - 85)

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hạ tầng mạng, ngày càng nhiều tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ Internet với nhiều loại hình gói cƣớc khác nhau, đáp ứng đƣợc nhiều lớp ngƣời dùng khác nhau tuỳ theo khả năng chi trả của họ. Điều này thúc đẩy sự tăng trƣởng rất nhanh chóng của Internet, dẫn đến lƣu lƣợng vận chuyển trên mạng ngày càng lớn. Để đáp ứng đƣợc thực tế đó, ngoài sự tăng cƣờng về phần cứng, đặc biệt là về băng thông, điều quan trọng hơn là phải có những chính sách phục vụ tốt hơn tại các nút mạng. Ta biết rằng, Internet truyền thống chạy trên nền dịch vụ BestEffort, theo đó tất cả các gói tin đƣợc phục vụ nhƣ nhau dù chủ thuê bao trả ít hay nhiều tiền. Một kiến trúc khác là kiến trúc các dịch vụ tích hợp IntServ (Integrated Services), đƣợc phát triển bởi IETF, nhằm cung cấp khả năng đảm bảo dịch vụ cho các lƣu lƣợng bằng cách dùng giao thức đặt trƣớc tài nguyên mạng RSVP [18]. Theo kiến trúc IntServ, các luồng lƣu lƣợng sẽ đƣợc đảm bảo dịch vụ từ đầu đầu đến cuối (end-to-end) với điều kiện là có đủ tài nguyên dọc theo đƣờng đi từ nguồn đến đích. Tuy nhiên, kiến trúc mạng này có một số hạn chế, đó là: IntServ không có khả năng mở rộng theo luồng lƣu lƣợng; cài đặt router phức tạp, khó quản lý, vì nó phải đảm nhiệm rất nhiều việc; các router phải thƣờng xuyên cập nhật lại trạng thái các lƣu lƣợng qua nó, dẫn đến làm chậm tốc độ truyền. Vì vậy, IETF đã phát triển một kiến trúc mới, đó là kiến trúc dịch vụ phân loại DiffServ (Differentiated Services). Hai khả năng quan trọng nhất của DiffServ là khả năng mở rộng và khả năng linh hoạt. Khả năng mở rộng để phục vụ cho một số lƣợng lớn ngƣời dùng, cho phép hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kết nối cùng chia sẻ đƣờng truyền chung trên Internet tại một thời điểm. Khả năng linh hoạt thể hiện trong việc cung cấp các dịch vụ khác nhau cho các lƣu lƣợng khác nhau, phân phối mềm dẻo băng thông cho mỗi kết nối khi có sự thay đổi trạng thái lƣu lƣợng qua router. Để có những khả năng đó, DiffServ đƣợc tổ chức thành các thành phần khác nhau, mỗi thành phần có chức năng, nhiệm vụ riêng. Dƣới đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về các thành phần chức năng đƣợc cài đặt bên trong kiến trúc DiffServ.

Một phần của tài liệu Thuật toán quản lý hàng đợi A - RIO (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)