Các mục tiêu cần phải đạt đƣợc của A-RED:
maxp đƣợc hiệu chỉnh không chỉ để giữ cho kích thƣớc hàng đợi trung bình nằm trong khoảng minth và maxth mà còn giữ cho kích thƣớc hàng đợi trung bình nằm trong khoảng nửa minth và maxth, cụ thể là khoảng (qlow, qhigh), trong đó qlow = minth+ 0.4(maxth – minth) , qhigh = minth+ 0.6(maxth – minth).
maxpđƣợcthay đổi chậm, sau những khoảng thời gian lớn hơn một thời gian khứ hồi (round-trip time), và đƣợc thực hiện với chi phí thấp.
maxp phải đƣợc khống chế để duy trì trong miền [0.01, 0.5] (tƣơng ứng với [1%, 50%]).
Thay vì phải nhân lên nhiều lần khi tăng và giảm maxp, thuật toán sử dụng chính sách tăng theo cấp số cộng giảm theo cấp số nhân (AIMD policy), tức là khi tăng thì cộng thêm một lƣợng đủ nhỏ (), khi giảm thì nhân với một giá trị nhỏ hơn 1 (). Các giá trị , đƣợc chọn sao cho kích thƣớc hàng đợi trung bình quay trở lại miền mục tiêu (khoảng (qlow, qhigh)) không quá 25s.
A-RED kế thừa thuật toán RED gốc, ngoài ra A-RED đƣợc bổ sung thêm thuật toán hiệu chỉnh maxp, sau đó maxp đƣợc dùng trong thuật toán RED. Thuật toán hiệu chỉnh maxp đƣợc trình bày trên hình 3.8.
Ƣu điểm của A-RED là ở chỗ hiệu chỉnh chậm và không thƣờng xuyên giá trị
maxp. Việc hiệu chỉnh maxp chỉ đƣợc thực hiện khi cần thiết sau những khoảng thời gian dài. Hầu nhƣ chi phí để thực hiện những thay đổi này chỉ là ở những thời điểm ngay sau khi có đột biến của tắc nghẽn (lƣu lƣợng tăng hoặc giảm đột ngột). Để đảm bảo cho A-RED vẫn hoạt động tốt sau những thời điểm đột biến này, maxp
luôn đƣợc giữ trong khoảng [0.01, 0.5]. Điều này đảm bảo trong suốt thời gian chuyển dịch trạng thái của mạng (qua những thời điểm mạng có đột biến), hiệu suất tổng thể của RED vẫn có thể chấp nhận đƣợc (ngay cả khi kích thƣớc hàng đợi trung bình không nằm trong miền mục tiêu) và độ trễ trung bình cũng nhƣ thông lƣợng chịu ảnh hƣởng với một mức độ không đáng kể.