Phương pháp đồ thị chuẩn (đường chuẩn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie trong một số loại nấm lớn lấy từ vườn quốc gia pù mát nghệ an bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) (Trang 29 - 31)

Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào phương trình cơ bản của phép đo A= K.C và một dãy mẫu đầu (ít nhất là ba mẫu đầu) để dựng một đường chuẩn và sau đó nhờ đường chuẩn này và giá trị Ax để xác định nồng độ Cx của nguyên tố cần phân tích trong mẫu đo phổ, rồi từ đó tính được nồng độ của nó trong mẫu phân tích.

Cách tiến hành: Chuẩn bị một dãy mẫu đầu (thông thường là 5 mẫu) có nồng độ của nguyên tố X cần xác định là C1, C2, C3, C4, C5 và các mẫu phân tích có nồng độ là Cx1, Cx2,…Sau đó chọn các điều kiện phù hợp và đo cường độ của một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố phân tích ta thu được giá trị cường độ hấp thụ tương ứng là A1, A2, A3, A4, A5, Ax1, Ax2…và lập đồ thị chuẩn A=f(C). Đồ thị chuẩn có dạng

C1 C2 C3 C4 C5 C6 C(μg/ml)

Hình 1.3: Đồ thị chuẩn của phương pháp đường chuẩn

Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện và rất thích hợp với việc phân tích hàng loạt mẫu của cùng một nguyên tố, đó là ưu điểm của phương pháp này. Song trong nhiều trường hợp chúng ta không thể chuẩn bị được một dãy mẫu đầu thỏa mãn các điều kiện đã quy định cho phương pháp này nên không xác định được chính xác vị trí của đường chuẩn. Nghĩa là khi mẫu phân tích có thành phần phức tạp và chúng ta chưa biết chính xác thì không thể chuẩn bị được một dãy mẫu đầu đúng đắn nên sẽ bị ảnh hưởng của nền, thành phần của mẫu, đó là nhược điểm của phương pháp này.

A(λ)

Ax

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie trong một số loại nấm lớn lấy từ vườn quốc gia pù mát nghệ an bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w