Giải pháp dành cho các doanh nghiệp dulịch

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp luận văn ths du lịch (Trang 81)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Giải pháp dành cho các doanh nghiệp dulịch

3.2.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh

• Hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật Đối với các cơ sở lưu trú

Luôn chú trọng tới chất lượng sản phẩm bao gồm việc hoàn thiện CSVCKT của cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng sự thỏa mãn vô hình của KDL.

Các DV bổ sung, các DV vui chơi giải trí v.v. thuộc phạm vi của cơ sở lưu trú cũng cần được quan tâm phát triển mới và đa dạng hơn.

Đối với các cơ sở ăn uống

Xây dựng thực đơn dựa trên những đặc sắc của địa phương, đồng thời chú trọng đến khẩu vị của KDL các thị trường mục tiêu để xây dựng thực đơn phù hợp. Đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng của từng món ăn để đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách.

Đối với các đơn vị lữ hành

Cần quan tâm đến chất lượng xe vận chuyển du khách, đây là yếu tố hữu hình quan trọng tạo nên sự thỏa mái cho du lịch khách trên các chặng đường tham quan.

Cần cải thiện và phát triển đa dạng các chương trình du lịch, các tuyến du lịch nhằm kích thích nhu cầu đi du lịch của du khách.

Phải đảm bảo chất lượng các chương trình du lịch để du khách thấy hài lòng với số tiền mà họ đã bỏ ra.

75

Đối với các điểm tham quan

Tập trung hoàn thiện CSVCKT đáp ứng nhu cầu du khách tại điểm tham quan, nhất là hệ thống nhà vệ sinh và nơi nghỉ chân cho du khách.

Bảo tồn và phát huy tài nguyên tại điểm du lịch, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, xây dựng mới các sản phẩm tham quan hài hòa với tài nguyên của điểm.

Mỗi điểm du lịch cần xây dựng cho mình một điểm nhấn thu thút độc đáo, riêng có để tránh sự trùng lắp, thiếu tính sáng tạo.

• Nâng cao tính chuyên nghiệp và ưu việt của nhân viên:

Trong công tác tuyển dụng và sử dụng nhân sự cho doanh nghiệp mình các doanh nghiệp cần đảm bảo một số vấn đề sau:

+ Tuyển dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo về chuyên môn hoặc có khả năng về chuyên môn để đảm bảo thực hiện được vị trí công việc.

+ Tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực mới có chuyên môn cao.

+ Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, bố trí công việc đúng người, đúng chuyên môn để họ phát huy hết năng lực của mình.

+ Luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, cập nhật và tập huấn những kiến thức mới để nhân viên bắt kịp xu hướng phát triển.

+ Nên có chính sách cho cán bộ quản lý học tập ở môi trường bên ngoài để học nâng cao năng lực trong công việc.

+ Nêu cao tinh thần yêu công việc và gắn bó với doanh nghiệp trong nhân viên để nhân viên làm việc có kết quả tốt nhất.

• Đảm bảo giá cả hợp lý

Giá cả là yếu tố quan trọng kích thích nhu cầu của du khách khi quyết định tới một điểm đến nào đó. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải có một chính sách giá cạnh tranh so với các doanh nghiệp ở các điểm đến du lịch khác. Để làm được điều này trước hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần phải liên kết với nhau để thống nhất đưa ra mức giá hợp lý cho thị trường chung; sau đó xây dựng chính sách giá riêng, có tính ổn định cho chính bản thân doanh

76

nghiệp mình trong từng loại sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng dựa vào sự thống nhất trên.

• Xúc tiến quảng bá

Cần có những chiến lược xúc tiến quảng bá cho chính doanh nghiệp của mình bằng cách:

+ Nghiên cứu thị trường KDL mục tiêu của doanh nghiệp để nắm được nhu cầu của họ.

+ Giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp bằng website và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để khách có thể tiếp cận trong mua sản phẩm DV có thể đặt đại lý đại diện ở các trung tâm du lịch có thị trường mục tiêu hoặc có chính sách bán hàng qua mạng.

Ngoài công tác xúc tiến quảng bá cho riêng doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp du lịch cần phải phối hợp với cơ quan quản để thực hiện các công tác sau nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch của địa phương:

+ Hỗ trợ tích cực với Sở VHTTDL trong hoạt động đón các đoàn farmtrip: tạo điều kiện tối đa để các đoàn có điều kiện tham quan, sử dụng để đánh giá chính xác nhất về điều kiện cung của doanh nghiệp nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Nếu làm tốt công tác này, nguồn lợi lớn nhất là cho chính doanh nghiệp đó.

+ Tham gia vào các sự kiện do sở du lịch phát động như hội nghị, hội thảo, sự kiện v.v. để góp phần làm thành công và lớn mạnh các hoạt động đó.

+ Chủ động tổ chức các chương trình, sự kiện thu hút khách tới địa phương dưới sự hỗ trợ của Sở VHTTDL: những chương trình như đón khách hàng thứ một triệu, các sự kiện giải trí như thi âm nhạc, các chương trình văn hóa- thể thao v.v. để làm tăng lượng khách đến với doanh nghiệp và tăng lượng khách đến với địa phương.

+ Chung tay trong vấn đề gìn giữ hình ảnh điểm đến của ngành du lịch địa phương: cần có sự thống nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của địa phương với các doanh nghiệp du lịch và các bên liên quan khác để xây dựng và

77

cùng hướng tới một hình ảnh riêng có cho ngành du lịch tỉnh. Để gìn giữ hình ảnh các doanh nghiệp cần phải thực hiện bằng các hành động cụ thể như: đầu tư về sản phẩm, chất lượng DV; kinh doanh với mục tiêu có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường v.v..

3.2.2.2. Chủ động liên kết trong kinh doanh du lịch

Cần có sự thống nhất về đầu tư, quy hoạch phát triển sản phẩm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo kết cấu và mục tiêu phát triển du lịch của địa phương. Ngoài ra để tránh sự trùng lập nhàm chán trong các sản phẩm DV cung cấp cho khách hàng, các chương trình tour không có sự khác biệt các doanh nghiệp cũng phải liên kết với nhau để tạo điểm khác biệt trong từng sản phẩm, trong từng nhà cung ứng. Làm tốt được công việc liên kết trong quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm các doanh nghiệp sẽ tạo ra cho mình một hình ảnh đặc trưng, độc đáo trong sự thống nhất chung.

Liên kết trong tổ chức chào bán và phục vụ KDL giữa các công ty lữ hành, các đơn vị cung ứng DV, các hãng hàng không và các cơ quan xúc tiến du lịch để tạo ra sự đồng bộ trong phát triển du lịch, góp phần khai thác được lợi thế của địa phương, tạo ra những sản phẩm hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều KDL đến với Phú Yên.

Để thực hiện tốt công tác liên kết phát triển các doanh nghiệp du lịch cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Tham gia vào Hiệp hội du lịch địa phương và các Hiệp hội du lịch khác của vùng và của quốc gia.

+ Tích cực trong các chương trình hoạt động chung tay vì sự phát triển của ngành du lịch.

+ Tạo lập các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các đơn vị khác vì mục tiêu lợi ích chung.

+ Đảm bảo uy tín, không ngừng hoàn thiện sản phẩm DV để đáp ứng yêu cầu của các đối tác.

78 3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Quản lý chặt chẽ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch các đơn vị kinh doanh du lịch

Nhân viên phục vụ là người trực tiếp tiếp xúc và cung cấp sản phẩm cho khách hàng, hơn nữa SPDL là sản phẩm DV nên rất khó kiểm soát chất lượng. Chính vì vậy, một đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản, có chuyên môn, có kỹ năng sẽ thực hiện tốt được vai trò của mình và đảm bảo được chuẩn chất lượng cho doanh nghiệp.

Vì lợi ích như trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở VHTTDL đưa ra các quy định chặt chẽ về lực lượng lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp. Tiến hành thống kê lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để xác định lực lượng lao động đó có đảm bảo được yêu cầu công việc. Yêu cầu các doanh nghiệp có nguồn nhân lực chưa đáp ứng tiến hành các chương trình đào tạo cho nhân viên của mình đáp ứng được yêu cầu của ngành.

3.3.2. Có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực có chất lượng cao

Nhân lực có chất lượng cao là những phần tử quan trọng được coi là đầu tàu phát triển ngành. Do vậy, tỉnh cần phải thu hút nhân lực có chuyên môn cao đảm nhận các vị trí quan trọng như quản lý, quy hoạch phát triển, xúc tiến quảng bá để đảm bảo phát triển ngành đúng hướng, bền vững.

Thu hút, đãi ngộ để thu hút người tài bằng những chính sách thiết thực, tạo điều kiện để họ thể hiện hết khả năng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh.

3.3.3. Cần đầu tư đủ chi phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Những chương trình xúc tiến quảng bá trong thời gian vừa qua của Phú Yên rất mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong đợi. Nguyên nhân chính là do nhân lực và nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính phân bổ quá chậm và còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để cho những hoạt động xúc tiến du lịch Phú Yên thành công, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần quan tâm hỗ trợ đủ chi phí để Sở VHTTDL đầu tư những chương trình có chất lượng, thể hiện sự lớn mạnh và hoành tráng mang tầm ảnh hưởng lớn đến du khách.

79 Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng thu hút KDL nội địa đến Phú Yên, kế hoạch phát triển của tỉnh, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên:

+ Giải pháp về xúc tiến du lịch: cần có những chương trình xúc tiến đạt chất lượng tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành. Kinh phí và nhân lực được xem là điểm mấu chốt để mạng lại chiến lược xúc tiến thành công.

+ Giải pháp liên kết phát triển: Liên kết chặt chẽ với các địa phương trong khu vực, tiếp tục mở rộng đến những địa phương có thị trường khách mục tiêu và tiềm năng để tạo cơ hội phát triển cho ngành du lịch của tỉnh, trên cơ sở đó học hỏi kinh nghiệm để hoạt động ngành nhanh chóng tiến bộ.

+ Đối với dân địa phương: cần phải tuyên truyền về vai trò của ngành du lịch, chia sẻ lợi ích, khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động ngành.

+ Đối với các doanh nghiệp: cần phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động trong liên kết với nhau cùng phát triển. Đồng thời, cần tham gia và chia sẻ với nhà nước về công tác xúc tiến quảng bá của địa phương.

80 KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng các điều kiện cung – cầu và thực trạng thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên, luận văn đã rút ra kết luận sau:

1. Tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên là rất lớn, trong đó bao gồm sự thuận lợi về địa lý, TNDL biển dồi dào cùng nhiều yếu tố thiên nhiên và nhân văn khác. Phú Yên hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành điểm nhấn quan trọng trong mắt xích Nam Trung bộ.

2. Trong những năm qua ngành du lịch Phú Yên đã có những bước phát triển về CSVC, CSHT, gia tăng lượng khách đến, gia tăng về doanh thu, tạo ra việc làm. Đây là những điều đáng mừng cho ngành du lịch của tỉnh, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

3. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua ngành du lịch Phú Yên vẫn còn nhiều yếu kém so với những địa phương lân cận nguyên nhân chính là chưa được đầu tư đúng mức, nguồn kinh phí cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành.

4. KDL nội địa chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng lượng KDL đến Phú Yên, vì vậy, việc tìm giải phát nâng cao khả năng thu hút khách nội đia đến Phú Yên là điều cần thiết. Nếu làm tốt công tác này, ngành du lịch sẽ tạo một cú hích phát triển mạnh mẽ đem lại lượng khách và doanh thu đạt mục tiêu của ngành.

5. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn hoạt động du lịch Phú Yên, luận văn đã đề ra các giải pháp nhằm thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên như sau:

+ Công tác xúc tiến quảng bá du lịch phải được đầu tư đúng mức để hoạt động này không mang tính hình thức mà phải có hiệu quả thiết thực, thúc đẩy sự chú ý của du khách đối với du lịch Phú Yên. Để công tác này đạt hiệu quả cần phải phối hợp với các chuyên gia để đề ra chiến lược xúc tiến, đầu tư kinh phí và xây dựng hình ảnh du lịch Phú Yên phù hợp với mong muốn của KDL nội địa.

81

+ Tăng cường liên doanh, liên kết với các địa phương lân cận để tìm cơ hội phát triển cũng như học hỏi kinh nghiệm phát triển để ngành nhanh chóng theo kịp các địa phương khác. Chủ động tìm kiếm cơ hội liên kết với các địa phương có thị trường KDL mục tiêu và tiềm năng để gia tăng lượng khách đến.

+ Các doanh nghiệp du lịch phải chủ động trong sự phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mình, cụ thể: cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động liên kết trong kinh doanh du lịch, tham gia và cùng chia sẻ giải quyết các vấn đề còn tồn động khó khăn của ngành với cơ quan chức năng.

+ Nâng cao vai trò của người dân địa phương trong công tác thu hút khách đến bằng các hành động thiết thực như chia sẻ lợi ích, phát triển hoạt động du lịch có sự tham gia của địa phương.

Tóm lại, luận văn đã nghiên cứu trên cơ sở khoa học và thực tiễn hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên:

+ Phú Yên là một tỉnh có nhiều tiềm năng tạo ra sức hấp dẫn du lịch đối với du khách nội địa, nhưng trong thời gian vừa qua lượng khách nội địa đến Phú Yên vẫn còn khiêm tốn so với các địa phương lân cận.

+ Luận văn đã tập trung đánh giá về thực trạng hoạt động thu hút KDL nội địa đến Phú Yên, phân tích hoạt động thông qua nhiều khía cạnh: lượng KDL nội địa, nguồn KDL chính, hiện trạng đầu tư CSVCKT phục vụ du khách, v.v..

+ Luận văn đã nêu rõ những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân cụ thể trong hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên. Trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh, cơ sở nghiên cứu thực tế về điều kiện cung - cầu và xu hướng phát triển hiện tại của ngành, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên.

Luận văn đưa ra các giải pháp thiên về cầu du lịch về điểm đến với mục tiêu gia tăng sự chú ý của du khách đến du lịch Phú Yên cũng như tạo sự khao khát lựa chọn Phú Yên là điểm đến du lịch của mình nhằm gia tăng lượng khách nội địa đến Phú Yên.

82

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Trần Văn Anh (2013), Liên kết – yếu tố quyết định phát triển bền vững du lịch miền Trung, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9, tr. 19-20.

2. Lê Tuấn Anh (2013), Xu hướng nổi trội của du lịch thế giới, Tạp chí Du lịch

Việt Nam, số 6, tr. 44-45.

3. Phạm Long Châu, Nguyễn Hoàng Anh (2013), Hoạt động quan hệ công chúng trong du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr. 38-39.

4. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố,

NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp luận văn ths du lịch (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)