Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp luận văn ths du lịch (Trang 62)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Đánh giá chung

2.2.3.1. Kết quả đạt được

 Tổng lượng du khách đến du lịch nội địa ngày càng tăng lên, với tốc độ phát triển đều đặn, đạt mục tiêu đề ra hàng năm.

 Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch cũng đang tăng trưởng theo nhịp độ phát triển du lịch của tỉnh.

 Cùng với sự gia tăng về số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch, SPDL đang dần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.

 Hệ thống đường sá nối đến các điểm du lịch và các vùng trọng điểm đã được quan tâm đầu tư, giao thông đường hàng không cũng đang mở rộng.

 Một số dự án lớn đầu tư phát triển du lịch đã hoàn thiện và đi vào hoạt động đem lại uy tín và thương hiệu như: khu du lịch sinh thái bãi Tràm, khu nghỉ dưỡng núi Thơm, khu du lịch Thuận Thảo.v.v. nhiều dự án đang triển khai với mức độ đầu tư lớn như: tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vũng Rô, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cù Lao Mái Nhà, khu du lịch sinh thái Bãi Nồm, khu đô thị du lịch sinh thái và du lịch Vinpearl Tuy An, v.v.. Tỉnh vẫn tích cực kêu gọi đầu tư vào các hạng mục quan trọng khác.

 Bước đầu quan tâm đến nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, có những chương trình huấn luyện đạt hiệu quả.

 Triển khai được các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch cho tỉnh nhà, tích cực tham gia vào các chương trình nhằm mục đích quảng bá trong cả nước.

56

 Có sự liên kết với các địa phương khác, hòa theo xu thế phát triển chung của ngành.

2.2.3.2. Hạn chế

 Tổng lượng khách đến còn khá khiêm tốn, thời gian lưu trú ngắn. Phú Yên chưa phải là điểm đến mục tiêu trong các chuyến du lịch của du khách.

 SPDL không đặc sắc, chưa mang tính đột phát. Số lượng và chất lượng sản phẩm còn nghèo nàn không đảm bảo đủ cho nhu cầu cũng như không hấp dẫn được du khách.

 Kết quả đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Các dự án triển khai chậm, nhiều dự dán bị thu hồi đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển du lịch của tỉnh.

 Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, yếu kém về năng lực cũng như khả năng chuyên môn.

 Tham gia nhiều các chương trình xúc tiến quảng bá nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

 Kết quả về hoạt động liên kết phát triển vẫn chưa đạt hiệu quả cao

 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh còn thấp.

 Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch cũng như hoạt động thu hút KDL còn quá ít. Trong những hoạt động này, người dân địa phương chưa đóng góp được vai trò của mình.

2.2.3.3. Nguyên nhân

Xuất phát điểm ngành du lịch Phú Yên thấp so với các địa phương lân cận

Chỉ mới quan tâm đến phát triển du lịch từ những năm 2000, vì vậy, ngành du lịch chưa thể so sánh ngang bằng với các địa phương khác trong cạnh tranh điểm đến. Ngoài ra, kinh nghiệm còn non trẻ nên ngành du lịch Phú Yên cũng chưa có những chiến lược hiệu quả, những kế hoạch hiện tại đề ra cũng cần có nhiều thời gian để thực hiện.

57

Mức độ đầu tư cho ngành còn thấp

Từ việc đầu tư cơ sở vật chất, CSHT đến việc đầu tư cho các chương trình hoạt động hỗ trợ thu hút khách cũng chưa được quan tâm đúng mức. Dẫn đến, CSVCKT phục vụ du lịch yếu kém, SPDL còn nghèo nàn, chưa đáp ứng về chất lượng; các chương trình xúc tiến không được hỗ trợ đủ kinh phí nên còn mang tính chất hình thức chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhân lực quản lý ngành còn yếu

Đội ngũ cán bộ quản lý của Sở có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp, do vậy thiếu những cán bộ quản lý và hoạch định dài hạn. Những chương trình phát du lịch triển chỉ là học theo những địa phương khác với tầm thấp, chưa có những bước đột phá mạnh mẽ cho riêng mình.

Nguyên nhân khách quan từ tình hình kinh tế hiện tại

Do tình trạng khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua đã làm cho các nhà đầu tư du lịch cho tỉnh không đủ khả năng tiếp tục dự án. Nhiều dự án lớn hứa hẹn đem lại cục diện mới cho ngành du lịch tỉnh đã bị thu hồi, vì vậy; trong vài năm qua quá trình đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch đã bị đình trệ, gây ảnh hướng lớn đến quá trình phát triển chung của ngành.

Hoạt động liên kết phát triển chưa được các doanh nghiệp chú trọng

Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn hoạt động riêng lẻ, chưa thật sự kết nối với nhau. Chính vì thế, sản phẩm cung ứng của các doanh nghiệp chỉ mang tính tự phát, không tạo được chuỗi sản phẩm chung nên chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Mặc khác, sự thiếu liên kết đã làm cho các doanh nghiệp trên một địa bàn xem nhau như những đối thủ cạnh tranh chính, gây bất lợi trong việc tạo thế mạnh chung cho địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưa thật sự quan tâm đến vai trò của người dân trong hoạt động du lịch cũng như hoạt động thu hút khách

Chính điều này dẫn đến người dân địa phương thờ ơ với hoạt động phát triển du lịch của địa phương, không tham giam vào các hoạt động của ngành.

58 2.3. Phân tích SWOT du lịch Phú Yên

2.3.1. Điểm mạnh - S

- S1: TNDL phong phú và đa dạng

Phú Yên được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều cảnh sắc độc đáo, nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ kỳ thú: Đầm Cù Mông, Ô Loan, vịnh Vũng Rô, Xuân Đài, gành Đá Đĩa, núi Đá Bia- Bãi Môn - Mũi Điện v.v.. Biển Phú Yên còn có hơn 20 bãi tắm đẹp, là điều kiện lý tưởng để tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh những TNDL thiên nhiên, Phú Yên còn là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa như đã nêu ở trên. Đó chính là lợi thế cho sự phát triển của ngành du lịch Phú Yên.

- S2: Vị trí địa lý thuận lợi

Tỉnh nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ (QL 1A), có cảng hàng hóa Vũng Rô và sân bay Tuy Hòa; có đường quốc lộ 1D nối với thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định và được xem là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên với đường QL 25 nối với Gia Lai và ĐT 645 nối với Đắk Lắk. Những điều kiện thuận tiện về vị trí địa lý cũng như giao thông đã tạo cho tỉnh Phú Yên có khả năng phát triển ngành thương mại và DV trong đó có DV du lịch.

2.3.2. Điểm yếu - W

- W1: Ngành du lịch còn non trẻ

Chính quyền địa phương Phú Yên quan tâm vào ngành du lịch mới chỉ từ năm 2000. Khoảng từ năm 2007 trở lại đây, ngành du lịch mới có những dự án đầu tư trọng điểm vào du lịch như việc xây dựng các khách sạn 4, 5 sao, các khu resort v.v. còn việc xây dựng các khu điểm du lịch hấp dẫn thì chưa được tiến hành. Như vậy, so với tỉnh láng giềng Khánh Hoà thì ngành du lịch Phú Yên còn thật sự non trẻ, kinh nghiệm hoạt động phát triển ngành còn chưa nhiều, chưa có khả năng tạo ra những sản phẩm đặc thù cũng như có chất lượng cao.

- W2: Công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế

Công tác xúc tiến, quảng bá còn nặng về hình thức, chưa có sức cuốn hút và chưa có những chiến lược hiệu quả. Lực lượng quảng bá còn mang nặng phong

59

cách hoạt động của bộ máy hành chính. Chưa tập hợp đông đảo doanh nghiệp kinh doanh du lịch và lực lượng quần chúng tham gia.

- W3: Thiếu tính liên kết thấp giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh Các doanh nghiệp du lịch hoạt động còn manh mún chưa có sự liên kết lẫn nhau. Tỉnh chưa có những hoạt động hiệu quả để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp.

2.3.3. Cơ hội - O

- O1: Nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng

Nhu cầu đi du lịch tăng trưởng cùng với nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng lên, đó là cơ hội để các điểm đến chia sẻ nguồn cầu du lịch dồi dào trong tương lai.

- O2 : Xu hướng đi du lịch đến những nơi còn hoang sơ của du khách

KDL ngày nay có xu hướng tìm đến những vùng đất mới, còn hoang sơ để tìm kiếm những trải nghiệm mới hơn là đến những điểm đến đã quá quen thuộc. Mặc dù đây là một nguy cơ lớn đối với những vùng đã phát triển du lịch nhưng với một địa phương chưa thực sự phát triển du lịch như Phú Yên lại là một cơ hội để thu hút khách đến với mình.

- O3: Được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư

Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng đến năm 2014 vẫn có nhà đầu tư tiếp tục đến khảo sát, xúc tiến đầu tư nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 35 dự án đăng ký đầu tư về lĩnh vực DV, du lịch còn hiệu lực thông báo chủ trương đầu tư, trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, nên các nhà đầu tư chưa thể triển khai dự án. Tuy nhiên, trong số này vẫn có nhiều nhà đầu tư rất thiện chí, tiếp tục triển khai các phần việc, thủ tục hành chính. Nếu không có gì biến động, năm 2014, một số dự án sẽ được khởi công như: Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm, Khu du lịch Mặt Trời Vàng (Gành Đỏ, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu), Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch Việt Beach, Khu phức hợp du lịch biển và công viên nước Long Thủy (TP Tuy Hòa) v.v.. Đặc biệt, đầu năm 2104 dự án với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD về việc thực hiện Tổ hợp du

60

lịch - nghỉ dưỡng ở vịnh Vũng Rô – Vung Ro Bay (Phú Yên). Dự án Tổ hợp nghỉ dưỡng Vịnh Vũng Rô sẽ được phát triển gồm 3 khu chính là The Marina, The Village và Bãi Môn. Ba khu này được kết nối bằng con đường tản bộ dài 2,5 km với tên gọi The Green Thread.

2.3.4. Thách thức - T

- T1: Chịu sự cạnh tranh gay gắt

Hầu như tất cả các tỉnh trong cả nước đều xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Do vậy, ngành du lịch được đặc biệt quan tâm phát triển nên càng tạo nên sức cạnh tranh giữa các địa phương.

- T2: Sự tương đồng về tài nguyên phát triển du lịch biển đảo

Các tỉnh duyên hải miền Trung đều có một đặc điểm chung đó là có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo. Do vậy, việc tạo ra một SPDL có tính đặc thù, đột phá là một vấn đề thách thức lớn. 2.3.5. Phân tích ma trận SWOT Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) - S1: Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng - S2: Vị trí địa lý thuận lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm yếu (W) - W1: Ngành du lịch còn non trẻ - W2: Công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế - W3: Thiếu tính liên kết thấp giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh Cơ hội (O)

- O1: Nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng - O2 : Xu hướng đi du lịch đến những nơi còn hoang sơ của du khách - O3: Được sự quan tâm

Kết hợp chiến lược SO - S1, S2 + O1, O2: Đẩy mạnh thu hút khách bằng những tài nguyên sẵn có và sự thuận lợi của vị trí. - S1 + O3: Cố gắng nâng cao chất lượng DV để đạt

Kết hợp chiến lược WO - W1 + O3: Tranh thủ thu hút đầu tư, tạo ra nhiều khu điểm du lịch có giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh.

61

chú ý của các nhà đầu tư sự thỏa mãn cao nhất của khách. Khai thác có định hướng tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh nhằm trở thành một điểm du lịch mới hấp dẫn. các công tác cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là biện pháp xúc tiến hữu hiệu.

Thách thức (T)

- T1: Chịu sự cạnh tranh gay gắt

- T2: Sự tương đồng về tài nguyên phát triển du lịch biển đảo

Kết hợp chiến lược ST - S1, S2 + T1, T2: Tạo ra những sản phẩm dựa trên tiềm năng, đặc biệt quan tâm đến tính chất đặc thù của sản phẩm. Phát triển du lịch biển, đảo đi kèm với những giá trị văn hóa riêng biệt, đặc sắc của tỉnh.

Kết hợp chiến lược WT - W1, W2 + T1: Cần đưa những giải pháp và kế hoạch phát triển. Tiếp cận khách hàng bằng những chiến lược tiếp thị hiệu quả - W1+ T2: Học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của các tỉnh đồng thời cố gắng tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá. - W3, + T1, T2: Kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo mối liên kết vì mục tiêu có lợi chung.

Bảng 2.5. Phân tích SWOT ngành du lịch Phú yên

Tiểu kết chương 2

Với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, TNDL tự nhiên đa dạng, những đặc điểm riêng có về văn hóa Phú Yên có cơ hội trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng của khu vực duyên hải miền Trung.

62

Trong những năm qua, lượng khách đến Phú Yên và doanh thu đã không ngừng nâng lên, điều đó chỉ ra rằng những nỗ lực phát triển ngành ban đầu đã thành công, tạo đà phát triển cho những năm tới.

CSVCKT, CSHT từng bước được hoàn thiện, SPDL ngày càng được chú trọng phát triển đa dạng hơn. Bước đầu quan tâm đến xúc tiến thu hút KDL với nhiều chương trình quảng bá. Vấn đề liên kết phát triển cũng được chú ý, đặc biệt là sự ra đời của Hiệp hội du lịch Phú Yên vừa qua.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, ngành du lịch Phú Yên còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế nên chưa trở thành một điểm đến du lịch có năng lực cạnh tranh cao. Cụ thể là sản phẩm DV du lịch còn nghèo nàn, những chiến lược phát triển chưa hiệu quả, các chương trình xúc tiến còn nhiều hình thức, v.v.. Nguyên nhân cơ bản chính là việc đầu tư chưa đúng mức, quản lý còn yếu kém, và ngành du lịch của tỉnh còn khá non trẻ.

63

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỨC THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN DU LỊCH PHÚ YÊN

3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của Phú Yên đến năm 2020 3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch 3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch

Huy động các nguồn lực để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững. Phát triển du lịch gắn kết toàn diện với kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng, hội nhập với gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Phát huy hiệu quả tổng hợp các TNDL và các lợi thế về vị trí địa lý, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, các tỉnh trong khu vực duyên hải Miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng hợp tác với các tỉnh thuộc Nam Lào và Campuchia, v.v. để tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, đảm bảo tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và của cộng đồng.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch để tạo đột phá theo hướng phát triển nhanh và bền vững; tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ. Tập trung đầu tư các tuyến, điểm du lịch phát huy được ưu thế của các di tích, danh thắng quốc gia, lợi thế so sánh về TNDL biển, đảo, đầm, vịnh, rừng núi và nét văn hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp luận văn ths du lịch (Trang 62)