6. Bố cục của luận văn
2.2. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên
2.2.1. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên của ngành du lịch Phú Yên 2.2.1.1. Công tác xúc tiến du lịch
Trong những năm qua, chính quyền địa phương cũng hết sức chú trọng đến công tác xúc tiến du lịch, đã tham gia nhiều hoạt động xúc tiến trong và ngoài tỉnh. Đáng lưu ý là các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2013 đã tạo bước kết nối mới với các tổ chức quảng bá du lịch khu vực và toàn quốc. Làm việc với các đơn vị lữ hành, tổ chức đón đoàn Famtrip của Diễn đàn du lịch Việt Nam, các đoàn Famtrip Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh hòa, Bình Định v.v. tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp kết nối điểm đến du lịch Phú Yên”. Các đơn vị này đã chủ động đưa lượng KDL đến Phú Yên ngày càng đông. Đã tiến hành khảo sát, giới thiệu một số SPDL, điểm tham quan của tỉnh, hiện nay các đơn vị lữ hành du lịch đang thực
48
hiện đưa khách đến Phú Yên tham quan tại: Khu Di tích lích sử Tàu không số Vũng Rô, Trạm Hải Đăng - Mũi Đại Lãnh, Tháp Nhạn - Đài Tưởng niệm Núi Nhạn; Gành Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng v.v.. Để tạo thêm sản phẩm phục vụ KDL, đã tổ chức “Chương trình nghệ thuật phục vụ KDL tại tỉnh Phú Yên". Chương trình này đã thực hiện biểu diễn tại Tháp Nhạn thu hút hàng ngàn lượt KDL.
Mặt khác, ngành đã tích cực tham gia quảng bá du lịch Phú Yên tại các hội chợ lớn: Hội chợ Quốc tế Đầu tư, Thương mại và Du lịch hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2013, Du lịch Quốc tế - VITM 2013 tại Hà Nội, du lịch biển Nha Trang 2013, Hội chợ ITE TP.HCM 2013.
Trên địa bàn tỉnh cũng tổ chức những chương trình thiết thực nhằm kích cầu du lịch. Năm 2011 đăng cai tổ chức “Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ- Phú Yên 2011”, năm 2014 tổ chức chương trình “Festival thủy sản Phú Yên” và những chương trình văn hóa khác có ý nghĩa thu hút du lịch.
Phối hợp quảng bá du lịch Phú Yên trên chương trình “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn”, chương trình “Đất nước – Con người – Du lịch” của Đài truyền hình Việt Nam; Tạp chí Du lịch; trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, v.v..
Xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch như bản đồ du lịch Phú Yên; album ảnh du lịch; đĩa phim tư liệu khám phá Phú Yên; phim tài liệu “Nơi ấy Phú Yên”, “Dừng chân nơi đèo Cả”, “Sông Đà Rằng – dòng sông quê hương”; các tập gấp giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia; nâng cấp website du lịch Phú Yên, xuất bản sách cẩm nang xúc tiến du lịch.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã có những tiến bộ nhưng hiệu quả chưa thật rõ nét, tạo bước đột phá cho Ngành du lịch của tỉnh.
2.2.1.2. Liên kết phát triển
• Liên kết với các địa phương trong khu vực với mục tiêu liên kết trong cung ứng và phát triển chung
Du lịch Phú Yên đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Đức Cơ (tỉnh Gia Lai); một số dự án có quy mô lớn đang đầu tư ở tỉnh Phú Yên như Dự án
49
hầm đường bộ qua Đèo Cả, nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô; Khu kinh tế Nam Phú Yên gắn với Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu kinh tế Vân Phong, v.v. tạo cho tỉnh Phú Yên có điều kiện để trở thành cửa ngõ mới ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên và kết nối với thị trường du lịch các nước Lào, đông bắc Thái Lan và Campuchia.
Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã được ký kết nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực. Ngoài ra, Phú Yên và các địa phương lân cận là Khánh Hòa và Tây Nguyên cũng đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng địa phương; liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng biển đảo Phú Yên, Khánh Hòa và để giới thiệu, quảng bá đến du khách; hàng năm tổ chức hội chợ du lịch và làng nghề theo hình thức luân phiên giữa các tỉnh; v.v..
Tuy nhiên, những hoạt động liên kết bước đầu chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là thiếu sự liên kết trong phát triển sản phẩm nên chưa tạo được nét độc đáo riêng để thu hút khách, tình trạng trùng lặp về SPDL trong vùng dẫn đến sự nhàm chán trong các tour du lịch đã liên kết. Mặc khác, sự chênh lệch quá lớn về mức độ DV, cơ sở vật chất, v.v. giữa Phú Yên với các địa phương đã có mức độ phát triển du lịch cao như: Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam dẫn đến Phú Yên không trở thành một điểm nhấn trong thu hút khách đến với vùng, mà chỉ là một điểm kết nối các tuyến đường đi.
• Liên kết với các địa phương khác trong nước với mục tiêu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành Du lịch địa phương
Địa phương mà Phú Yên từ lâu đã trở thành đối tác hợp tác phát triển toàn diện ngành Du lịch là TP Hồ Chính Minh. Từ năm 2005 lãnh đạo tỉnh Phú Yên và TP Hồ Chí Minh đã ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương. Vừa qua, ngành VHTTDL hai địa phương đã đánh giá những kết quả đạt được và tiếp tục ký kết “Chương trình hợp tác phát triển du lịch” đến năm 2016.
Lãnh đạo hai địa phương đã ký kết chương trình hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, có kế hoạch, không hạn chế quy mô và lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Kết quả của chương trình hợp tác này bước đầu đã góp phần nhất
50
định vào sự phát triển du lịch Phú Yên, cũng như mở ra một môi trường đầu tư, hợp tác có tiềm năng dành cho các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Trên lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch, với sự hợp tác chặt chẽ, ngành du lịch của hai địa phương đã giới thiệu được hình ảnh, SPDL của từng địa phương thông qua các sự kiện văn hóa, du lịch như: Hội chợ du lịch quốc tế ITE năm 2009, hội chợ thực phẩm và khách sạn (TP Hồ Chí Minh), Liên hoan ẩm thực ba miền nhân năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức tại Phú Yên. Thông qua các chương trình khảo sát du lịch, nhiều cơ quan báo chí ở TP Hồ Chí Minh đến Phú Yên để sản xuất các chương trình, xây dựng các phóng sự chuyên đề giới thiệu đặc trưng của du lịch Phú Yên.
Trên lĩnh vực thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, từ năm 2005 đến nay có 10 dự án du lịch với khoảng 300 tỉ đồng do TP Hồ Chí Minh đầu tư. Các dự án này đã góp phần đa dạng hóa các SPDL và bước đầu khai thác có hiệu quả như: Nâng cấp nhà hàng khách sạn Hương Sen, Khu du lịch Gió Chiều với khách sạn bốn sao Sài Gòn - Phú Yên, Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Sông Cầu với dự án nhà nghỉ, nhà hàng Bãi Tiên, Khu du lịch Long Beach, Trung tâm hội nghị và tổ chức tiệc cưới Bán Đảo Ngọc, v.v.. Ngoài ra, thông qua Hội đồng hương Phú Yên tại TP Hồ Chí Minh, những doanh nhân người Phú Yên đã đầu tư và kêu gọi đầu tư hai khu du lịch liên hợp và sinh thái cao cấp là: Khu du lịch sinh thái Sao Việt và Khu du lịch liên hợp Bãi Xép. Bên cạnh những dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, vẫn còn một số dự án tiếp tục đầu tư như: Khu khách sạn kết hợp du lịch ven biển TP Tuy Hòa, Khu du lịch Resort Biển Xanh, Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm, làng nghỉ dưỡng cao cấp Seaside, v.v..
Trên các lĩnh vực hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm quản lý nghiệp vụ, Phú Yên đã nhận được sự hỗ trợ tạo điều kiện đặc biệt từ phía bạn.
Trên cơ sở những kết quả đạt được và mối quan hệ liên kết, hợp tác tốt đẹp giữa hai địa phương, mới đây lãnh đạo hai Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP Hồ Chí Minh và Phú Yên đã tiếp tục ký ghi nhớ chương trình nội
51
dung hợp tác, liên kết trên năm lĩnh vực chính là: Hợp tác trong trao đổi thông tin tình hình phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; phát triển các SPDL và quy hoạch, kêu gọi đầu tư.
Trong chương trình ký kết hợp tác phát triển du lịch với Phú Yên, ngoài lãnh đạo Sở VHTTDL của hai địa phương còn có sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành, cơ sở đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về tiềm năng du lịch của Phú Yên cũng như các doanh nghiệp tại địa phương để bắt tay hợp tác, góp phần thúc đẩy du lịch Phú Yên phát triển.
Nhìn chung, hoạt động liên kết phát triển du lịch của Phú Yên đã được quan tâm, trong hoạt động liên kết với TP Hồ Chí Minh đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận. Nhưng xét trên thực tế thì Phú Yên vẫn còn rất thụ động, chủ yếu mong chờ đối tác mang lại lợi ích cho mình, chưa có nỗ lực cho sự phát triển ngành cũng như chưa chủ động tạo hiệu quả trong hợp tác.
2.2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Trên cơ sở công nhận các tuyến du lịch và các điểm du lịch địa phương thuộc TP Tuy Hòa, huyện Tuy An và huyện Đông Hòa, tỉnh đã kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch nhằm gia tăng sức hút cho du lịch địa phương. Tuy nhiên, các tuyến, điểm du lịch này chưa thực sự phát triển mạnh, kèm theo đó là sự kêu gọi khá hình thức (chỉ có trên các quyết định) của chính quyền địa phương, nên dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch chỉ là manh mún, nhỏ lẻ và tự phát.
Về phía người dân địa phương, lợi ích về phát triển du lịch chưa mang lại; chính vì thế họ thờ ơ với hoạt động này. Bên cạnh đó, chưa có chính sách nào cũng như chưa có hoạt động nào của chính quyền và các nhà quản lý du lịch tuyên truyền ý thức cho người dân về lợi ích của ngành, về sự cộng hưởng của các bên tham gia mang lại hiệu quả cho ngành. Cho nên, quan điểm về phát triển du lịch của địa phương chỉ là quan điểm của các nhà quản lý, các nhà kinh doanh du lịch, còn người dân địa phương là người đứng ngoài cuộc.
52