Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.3.Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ

a. Sự phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mĩ cho học sinh tiểu học

Giáo dục thẩm mĩ bắt đầu từ sự tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, hiểu cái đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật.

Theo quan điểm mĩ học của Mác - Lênin: “Sự tri giác cái đẹp được hiểu là quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả của nó là những rung cảm thẩm mĩ, những tình cảm thẩm mĩ.”

Tri giác thẩm mĩ bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với cảm xúc và tình cảm thẩm mĩ. Với trẻ em, đặc điểm của tình cảm thẩm mĩ là niềm vui vô tư, là cảm xúc tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ giữ vai trò rất to lớn trong việc đánh giá các sự vật và hiện tượng khác nhau trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mĩ sau này cho học sinh.

b. Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của học sinh

Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng những hình tượng sinh động, cụ thể gợi cảm để phản ánh hiện thực (Từ điển Tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội). Bởi vậy giáo dục nghệ thuật cho trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp. Học sinh tiểu học đã có thể tiếp thu hầu hết các hình thức nghệ thuật: đặt một câu chuyện, hay suy nghĩ một bài thơ. Tuy ở các em hình thức này có đặc điểm riêng nhưng ngay trong giai đoạn này các chức năng sáng tạo nghệ thuật của các em được phát triển mạnh. Điều này được thể hiện ở sự xuất hiện chủ định, ở việc thực hiện chủ định trong hoạt động của mình.

Đặc điểm sáng tạo của các em còn thể hiện ở sự bắt chước. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong hoạt động vui chơi của học sinh. Trong trò chơi trẻ bắt chước những hoạt động của người lớn, của những hình tượng nhân vật trong văn học, qua các câu chuyện kể, qua truyện cổ tích… trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những ấn tượng lấy trong thế giới xung quanh.

Tính sáng tạo cũng thể hiện trong các hình thức nghệ thuật khác như: vẽ, ca hát hay kể chuyện. Các em thoả mãn nhu cầu của mình trong việc thể hiện có hiệu quả bằng hình tượng các ấn tượng của mình. Chính ở đây bắt

đầu nảy sinh ra chủ định, sau đó tìm phương tiện thực hiện và các em biết phối hợp các ấn tượng của mình thu được.

Ở Tiểu học, các em đã có sự phát triển của tính sáng tạo, chúng thể hiện ở sự phát triển năng lực xây dựng chủ định và thực hiện nó; ở kĩ năng phối hợp các tư thức, khái niệm của mình trong việc truyền đạt chân thực tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.

c. Hình thành những cơ sở thị hiếu thẩm mĩ

Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mĩ của con người biểu hiện ở sự phán đoán, đánh giá. Trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho các em những cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật. Cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp với cái không đẹp. Tuy nhiên ở bậc tiểu học chỉ đạt những cơ sở bản chất trong việc đánh giá, nhưng chính điều này có ý nghĩa to lớn vì nó giáo dục trẻ một thái độ tự giác, chú ý hơn đối với các tác phẩm nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen (Trang 35 - 37)