Lô 1: Vệ sinh, chăm sóc tốt Lô 2: Vệ sinh, chăm sóc kém
Bảng 2.4. Kết quả tình hình nhiễm hội chứng bệnh đường hô hấp theo tình trạng vệ sinh
Tình trạng vệ sinh Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Lô 1 147 19 12,92 Lô 2 147 53 36,05 Tính chung 294 72 24,49
-Vệ sinh, chăm sóc tốt là thường xuyên theo dõi kiểm tra đàn lợn, cho lợn ăn uống đầy đủ, đảm bảo vệ sinh,thong chuồng thường xuyên quét dọn nền chuồng, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, đảm bảo điều kiện khí hậu trong chuông thích hơp mát mẻ về mùa nóng ,ấm áp về mùa lạnh
-Vệ sinh, chăm sóc kém là không thường xuyên theo dõi kiểm tra đàn lợn, không thường xuyên quét dọn nền chuồng và vệ sinh máng ăn nước uống , điều kiện khí hậu trong chuồng không được đảm bảo tốt nhất, thức ăn ,nước uống không được vệ sinh cẩn thận
Theo Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pneuropneumoniae và viêm phổi- màng phổi đã rút ra kết luận : Yếu tố vệ sinh chăm sóc trong quá trình chăn nuôi là rất quan trọng quyết định tới hiệu quả chăn nuôi ,vệ sinh chăm sóc tốt thì mầm bệnh không có cơ hôi phát triển và ngược lại.Qua bảng 2.4 cho ta thấy tỷ mắc hội chứng hô hấp ở 2 lô là khác nhau có sự chênh lệch giữa 2 lô. Lô 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn chiếm 36,05%, lô 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn chiếm 12,92 % do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, điều kiện môi trường, ngoại cảnh… Kết quả hoàn toàn phù hợp với Jonh carr (2001) [15]. Bởi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp, trong đàn chỉ có 1 lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được thải ra và có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi nhỏ và lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trong dịch nhầy, phân nền chuồng, mà mũi lợn thì thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh rất dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của lợn khỏe và gây bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân làm bệnh đường hô hấp lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao nên bệnh xảy ra nhiều.
2.4.5. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm hội chứng bệnh đường hô hấp
Để hạn chế những thiệt hại nhất định do dịch bênh gây ra thì việc chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao, chúng ta phải dựa vào phương pháp chẩn đoán cơ bản và hay dùng trong thực tế, đó là phương pháp chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng. Trong thời gian thực tập, tôi đã tiến hành theo dõi những triệu chứng lâm sàng cũng như bện tích của các cá thê mắc bệnh . Kết quả trình bày ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Những biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm hội chứng hô hấp
Cường độ nhiễm Số lợn nhiễm (con) Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện bệnh tích
Nặng 4 - Sốt cao trên 41 oC -Ho, khó thở, há mồm ra để thở, tần số hô hấp tăng cao. - Sốt cao, ủ rũ, tách đàn……...
- Viêm phế mạc và nổi apxe
ở mức độ khác nhau
- Phế mạc có vùng mờ đục
,khô
- Phổi viêm lan rộng có màu
hồng hoặc nâu xám, có hiện
tượng nhục hoá, gan hoá.
- Hạch lâm ba phổi sưng to - Khí quản có nhiều bọt khí - Xoang ngực tích nước. - Phổi bị viêm dính vào thành ngực, phổi bị chuyển màu nâu sẫm Trung bình 19 - Ho, ho khan, khó thở, há mồm ra để thở - Tần số hô hấp tăng nhanh - Sốt cao trên 41 oC……….
-Trong khí quản có nhiều
khí bọt
-Có sự phân giới rõ ràng
giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương chuyển từ màu đỏ sang xanh xám Nhẹ 31 -Con vật bỏ ăn ,tách đàn, ít vận động - Ngồi thở kiểu chó, thở thể bụng -Chảy nước mũi - Mắt có dử, lông xù, hông xẹp - Hay nằm ở vùng ít ánh sáng và gió………….. - Xoang ngực tích nước. - Phổi bị viêm dính vào thành ngực, phổi bị chuyển màu nâu sẫm……..
Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính (Taylor,D,J, 2005) [26]
Thể quá cấp tính: Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở những lợn lớn. Ho ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là biểu hiện để xác định độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh viêm phổi do Pasteurella
multocida hiếm khi gây ra chết đột ngột, hơn nữa bệnh viêm phổi do
Pasteurella multocida có thể tồn tại một thời gian dài.
Thể cấp tính: Thể này thường do vi khuẩn Pasteurella multocida
serotype B gây ra. Lợn mắc bệnh có biểu hiện khó thở, gõ vùng bụng có âm
“bịch, bịch”, sốt cao 41 - 420C, ở thể này tỷ lệ chết cao. Khi chết có thể thấy có những vết tím ở bụng.
Thể á cấp tính: Lợn lớn mắc bệnh ở thể này thường có triệu chứng ho và thở thể bụng. Ho chính là chỉ tiêu xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thể mãn tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, con vật mắc bệnh thỉnh thoảng xuất hiện ho hoặc không. Lợn mắc bệnh thường ở lứa tuổi lớn).
+ Bệnh tích: Bệnh tích thường xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của
phổi, trong khí quản có nhiều bọt khí. Có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương sẽ có màu từ đỏ đến xanh xám. Trong các trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện viêm phế mạc hoặc apxe ở các mức độ khác nhau. Khi ở mức độ này thấy phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực, phế mạc có vùng mờ đục, khô. Đây chính là bệnh tích đặc trưng để phân biệt bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida và bệnh viêm phổi do Actinobacillus
2.4.6. Kết quả theo dõi điều trị của hai loại thuốc Vetrimoxin La và Tylo- Genta ở lợn nái mắc hội chứng hô hấp
Bảng 2.6a. Phác đồ điều trị của hai lô điều trị
STT Diễn giải ĐVT Lô điều trị 1 Lô điều trị 2
1 Số lợn điều trị con 36 36
2
Thuốc sử dụng Vettrimoxin LA Tylo-Genta
Liều lượng ml 1ml/ 10kg thể trọng 1ml/ 8 – 10kg thể trọng
Cách sử dụng Tiêm bắp thịt 2 ngày 1
lần trong 5 ngày
Tiêm bắp thịt ngày 1 lần
trong 3 ngày liên tục
3 Thuốc bổ trợ 1ml MD ADE - B.Complex 1ml/ 10kg thể trọng
Bảng 2.6b. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Vetrimoxin LA và Tylo- Genta ở lợn nái mắc hội chứng hô hấp
STT Diễn giải ĐVT Lô điều trị I Vetrimoxin LA Lô điều trị II Tylo-Genta 1 Số lợn điều trị Con 36 36 2 Liều lượng điều trị Ml 1ml/10kg TT. Có hiệu lực trong 48h, dùng trong 5 ngày 1ml/10kg TT, Thuốc có hiệu lực trong 24h ,dùng
liên tục trong 3 ngày
3 Số lợn chữa khỏi Con 35 33
4 Số lợn không khỏi Con 1 3
5 Tỷ lệ khỏi bệnh % 97,22 91,66
Tôi thực hiện liệu trình điều trị trong 3-5 ngày, sau 3-5 ngày điều trị những con nào chưa khỏi bệnh thì được coi là không khỏi bệnh của phác đồ đó và tôi dùng thuốc khác điều trị.
Qua bảng 2.6b ta thấy: Việc sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau cho kết quả khác nhau. Trong 2 phác đồ tôi đã sử dụng, phác đồ 1 cho tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất 97,22%. Khi điều trị bằng phác đồ 2, tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn đạt 91,66%. Phác đồ 1 có hiệu quả rõ rệt hơn phác đồ 2. . Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của (Nicolet.J, 1992) [25], tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh đường hô hấp là không cao. Như vậy thiệt hại về kinh tế do bệnh đường hô hấp gây ra không phải ở số lợn chết, mà bệnh này gây thiệt hại ở chỗ tỷ lệ mắc bệnh cao, lợn mắc bệnh vẫn ăn uống bình thường nhưng sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn/kg thể trọng tăng cao dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp
Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn khuyến cáo sử dụng phác đồ 1 để điều trị hội chứng hô hấp ở lợn.nái sinh sản.
2.4.7. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái nhiễm hội chứng hô hấp ở lợn nái và hiệu quảđiều trị lần 2
Bảng 2.7. Tỷ lệ tái nhiễm hội chứng hô hấp ở lợn nái và hiệu quả điều trị lần 2 Lô Số lợn điều trị (con) Số khỏi bệnh lần 1 (con) Số lợn tái nhiễm Số lợn điều trị lần 2 (con) Số con khỏi bệnh lần (con) Thời gian khỏi bệnh lần 2 (ngày) n % n % Lô điều trị I 36 35 04 12,5 4 4 100 3 Lô điều trị II 36 33 06 18,75 6 6 100 3
2.4.8. Biện pháp phòng bệnh hô hấp tại trại lợn nái công ty cổ phần phát triển Bình Minh
Bước 1: Chuẩn bị sau khi đuổi lợn xuống chuồng bầu
- Dọn vệ sinh chuồng: Thu hết thức ăn thừa sau khi đuổi lợn, dọn hết phân thô trên nên, chuồng, hành lang, máng nước
- Cọ rửa chuồng: cọ khung sắt trước, tháo đan ra để rủa đan. Cọ rửa máng ăn cọ từ trong ra ngoài, cọ từ trên xuống, cọ rửa khung sắt của máng, cọ rửa đĩa máng và xung quanh đĩa máng.
- Vệ sinh sạch phần còn lại của nền chuồng và máng nước
- Vệ sinh quạt: Dùng máy áp lực xịt sạch cánh quạt, trục, chớp,sắt bảo vệ. - Sửa chữa những hư hỏng trong quá trình nuôi: Như bạt trần trong chuồng nuôi, quạt hút gió trong chuồng nuôi, cửu kính hai bên sườn chuồng, máng ăn, ống nước, núm uống, cầu dao, dây điện, ổ điện, song sắt ngăn giữa các ô chuồng và cửa của chuồng.
- Quét sơn cho khung sắt bảo vệ máng ăn và song sắt ngăn giữa các ô chuồng và cửa của chuồng.
- Quét vôi tường hành lang ,quét vôi nền chuồng, máng nước và lau sạch các ô cửa kính.
- Chuẩn bị các dụng cụ khác như: Chổi, xô múc nước, bàn chải, gáo, xe chở cám
Bước 2: Chuẩn bị trước khi đuổi lợn từ chuồng bầu lên - Chuẩn bị nhân lực
+ Chủ trại hoặc quản lý trại: Nhận lợn và ghi số tai + Kỹ sư: Giám sát quá trình giao nhận lợn
+ Công nhân: Đuổi lợn lên ,Sắp xếp vị trí lợn vào đúng vị trí chuông, Trong quá trình nhập lợn tất cả mọi người phải mặc quần áo bảo hộ và đi ủng đã được làm sạch
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Chuẩn bị hệ thống sát trùng: Nhà sát trùng xe, máy phun sát trùng, bể chữa nước sát trùng được làm sạch và pha thuốc sát trùng.
+ Chuẩn bị khu nhận lợn: Quét dọn sạch sẽ, phun thuốc sát trùng toàn khu vực nhận lợn.
+ Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết khác: Biên bản giao nhận lợn con, giấy, bút,.
+ Chuẩn bị trong chuồng nuôi: Quét sạch nền chuồng và hành lang Phun sát trùng toàn chuồng, pha thuốc sát trùng vào bể hoặc chậu sát trùng ở cửa. Lau sạch máng ăn , kiểm tra lại núm uống và áp lực nước .Chuẩn bị thuốc, lau sạch hộp đựng thuốc, kiểm tra lắp mới nhiệt kế.
Bước 3: Khi nhập lợn hậu bị để gây giống lên nái
- Phun sát trùng kỹ xe chuyển lợn con, mở cửa thùng xe phun kỹ bên trong. - Xuống lợn, kiểm tra lại lợn tách những con ốm riêng một khu, cân lại lợn và ghi lại số cân, kiểm tra lại số lượng lợn
- Đuổi lợn bình thường vào ô chuồng, Bước 4: Chăm sóc lợn khi mới về trại
- Pha điện giải là vitamin C trong bình cung cấp nước uống cho lợn ngay khi vừa nhập lợn
Bước 5: Chăm sóc nuôi dưỡng lợn tốt trong suốt quá trình nuôi Cho lợn ăn theo đúng khẩu phần ăn đã quy định
+ Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao hơn nhiệt độ cho phép: Bật giàn mát để hạ nhiệt độ, nếu nhiệt độ chuồng vẫn cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn thì ta bật thêm quạt hút tăng quạt từ từ điều chỉnh cho nhiệt độ thích hợp.
+ Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tiêu chuẩn giảm số lượng quạt dần dần theo từng đơn vi quạt nhỏ sau đó mới tắt giàn mát. Khi mùa đông ta thắp thêm
bóng úm cho lợn và che giàn mát lại, che từ 50 - 80% tuy thuộc vào nhiệt độ và gió bên ngoài.
- Trong quá trình nuôi các phương tiện vào trại phải đi qua hố sát trùng và phun sát trùng kỹ các phương tiện. Công nhân, kỹ sư trước khi vào chuồng nuôi phải tắm sát trùng và nhũng ủng vào hổ sát trùng. Thứ 2 và thứ 6 hàng tuần vệ sinh, rắc vôi xung quanh chuồng nuôi và phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuông nuôi. Thứ 3 và thứ 7 hàng tuần thay nước sát trùng trước chuồng nuôi.Với nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và Cs (2007) [1].Như vậy từ quy luật phát triển của bệnh đường hô hấp, chúng ta có kế hoạch sử dụng các loại vaccine phòng các bệnh về đường hô hấp chủ yếu: suyễn, viêm phổi - màng phổi… ở lứa tuổi thích hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và làm tốt công tác phòng bệnh bằng vệ sinh cho đàn lợn. Nhất là tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh của công ty.
2.4.9. Quy trình điều trị bệnh tại trại lợn công ty phát triển Bình Minh
Bước 1: Theo dõi và phát hiện lợn bệnh
Hàng ngày, cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, quan sát tất cả các ô chuồng, phát hiện những biểu hiện bất thường. Khi mới mắc bệnh, lợn không biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt, lười hoạt động.Thấy con vật lông xù, ở mắt có nhử, môi khô, hông xẹp thường nằm ở góc chuồng vùng ít ánh sáng và gió.
Bước 2: Tách lợn bệnh vào ô dành cho lợn bệnh