Tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tể hội chứng bệnh đường hô hấp ở lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần phát triển Bình Minh ,xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức,Hà Nội và biện phát khống chế. (Trang 31)

2.2.1. Cơ s khoa hc ca đề tài

2.2.1.1. Vai trò chức năng của bộ máy hô hấp

Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định sự sống là có đủ lượng O2. Trong 1 phút cơ thể động vật cần 6 - 8ml O2 và thải ra 250ml CO2. Để có được lượng O2 thiết yếu và thải được lượng CO2 ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.

- Hô hấp ngoài: Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.

- Hô hấp trong: Là quá trình sử dụng O2 của mô bào.

- Quá trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại động tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh - thể dịch và được thực hiện bởi cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.

Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn trong không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển động hướng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài.

Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào trong đường hô hấp.

Khí O2 sau khi vào phổi và khí CO2 thải ra được trao đổi tại phế nang. Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí.

2.2.1.2. Những hiểu biết chung về hội chứng hô hấp *. Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra

Vi khuẩn Pasteurella multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm, trong đó có lợn. Tuy nhiên

Pasteurella multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây nên

bệnh viêm phổi lợn

Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida xuất hiện rộng khắp trên thế giới nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Iran, Thái Lan, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Việt Nam... Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp của lợn do

vậy thường rất khó tiêu diệt. Vi khuẩn Pasteurella multocida thường kết hợp với những tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoiae làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp.

multocida ở họng, hạch Amidan (đường hô hấp trên). Khi cơ thể suy

giảm sức đề kháng do chịu tác động của các yếu tố stress, vi khuẩn có sẵn ở lợn khỏe tăng độc lực, sinh sản tự tăng lên gây bệnh cho cơ thể. Lợn bị bệnh là nguồn reo rắc mầm

+ Cơ chế sinh bệnh:

Vi khuẩn Pasteurella multocida tồn tại trong môi sinh, đặc biệt là trong đất, phân, nền chuồng nhiễm vào thức ăn, nước uống qua đường tiêu hóa, qua không khí vào đường hô hấp. Một số lợn khỏe trong đàn cũng mang vi khuẩn

Pasteurella bệnh cho đàn. Vi khuẩn sau khi nhiễm vào cơ thể, cư trú ở hạch

phổi, hầu, phát triển, sản sinh các yếu tố độc lực, gây viêm phổi, hoại tử phổi, xâm nhập vào máu đến các cơ quan nội tạng làm vỡ thành mạch gây tụ huyết, xuất huyết.

Bệnh có thể truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua đường hô hấp khi lợn thở hoặc truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống. Từ một cơ sở bị bệnh có thể lây sang các vùng lân cận do vận chuyển lợn hoặc các chất thải chăn nuôi và di chuyển của con người. Hiện tượng truyền bệnh từ mẹ sang lợn con qua nhau thai và qua tiếp xúc trực tiếp đều phát hiện nhưng chưa tìm ra cơ chế lây truyền (Lê Văn Tạo, 2007) [11].

+ Triệu chứng:

Thể quá cấp tính: Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở những lợn lớn. Ho ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là biểu hiện để xác định độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh viêm phổi do Pasteurella

multocida hiếm khi gây ra chết đột ngột, hơn nữa bệnh viêm phổi do

Thể cấp tính: Thể này thường do vi khuẩn Pasteurella multocida

serotype B gây ra. Lợn mắc bệnh có biểu hiện khó thở, gõ vùng bụng có âm

“bịch, bịch”, sốt cao 41 - 420

C, ở thể này tỷ lệ chết cao. Khi chết có thể thấy có những vết tím ở bụng.

Thể á cấp tính: Lợn lớn mắc bệnh ở thể này thường có triệu chứng ho và thở thể bụng. Ho chính là chỉ tiêu xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thể mãn tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, con vật mắc bệnh thỉnh thoảng xuất hiện ho hoặc không. Lợn mắc bệnh thường ở lứa tuổi lớn (10 - 16 tuần tuổi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bệnh tích:

Bệnh tích thường xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, trong khí quản có nhiều bọt khí. Có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương sẽ có màu từ đỏ đến xanh xám. Trong các trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện viêm phế mạc hoặc apxe ở các mức độ khác nhau. Khi ở mức độ này thấy phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực, phế mạc có vùng mờ đục, khô. Đây chính là bệnh tích đặc trưng để phân biệt bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida và bệnh viêm phổi do Actinobacillus gây ra.

+ Chẩn đoán:

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi khuẩn học. Pasteurella multocida là vi khuẩn dễ nuôi cấy từ những mẫu đưa đến phòng thí nghiệm. Các cơ quan, bộ phận có thể phân lập vi khuẩn tốt nhất là dịch phế quản và những mô tế bào phổi đã bị nhiễm bệnh được lấy ở phần tiếp giáp giữa tổ chức bị tổn thương và tổ chức bình thường. Hoặc ngay cả những mẫu dịch ngoáy mũi được lấy bằng tăm bông cũng rất tốt cho việc phân lập vi khuẩn. Với những bệnh phẩm trên thì vi khuẩn Pasteurella multocida có thể được phân lập trong phòng thí nghiệm với những phương tiện tối thiểu nhất. Thường có thể tìm thấy vi khuẩn khi cấy trực tiếp trên đĩa thạch máu.

+ Phòng bệnh:

Đã có vaccine vô hoạt để phòng bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra.

+ Điều trị:

Do Pasteurella multocida có nhiều biến chủng kháng lại các loại kháng

sinh thông thường, vì vậy muốn điều trị có hiệu quả cao cần phải làm kháng sinh đồ để chọn loại kháng sinh có hiệu quả.

Khi gia súc bị bệnh cần phải chẩn đoán đúng, dùng thuốc càng sớm càng tốt khi con vật vẫn đang khỏe mạnh và vi khuẩn chưa gây tác hại nhiều. Khi dùng kháng sinh điều trị phải dùng liều cao ngay từ đầu trước khi xuất hiện triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Một số kháng sinh đã được dùng có hiệu quả cho điều trị bệnh do

Pasteurella multocida là Lincomycin - Spectinomycin, Steptomycin + Penicillin,

Kanamycin, và một số Cephalosporrin và Quinolone như: Enrofloxaxin, Danofloxacin… Ngoài ra dùng các thuốc trợ sức trợ lực như: Cafein, Natribenzoat, Muntivit - fort, Bcomplex và một số thuốc khác hoặc chất điện giải.

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại kháng sinh đối với bệnh viêm phổi có nguyên nhân là vi khuẩn Pasteurella multocida thường dùng các loại kháng sinh như: Oxytetracylin 11mg/kg thể trọng/ngày; linco-gen 1ml/10kg thể trọng/ngày; Kanamycin 1ml/10kg thể trọng/ngày; Supmotic 1ml/5kg thể trọng/ngày và một số loại kháng sinh khác. Tuy nhiên, việc điều trị bằng loại kháng sinh ngày càng trở nên khó khăn và tỷ lệ khỏi bệnh ngày càng thấp. Có tình trạng này là do tính kháng thuốc của vi khuẩn Pasteurella

multocida ngày càng mạnh

*. Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn

Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn là bệnh đường hô hấp lây lan mạnh, bệnh thường gây chết lợn, chủ yếu là lợn choai. Đặc trưng của bệnh là ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao. Lợn chết với bệnh tích phổi bị gan hoá và viêm dính thành ngực.

+ Mầm bệnh:

Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.

+ Cơ chế gây bệnh:

Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là tác nhân gây bệnh với nhiều cơ chế tác động đã được biết rõ như: Vi khuẩn này có khả năng giải phóng ra Enzym protease có khả năng phân hủy hemoglobin, sắc tố vận chuyển oxy trong máu. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn này cho phép chúng lấy đi sắt trong vật chủ. Chúng có khả năng sinh ra ngoại độc tố và nội độc tố. Ngoài ra, bản thân vi khuẩn cũng có bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn bởi các tế bào bảo hộ của vật chủ (Stan Done, 2002) [18]

+ Triệu chứng lâm sàng:

Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính (Taylor,D,J, 2005) [26]

- Thể quá cấp

Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,50C), tần số hô hấp tăng, thở khó mạch đập tăng và trụy tim mạch. Lợn bệnh có bọt máu lẫn trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối của bệnh.

Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24 giờ sau khi có dấu hiệu bệnh. Trước khi chết có dấu hiệu tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da bụng tím xanh thành từng mảng. Một số trường hợp lợn có thể chết mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

- Thể cấp tính

Triệu chứng tương tự như thể quá cấp tính nhưng tiến triển chậm hơn. Lợn sốt cao trên 410C ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy nôn mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với dịch tả.

Thể cấp tính đa số lợn chết, lợn chết trong vòng 1 - 4 ngày. Lợn sống sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính.

- Thể mãn tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thể này xuất hiện sau khi dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ (40,5 - 410C), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông xù, gầy còm, tăng trọng kém, mắt có dủ, dịch mũi đặc và đục.

+ Bệnh tích: - Thể quá cấp

Lợn chết không có bệnh tích điển hình lợn vẫn to béo - Thể cấp tính và mãn tính

Màng phổi viêm dính fibrin kèm theo chảy máu và dịch. Viêm màng bao tim, viêm phổi dính sườn, tích nước vàng đục có lấn máu ở trong ngực. Phổi có màu sẫm và cứng lại (phổi bị gan hóa). Các ổ áp xe chứa đầy mủ nằm rải rác khắp phổi, có bọt khí lấn máu trong đường hô hấp.

+ Chẩn đoán:

Dựa trên kết quả nghiên cứu về lịch sử bệnh của đàn, triệu chứng lâm sàng, điều tra bệnh tích, phân lập vi khẩn trong phòng thí nghiệm. Với lợn sống có thể lấy dịch ngoáy mũi để xét nghiệm và chẩn đoán, lợn chết có thể lấy mẫu bệnh phẩm là phổi để xét nghiệm, phân lập vi khuẩn gây bệnh.

- Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh

Dựa vào những biểu hiện lâm sàng và triệu chứng bệnh tích của bệnh phân biệt với bệnh: Tụ huyết trùng, suyễn, cúm lợn, bệnh liệt cầu khuẩn.

- Chẩn đoán vi khuẩn học

Kiểm tra trên kính hiển vi: Vi khuẩn hình cầu trực, bắt màu gram âm. Bồi dưỡng, phân lập trong các môi trường: Bệnh phẩm là phổi nuôi cấy trên môi trường thạch máu và các môi trường khác để kiểm tra đặc tính sinh hóa

dung huyết, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, Indol (-), Glucose (-), Urease (+), Maltose (+), Mannitol, Mannose, Xlose (+)…

+ Phòng bệnh:

Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng cách tẩy uế chuồng trại trước khi nhập đàn lợn mới vào mỗi ô chuồng, định kỳ phun sát trùng các dãy chuồng 1tuần/lần, chuồng khô, sạch, không ứ đọng phân nước tiểu, nước rửa chuồng. Tăng cường sức đề kháng cho lợn bằng việc nuôi dưỡng chăm sóc tốt. Trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn cho lợn ăn.

Hiện nay, có hai loại vaccine chính được sản xuất với mục đích phòng bệnh là vaccine vô hoạt và vaccine tinh chế chữa một số thành phần cấu tạo của vi khuẩn như độc tố hay protein màng ngoài của vi khuẩn Actinobacillus

pleuropneumoniae. Loại vaccine tinh chế thường có hiệu quả phòng bệnh cho

nhiều chủng vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.

Ngoài ra còn phải chú ý không để xảy ra stress như: Bảo đảm mật độ chuồng nuôi hợp lý, dữ ấm vào mùa đông và thoáng mát và mùa hè.

+ Điều trị bệnh:

Biện pháp chủ yếu là dùng kháng sinh. Khi dùng kháng sinh, để đạt hiệu quả cao, an toàn, chữa khỏi bệnh, ít tốn kém, không ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất chất lượng vật nuôi, đồng thời tránh và hạn chế quá trình tạo điều kiện cho sự nhờn thuốc của vi khuẩn bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị.

Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị là:Amoxcillin, Rifapicin, Ceftazidine, Ciprofloxacin, Aioxycillin, Neomycin, Amikacin… Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị cần làm kháng sinh đồ để xác định độ mẫn cảm.

Dùng kháng sinh điều trị có thể kết hợp với:

Diclofenac 2,5% có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Bcomplex, Vitamin C để tăng cường đề kháng.

Ngoài ra, điều trị kết hợp công tác hộ lý và chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường các biện pháp vệ sinh và hạn chế các tác nhân gây stress.

* Bệnh viêm phổi lợn do Streptococcus suis gây ra

Streptococcus là loại vi khuẩn thường xuyên có mặt trong một số khí

quan trong cơ thể gia súc, gia cầm và cả người. Khi cơ thể gặp yếu tố bất lợi, stress thì Streptococcus trối dậy là nguyên nhân chính hoặc kết hợp với các vi khuẩn khác gây nên một số bệnh khá nghiêm trọng. Nó có thể gây bệnh ở thể bại huyết dẫn đến chết hoặc nhiễm trùng tại chỗ như viêm não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc ở lợn con từ 7 - 10 ngày tuổi. Nhóm vi khuẩn này gồm

Streptococcus suis type 1 và đôi khi kết hợp với Streptococcus suis type 2 lây

nhiễm từ lợn mẹ qua đường không khí, qua đường tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bơm, kim tiêm nhiễm trùng.

Bệnh viêm màng não do Streptococcus ở lợn sau cai sữa và lợn vố béo xảy ra sau khi chúng được nuôi nhốt chung với lợn mắc bệnh, có thể gây chết lợn đột ngột, sốt, triệu chứng thần kinh, gây viêm khớp ở lợn con.

Hai loại Streptococcus được xác định có tầm quan trọng trong bệnh đường ruột của lợn là Streptococcus intestinalis, vi khuẩn gặp nhiều nhất khi phân lập chất chữa phần đầu của ruột già của lợn khỏe và Streptococcus (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hyointestinalis cộng sinh ở ruột già và ruột non của lợn khỏe. Khi lợn bị ỉa

chảy số lượng Streptococcus tăng lên nhiều, khi lợn ốm và chết vì bệnh phù thì vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn sẽ cao hơn hẳn các vi khuẩn khác.

Đặc biệt khi kiểm tra dịch mũi, dịch khí quản, phế quản, phổi của gia súc khỏe, cũng như mẫu bệnh phẩm là phổi, dịch phổi, dịch ngoáy mũi và hạch phổi của gia súc có bệnh tích của bệnh đường hô hấp thì người ta thường phân lập được vi khuẩn Streptococcus suis. Kết quả đó được giải thích là do

vi khuẩn Streptococcus suis có mặt thường xuyên ở đường hô hấp của gia súc. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, nó cùng các vi khuẩn khác trỗi dậy và gây nên bệnh viêm phế quản và viêm phổi hóa mủ ở lợn. Triệu chứng chủ yếu là con vật bị sốt cao, chán ăn, lờ đờ, suy yếu, có triệu chứng ưỡn người về phía sau, run rẩy, co giật, bệnh nặng có thể gây mù, điếc, đi lại khập khiễng,

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tể hội chứng bệnh đường hô hấp ở lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần phát triển Bình Minh ,xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức,Hà Nội và biện phát khống chế. (Trang 31)