2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn nái công ty cổ phần phát triển Bình Minh
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm : Tại trại lợn công ty cổ phần phát triển Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức,Hà Nội
- Thời gian tiến hành: 09/05/2014 - 25/11/2014
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình hội chứng bệnh đường hô hấp ở lợn nái tại trại lợn Bình Minh
- Biểu hiện hội chứng hô hấp và bệnh tích
- Điều tra tình hình nhiễm hôi chứng bệnh đường hô hấp qua các tháng điều tra
- Điều tra tình hình nhiễm biểu hiện hội chứng bệnh đường hô hấp theo lứa đẻ
-Tỷ lệ khỏi sau khi điều trị bệnh - Tỷ lệ tái nhiễm lần hai
- Quy trình phòng hội chứng hô hấp ở trại lợn tại công ty - Quy trình điều trị hội chứng hô hấp ở trại lợn tại công ty
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra số liệu qua theo dõi sổ sách và trực tiếp hỏi cán bộ kỹ thuật - Tham gia lập phiếu theo dõi và điều trị các ca bệnh cùng với cán bộ kỹ thuật
2.3.4.1. Phương pháp tiến hành
Phát hiện những biểu hiện khác thường trên lợn đã được chọn như ho, khó thở, tần số hô hấp tăng. Có thể quan sát vào sáng sớm hay chiều tối là lúc lợn ăn no và yên tĩnh, hay khi cho lợn ăn thì có thể phát hiện bệnh một cách dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra có thể mổ khám khi có lợn chết quan sát thấy: Phổi viêm lan rộng có màu hồng hoặc màu nâu xám, có hiện tượng nhục hóa, gan hóa, phổi bị viêm dính vào thành ngực, xoang ngực tích nước, khí quản có nhiều bọt khí.
Sau đó tiến hành đánh dấu, ghi chép theo ngày tháng, theo dãy chuồng vào sổ theo dõi tại thời điểm kiểm tra.
Tiến hành theo dõi chẩn đoán ghi chép vào sổ theo dõi.
Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, phát hiện lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp.
Từ đó tính được tỷ lệ có biểu hiện hội chứng hô hấp.
* Phương pháp điều tra hội chứng hô hấp
Theo dõi trực tiếp dựa vào triệu chứng lâm sàng, lập bảng theo dõi, ghi chép hàng ngày số lợn con bị hội chứng hô hấp, bị chết.
* Thử nghiệm một số phác đồ điều trị hội chứng hô hấp
Chọn những đàn cùng dãy chuồng, cùng giống, có chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh như nhau để bố trí thí nghiệm.
- Phác đồ 1:
+ Thuốc sử dụng: Vettrimoxin LA
Thành phần : Amoxycillin
Công dụng: Điều trị các bệnh ho , viêm phổi cấp, co giật, viêm rốn , viêm khớp, sưng phù đầu
Cách dùng: Tiêm bắp thịt với liều dùng 2 ngày/liều trong 5 ngày điều trị Liều lượng: 1ml/ 10kg thể trọng
- Phác đồ 2:
+ Thuốc sử dụng: Tylo- Genta
Thành phần: Tylosin và Gentamycine
Công dụng: Điều trị viêm phổi,tiêu chảy, viêm rốn
Cách dùng: Tiêm bắp thịt ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục Liều lượng: 1ml/8-10kg thể trọng
2.3.4.2. * Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học ( Nguyễn Văn Thiện, 2008), trên phần mềm Minitab 14.0 và Excel 2003. Các tham số chính là: - Giá trị trung bình (X ) n X n X X X X X X n ∑ = + + + + + = 1 2 3 4 ... - Sai số của số trung bình:
1 − ± = n S m X X
- Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi S X - Hệ số biến dị(Cv %) = x100 X Sx
Trong đó: X là giá trị trung bình
n X X X X1, 2, 3... : Giá trị mẫu ∑X: Tổng số các mẫu n: Dung lượng mẫu
x
m : Sai số của số trung bình
* Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ mắc HCHH (%) = Số con mắc bệnh x100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ tái nhiễm (%) = Số con tái nhiễm x100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Số con khỏi bệnh x100 Tổng số con điều trị
- Tỷ lệ chết (%) = Số con chết x100 Tổng số con mắc bệnh
Các chỉ tiêu theo dõi bằng điều trị, quan sát, ghi chép, thống kê hàng ngày - Thời gian điều trị TB (ngày) = Tổng thời gian điều trị từng con x100
2.4. Kết quả nghiên cứu
2.4.1. Điều tra tình hình lợn có biểu hiện hội chứng bệnh đường hô hấp ở trại lợn nái Bình Minh
Qua quan sát triệu chứng: Ho, lúc đầu ho khan, con vật khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng. Mắt có nhiều dử,lông xù không trơn mượt, hông xẹp do không ăn uống, ít vận động nằm ở những vùng ít ánh sáng và gió thường là các góc tường. Quan sát hàng ngày, cả buổi tối, buổi sáng sớm đây là thời gian lợn yên tĩnh dễ phát hiện bệnh, đặc biệt là vào những ngày thay đổi thời tiết đột ngột chung ta chưa kịp đề phòng. Chúng tôi đã xác định được kết quả điều tra tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn nái sinh sản nuôi tại trại được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả điều tra lợn có biểu hiện hội chứng bệnh đường hô hấp
TT Diễn giải Đơn vị tính Biểu hiện hội
chứng hô hấp
1 Số lượt theo dõi Con 294
2 Số lợn có biểu hiện Con 72
3 Tỷ lệ % 24,49
Qua bảng 2.1 chúng ta thấy tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp ở tại trại lợn nái sinh sản công ty Bình Minh là ( 24,49%) Trong tổng số 294 cá thể theo dõi có tới 72 cá thể lợn mắc bệnh.Theo nghiên cứu Nicolet.J (1996) [23] vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trong dãy chuồng chỉ cần một con bị thì mầm bệnh sẽ thường xuyên thải ra ngoài môi trường qua các dịch tiết ra từ đường hô
hấp ở lợn bệnh . Môi trường chăn nuôi có nhiều biến đổi tiêu cực, công tác vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc chưa được triệt để và mật độ nuôi cao. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho biểu hiện hội chứng hô hấp có tỷ lệ cao. Kết quả này cho thấy đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất mạnh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi, chuồng trại ô nhiễm và mật độ nuôi quá cao.
Tóm lại, điều kiện vệ sinh và mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, bởi vì nồng độ các chất khí độc như H2S, NH3 trong phân, nước tiểu của lợn thải ra sẽ rất cao. Do vậy đàn lợn thường xuyên bị trúng độc làm cho sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh.
Qua đây tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho trại chăn nuôi. Trong quá trình chăm sóc và quản lý đàn lợn để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp như sau: Khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp vào mùa đông và thoáng mát về mùa hè, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm ngặt.
2.4.2. Điều tra tình hình nhiễm hội chứng bệnh đường hô hấp của lợn theo lứa đẻ
Để biết được ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn nái sinh sản, chúng tôi tiến hành chia lợn làm các giai đoạn sau: giai đoạn từ lứa đầu tiên đến lứa thứ 2, giai đoạn từ lứa thứ 3 đến dưới lứa thứ 4, giai đoạn từ lứa thứ 4 trở lên. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Kết quả điều tra lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo lứa đẻ
Lứa đẻ Số lợn kiểm tra (con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ (%)
Từ lứa đầu tiên đến lứa thứ 2 65 19 29,23
Từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 4 105 26 24,76
Từ lứa thứ 4 trở lên 124 27 21,77
Tính chung 294 72 24,49
Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 2 là 29,23 %, từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 4 là 24,76%, từ lứa thứ 4 trở lên là 21,77%. Cao nhất ở lứa đẻ thứ nhất đến thứ 2 (29,23%) giảm dần và thấp nhất ở giai đoạn lứa thứ 4 trở lên (21,77%)
2.4.3. Điều tra tình hình nhiễm hội chứng đường hô hấp của lợn nái theo tháng
Hội chứng hô hấp ở lợn nái sinh sản luôn là mối lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi.Nó không những làm giảm khả năng sinh trưởng bình thường của lợn nái con mà còn có thể ảnh hưởng tới đàn lợn con làm giảm hiệu quả kinh tế nếu ta không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy phải có các biện pháp phù hợp để khắc phục những thiệt hại do hội chứng hô hấp ở lợn con gây ra. Để nắm được tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn nái nuôi tại trại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất, tiến hành điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp ở đàn lợn nái sinh sản của trại trong 5 tháng năm 2014. Kết quả được trình bày ở bảng 2.3
Bảng 2.3. Kêt quả điều tra lợn nhiễm đường hô hấp theo tháng Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 6 46 12 26,09 7 85 22 25,88 8 64 15 23,44 9 76 12 15,79 10 70 11 15,71 Tính chung 294 72 24,49
Qua bảng cho thấy: Hội chứng hô hấp ở lợn nái của trại còn xảy ra với tỉ lệ cao 24,29%. Trong đó cao nhất là tháng 6 chiếm tỉ lệ 26,09%, tiếp đến là tháng 7 chiếm tỉ lệ 25,88%.
Như vậy, giữa các tháng khác nhau có tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp là khác nhau, trong đó cao nhất là tháng 6 chiếm tỷ lệ 26,09% rồi đến tháng 7 chiếm tỷ lệ 25,88%. Sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh trong các tháng trên cao là do: Tháng 6 và 7 là những tháng có nhiệt độ là cao nhất trong năm, nhiệt độ trung bình có khi lên đến trên 300
C. Đồng thời, cũng vào thời gian này thường có mưa rào đột ngột (sáng nắng, chiều mưa), tạo bầu không khí oi bức làm ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt của lợn nái , cơ thể mất nhiều năng lượng để giữ nhiệt làm sức đề kháng của con vật giảm sút, khả năng chống chịu bệnh tật kém nên đã bị rối loạn đường hô hấp. Mặt khác trong khoảng thời gian này, độ ẩm lớn còn gây trở ngại cho công tác vệ sinh dọn phân, rửa chuồng, chăm sóc nên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn nái thấp nhất là ở tháng 10 chiếm 15,71%, tiếp đó là tháng 9 chiếm 15,79%. Sở dĩ như vậy là do mùa thu, thời tiết ôn hoà hơn và đặc biệt vào thời gian này thời tiết khô (ẩm độ không khí thấp) và ổn định nhất trong năm tạo điều kiện cho việc vệ sinh chuồng trại và khâu chăm
sóc nuôi dưỡng được thực hiện tốt hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội (1985) [24], ở đồng bằng (Kiều Thị, An Khánh) cho thấy:
+ Mùa hè khí hậu nóng ẩm độ cao , thời tiết thay đổi liên tục trong ngày , nhiệt độ trong chuồng nuôi luôn thay đổi nên tỷ lệ mắc bệnh thường cao, chiếm 41,5%.
+ Mùa thu khí hậu thường ít thay đổi thời tiết mát mẻ, lợn ăn uống tốt sức đề kháng cao nêntỷ lệ mắc bệnh thấp chiếm 15- 20%.
+ Mùa đông khí hậu lạnh ,khô hanh nên tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 65% Kết quả này phù hợp với Nicolet.J (1992) [23], đây là ảnh hưởng của yếu tố môi trường ,thời tiết, khí hậu và trạng thái stress đến khả năng mắc bệnh hội chứng đườn hô hấp ở lợn nái sinh sản.Như vậy, thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn nái sinh sản: Ẩm độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Do đó, việc điều chỉnh yếu tố khí hậu chuồng nuôi tích cực sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
2.4.4. Điều tra tình hình nhiễm bệnh hội chứng đường hô hấp theo tình trạng vệ sinh thú y trạng vệ sinh thú y
Lô 1: Vệ sinh, chăm sóc tốt Lô 2: Vệ sinh, chăm sóc kém
Bảng 2.4. Kết quả tình hình nhiễm hội chứng bệnh đường hô hấp theo tình trạng vệ sinh
Tình trạng vệ sinh Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Lô 1 147 19 12,92 Lô 2 147 53 36,05 Tính chung 294 72 24,49
-Vệ sinh, chăm sóc tốt là thường xuyên theo dõi kiểm tra đàn lợn, cho lợn ăn uống đầy đủ, đảm bảo vệ sinh,thong chuồng thường xuyên quét dọn nền chuồng, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, đảm bảo điều kiện khí hậu trong chuông thích hơp mát mẻ về mùa nóng ,ấm áp về mùa lạnh
-Vệ sinh, chăm sóc kém là không thường xuyên theo dõi kiểm tra đàn lợn, không thường xuyên quét dọn nền chuồng và vệ sinh máng ăn nước uống , điều kiện khí hậu trong chuồng không được đảm bảo tốt nhất, thức ăn ,nước uống không được vệ sinh cẩn thận
Theo Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pneuropneumoniae và viêm phổi- màng phổi đã rút ra kết luận : Yếu tố vệ sinh chăm sóc trong quá trình chăn nuôi là rất quan trọng quyết định tới hiệu quả chăn nuôi ,vệ sinh chăm sóc tốt thì mầm bệnh không có cơ hôi phát triển và ngược lại.Qua bảng 2.4 cho ta thấy tỷ mắc hội chứng hô hấp ở 2 lô là khác nhau có sự chênh lệch giữa 2 lô. Lô 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn chiếm 36,05%, lô 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn chiếm 12,92 % do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, điều kiện môi trường, ngoại cảnh… Kết quả hoàn toàn phù hợp với Jonh carr (2001) [15]. Bởi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp, trong đàn chỉ có 1 lợn bệnh thì mầm bệnh sẽ thường xuyên được thải ra và có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường. Chúng có thể bám vào các hạt bụi nhỏ và lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trong dịch nhầy, phân nền chuồng, mà mũi lợn thì thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố trên nên mầm bệnh rất dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của lợn khỏe và gây bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân làm bệnh đường hô hấp lan mạnh như vậy vì trong trại thường xuyên có sự di chuyển lợn, dồn ghép, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao nên bệnh xảy ra nhiều.
2.4.5. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm hội chứng bệnh đường hô hấp
Để hạn chế những thiệt hại nhất định do dịch bênh gây ra thì việc chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao, chúng ta phải dựa