81
Thập niên 20 của thế kỷ 21 đánh dấu một trận tự quốc tế mới đang được hình thành trong đó bên cạnh sức mạnh to lớn của Mỹ, EU, Nhật Bản còn có sự nổi lên mạnh mẽ của một số nền kinh tế mới nổi Châu Á, Nga và một số nước Mỹ Latinh. Vì vậy, chiến lược ngoại giao của EU cũng sẽ có sự thay đổi theo những hướng cơ bản sau:
Trong quan hệ với Mỹ
Mỹ và EU sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh, đối tác trong các vấn đề nội bộ hai nước và các vấn đề quốc tế. Toàn cầu hóa đang có tác dụng thúc đẩy trật tự thế giới thay đổi, vì vậy mối quan hệ đồng minh, đối tác giữa Mỹ và EU trong thập niên 20 của thế kỷ 21 sẽ mang tính chất tích cực hơn so với thập kỷ trước đó. Dựa trên những nguyện vọng hội nhập lớn hơn của EU, Mỹ có nhu cầu hợp tác mạnh mẽ để thúc đẩy các mục tiêu chung, đặc biệt trong việc thúc đẩy dân chủ và thịnh vượng của các quốc gia Đông Âu, Balkans vẫn đang trong quá trình hoàn thành chuyển giao dân chủ và đối phó với những vấn đề cấp bách cùng quan tâm. Sự can dự của Mỹ vào các vấn đề của châu Âu như giải quyết xung đột ở Caucas và Cyprus, vấn đề ổn định và dân chủ ở khu vực Balkans, Thổ Nhĩ Kỳ… sẽ khiến EU vừa phải có tiếng nói riêng vừa phải có sức mạnh riêng, vừa phải có thái độ hợp tác, đồng minh với Mỹ để giảm bớt căng thẳng giữa 2 bên và bảo vệ lợi ích chung của 2 phía.
Quan hệ EU với Nga
Trong chính sách ngoại giao của EU với Nga 10 năm tới, Ủy ban châu Âu xác nhận Nga không phải là mối đe dọa của EU trong thập kỷ tới mà là mối quan hệ đối tác mặc dù Nga không phải là thành viên của EU. Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác này khó dự đoán trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 bởi vì những phát triển kinh tế - chính trị- xã hội của Nga trong thời gian gần đây cho thấy Nga đang phục hồi sức mạnh của mình sau khi Liên Xô và Đông Âu tan vỡ và Nga có những chiến lược ngoại giao riêng của mình để duy trì và nâng cao sức mạnh của Nga trên trường
82
quốc tế. Nhưng một khía cạnh đáng chú ý là trong thời gian tới Nga cần EU và ngược lại EU cũng cần tới Nga do vậy mới quan hệ đối tác có khả năng được duy trì theo hướng tích cực. Do vậy EU định hướng thúc đẩy chính sách ngoại giao với Nga tập trung vào 3 khía cạnh sau:
- Thúc đẩy các giá trị dân chủ, hòa bình và quyền con người trong các nước láng giềng nằm giữa Nga và Eu
- Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ và thương mại với Nga, nhằm mục đích hỗ trợ Nga nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế
- Có thái độ ngoại giao cởi mở và tích cực với Nga trong hợp tác trên ác lĩnh vực giáo dục, đào tạo , xã hội dân sự và các giá trị chung.
Quan hệ EU- Châu Á
EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Châu Á, sau Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ nhất của khu vực này. Điều đó cho thấy lợi ích từ mối quan hệ song phương EU- châu Á đang gia tăng và EU không còn có một sự lựa chọn nào khác là sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ tích cực với châu Á để duy trì lợi ích của mình.
Ngoài lợi ích kinh tế, Châu Á trong thập niên 20 sẽ có nhiều thách thức và khủng hoảng, đòi hỏi phải có sự quan tâm phối hợp hành động cùng với các đối tác khác ngoài châu Á trong đó có EU. Cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa châu Á và EU ngày càng tăng, những thách thức rủi ro của châu Á sẽ có tác động không tốt đến EU, đặc biệt là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, chủ nghĩa khủng bố và cực đoang ở Ahghanistan, phong trào Taliban ở Pakistan, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu.
Trong khu vực châu Á, hai quyền lực mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ và chủ nghĩa khu vực mới nổi ở Đông Á, ASEAN sẽ là mối quan tâm của EU trong tương lai.Về thương mại, EU và Hàn Quốc đạt nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do và các hiệp định khung giữa hai bên. EU
83
cũng đã ký các Hiệp định Quan hệ Đối tác với Việt Nam, Philíppin và chuẩn bị ký một thỏa thuận tương tự với Mông Cổ. Bên cạnh đó, EU đang thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định hợp tác và quan hệ đối tác với Singapore, Malaisia và Brunây và đạt nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại tự do với ba nước này. EU cũng đang chuẩn bị để bắt đầu các cuộc đàm phán tự do thương mại với Nhật Bản và hiệp ước đầu tư với Trung Quốc. …Tuy nhiên, EU cần nâng cao khả năng phân tích và cải thiện ngoại giao công chúng với tất cả các đối tác châu Á. EU cũng cần cải thiện khả năng phản ứng nhanh trước các sự kiện trong khu vực. Các tài liệu chính sách được sửa đổi gần đây của Đông Á đã tạo ra một số nguyên tắc có lợi cho EU nhưng nhiệm vụ hiện nay của EU là đánh giá và tìm kiếm các biện pháp để đạt được các mục tiêu chính sách đề ra và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với các đối tác châu Á.
Nói tóm lại, định hướng của EU trong thời gian tới là tích cực khai thác công cụ chính sách đối ngoại, tận dụng mọi công cụ của chính sách kinh tế đối ngoại thông qua việc tham gia thị trường toàn cầu để thúc đẩy sự tăng trưởng của EU. Cụ thể là trước hết, nhằm vào nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi cũng như sự phát triển tầng lớp trung lưu ở những nước này và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ mà EU có lợi thế cạnh tranh. Tiếp đến, mở rộng hoạt động trong khuôn khổ WTO và các quan hệ song phương nhằm đảm bảo xâm nhập thị trường tốt nhất cho các doanh nghiệp của EU, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời tập trung thúc đẩy những cuộc đàm phán và luật lệ, thể chế trong những lĩnh vực mới như biến đổi khí hậu và thành phát triển kinh tế xanh, nơi mà những luật pháp, tiêu chuẩn của EU có khả năng mở rộng ra toàn cầu.