Những mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 83)

3.2.1. Thúc đẩy thị trường thống nhất mạnh hơn, mở rộng hơn để phát triển

Thúc đẩy thị trường thống nhất mạnh hơn, mở rộng hơn để phát triển và mở rộng hơn để phát triển và tạo việc làm; nỗ lực ngăn chặn việc chuyển dịch của một số quốc gia theo hướng tách khỏi Liên minh. Bên cạnh những điều chỉnh về chính sách kinh tế, các nước thành viên cũng như toàn thể Liên minh cần đưa ra những cam kết chính trị mạnh mẽ để khởi động lại thị trường thống nhất. Phát huy sức mạnh của thị trường chung đơn nhất trong thập niên 20 của thế kỷ XXI là điều

80

quan trọng sống còn để EU thực hiện các kế hoạch tăng trưởng nhanh, bền vững và toàn diện. Trong giai đoạn 1992 -2006, thị trạng nội khối EU tạo ra khoảng 2,2% GDP, 2.75 triệu việc làm cho toàn EU và nó là địa điểm cho toàn bộ dân chúng EU có thể mua bán tự do trong EU. Trong thập niên 20, mục tiêu của thị trường nội khối vẫn chiếm hơn 50% FDI vào EU và trên 50% kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ trong khối. Phát triển một thị trường chung đơn nhất mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn đang là nhiệm vụ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và việc làm của EU từ nay đến năm 2020.

3.2.2. Đầu tư cho phát triển bền vững

Khủng hoảng tài chính tác động hết sức nặng nề đến khả năng của các doanh nghiệp và chính phủ trong việc đầu tư tài chính và các dự án đổi mới. Đồng thời việc tăng cường chính sách gắn kết, huy động ngân sách của EU và các tổ chức tài chính cá nhân, tiến tới hoàn thiện môi trường pháp luật để đảm bảo thị trường tài chính hoạt động hiệu quả, an toàn; tập hợp các nguồn lực tài chính, tăng lợi nhuận bằng việc sử dụng tổng hợp cả nguồn vốn của nhà nước và tư nhân, tạo ra những công cụ đổi mới để có nguồn tài chính cho những đầu tư cần thiết.

Chiến lược kinh tế 10 năm của EU có tiêu đề “EU 2020 – tăng trưởng nhanh, bền vững và toàn diện” đã đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tăng trưởng nhanh: phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức vào đổi mới

- Tăng trưởng bền vững: thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực , phát triển nền kinh tế xanh hơn và cạnh tranh hơn.

- Tăng trưởng toàn diện: phát triển nền kinh tế có việc làm cao, đi đôi với phân phối phúc lợi xã hội công bằng.

81

Thập niên 20 của thế kỷ 21 đánh dấu một trận tự quốc tế mới đang được hình thành trong đó bên cạnh sức mạnh to lớn của Mỹ, EU, Nhật Bản còn có sự nổi lên mạnh mẽ của một số nền kinh tế mới nổi Châu Á, Nga và một số nước Mỹ Latinh. Vì vậy, chiến lược ngoại giao của EU cũng sẽ có sự thay đổi theo những hướng cơ bản sau:

Trong quan hệ với Mỹ

Mỹ và EU sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh, đối tác trong các vấn đề nội bộ hai nước và các vấn đề quốc tế. Toàn cầu hóa đang có tác dụng thúc đẩy trật tự thế giới thay đổi, vì vậy mối quan hệ đồng minh, đối tác giữa Mỹ và EU trong thập niên 20 của thế kỷ 21 sẽ mang tính chất tích cực hơn so với thập kỷ trước đó. Dựa trên những nguyện vọng hội nhập lớn hơn của EU, Mỹ có nhu cầu hợp tác mạnh mẽ để thúc đẩy các mục tiêu chung, đặc biệt trong việc thúc đẩy dân chủ và thịnh vượng của các quốc gia Đông Âu, Balkans vẫn đang trong quá trình hoàn thành chuyển giao dân chủ và đối phó với những vấn đề cấp bách cùng quan tâm. Sự can dự của Mỹ vào các vấn đề của châu Âu như giải quyết xung đột ở Caucas và Cyprus, vấn đề ổn định và dân chủ ở khu vực Balkans, Thổ Nhĩ Kỳ… sẽ khiến EU vừa phải có tiếng nói riêng vừa phải có sức mạnh riêng, vừa phải có thái độ hợp tác, đồng minh với Mỹ để giảm bớt căng thẳng giữa 2 bên và bảo vệ lợi ích chung của 2 phía.

Quan hệ EU với Nga

Trong chính sách ngoại giao của EU với Nga 10 năm tới, Ủy ban châu Âu xác nhận Nga không phải là mối đe dọa của EU trong thập kỷ tới mà là mối quan hệ đối tác mặc dù Nga không phải là thành viên của EU. Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác này khó dự đoán trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 bởi vì những phát triển kinh tế - chính trị- xã hội của Nga trong thời gian gần đây cho thấy Nga đang phục hồi sức mạnh của mình sau khi Liên Xô và Đông Âu tan vỡ và Nga có những chiến lược ngoại giao riêng của mình để duy trì và nâng cao sức mạnh của Nga trên trường

82

quốc tế. Nhưng một khía cạnh đáng chú ý là trong thời gian tới Nga cần EU và ngược lại EU cũng cần tới Nga do vậy mới quan hệ đối tác có khả năng được duy trì theo hướng tích cực. Do vậy EU định hướng thúc đẩy chính sách ngoại giao với Nga tập trung vào 3 khía cạnh sau:

- Thúc đẩy các giá trị dân chủ, hòa bình và quyền con người trong các nước láng giềng nằm giữa Nga và Eu

- Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ và thương mại với Nga, nhằm mục đích hỗ trợ Nga nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế

- Có thái độ ngoại giao cởi mở và tích cực với Nga trong hợp tác trên ác lĩnh vực giáo dục, đào tạo , xã hội dân sự và các giá trị chung.

Quan hệ EU- Châu Á

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Châu Á, sau Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ nhất của khu vực này. Điều đó cho thấy lợi ích từ mối quan hệ song phương EU- châu Á đang gia tăng và EU không còn có một sự lựa chọn nào khác là sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ tích cực với châu Á để duy trì lợi ích của mình.

Ngoài lợi ích kinh tế, Châu Á trong thập niên 20 sẽ có nhiều thách thức và khủng hoảng, đòi hỏi phải có sự quan tâm phối hợp hành động cùng với các đối tác khác ngoài châu Á trong đó có EU. Cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa châu Á và EU ngày càng tăng, những thách thức rủi ro của châu Á sẽ có tác động không tốt đến EU, đặc biệt là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, chủ nghĩa khủng bố và cực đoang ở Ahghanistan, phong trào Taliban ở Pakistan, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu.

Trong khu vực châu Á, hai quyền lực mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ và chủ nghĩa khu vực mới nổi ở Đông Á, ASEAN sẽ là mối quan tâm của EU trong tương lai.Về thương mại, EU và Hàn Quốc đạt nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do và các hiệp định khung giữa hai bên. EU

83

cũng đã ký các Hiệp định Quan hệ Đối tác với Việt Nam, Philíppin và chuẩn bị ký một thỏa thuận tương tự với Mông Cổ. Bên cạnh đó, EU đang thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định hợp tác và quan hệ đối tác với Singapore, Malaisia và Brunây và đạt nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại tự do với ba nước này. EU cũng đang chuẩn bị để bắt đầu các cuộc đàm phán tự do thương mại với Nhật Bản và hiệp ước đầu tư với Trung Quốc. …Tuy nhiên, EU cần nâng cao khả năng phân tích và cải thiện ngoại giao công chúng với tất cả các đối tác châu Á. EU cũng cần cải thiện khả năng phản ứng nhanh trước các sự kiện trong khu vực. Các tài liệu chính sách được sửa đổi gần đây của Đông Á đã tạo ra một số nguyên tắc có lợi cho EU nhưng nhiệm vụ hiện nay của EU là đánh giá và tìm kiếm các biện pháp để đạt được các mục tiêu chính sách đề ra và thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với các đối tác châu Á.

Nói tóm lại, định hướng của EU trong thời gian tới là tích cực khai thác công cụ chính sách đối ngoại, tận dụng mọi công cụ của chính sách kinh tế đối ngoại thông qua việc tham gia thị trường toàn cầu để thúc đẩy sự tăng trưởng của EU. Cụ thể là trước hết, nhằm vào nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi cũng như sự phát triển tầng lớp trung lưu ở những nước này và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ mà EU có lợi thế cạnh tranh. Tiếp đến, mở rộng hoạt động trong khuôn khổ WTO và các quan hệ song phương nhằm đảm bảo xâm nhập thị trường tốt nhất cho các doanh nghiệp của EU, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời tập trung thúc đẩy những cuộc đàm phán và luật lệ, thể chế trong những lĩnh vực mới như biến đổi khí hậu và thành phát triển kinh tế xanh, nơi mà những luật pháp, tiêu chuẩn của EU có khả năng mở rộng ra toàn cầu.

3.2.4. Các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến năm 2020 đến năm 2020

84

Xây dựng một “Liên minh đổi mới” nhằm cải thiện các điều kiện, khung pháp lý, tạo thuận lợi cho đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, bảo đảm cho các ý tưởng đổi mới được thực hiện hóa bằng sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban Châu Âu cần cam kết đảm bảo thị trường chung đơn nhất là thị trường mở, tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp và chống chủ nghĩa bảo hộ quốc gia. Chính sách cạnh tranh mà EU đưa ra là nhằm cung cấp môi trường thuận lợi cho đổi mới, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cản trở những hình thức cạnh tranh phi thị trường để mở rộng hơn nữa thị trường chung đơn nhất trong tương lai. Việc xây dựng một thị trường chung đơn nhất đòi hỏi hệ thống pháp luật của 27 nước thành viên phải thống nhât thành một hệ thống chung, đồng thời coi trọng vai trò của internet và công nghệ thông tin trong quá trình phát triển của nền kinh tế EU, năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng buộc phải được cải thiện để hướng tới thị trường chung đơn nhất.Như vậy, sự nhất thể hóa của EU hiện vẫn đang đứng trước những thách thức lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.2. Giải pháp cho phát triển bền vững và toàn diện

Chiến lược “EU 2020 tăng trưởng nhanh, bền vững và toàn diện” đã đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- 75% dân số trong độ tuổi 20-64 sẽ có việc làm - Chi tiêu cho R&D chiếm 3% GDP của EU

- Đáp ứng các chỉ tiêu về cắt giảm 20% lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính

- Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng xuống còn dưới 10%; tăng tỷ lệ người ở độ tuổi từ 30 đến 34 tốt nghiệp hết cấp III lên ít nhất 40%.

- Xóa tên ít nhất 20 triệu người trong danh sách đói nghèo và đưa ra 3 tiêu chí xếp hạng đói nghèo cho các nước thành viên lựa chọn.

Để thực hiện các mục tiêu cơ bản trên, một loạt các chính sách kinh tế EU đã được soạn thảo và thông qua, cụ thể như sau:

85

Thứ nhất, để thực hiện tăng trưởng nhanh dựa vào tri thức và đổi mới, EU sẽ tiến hành cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy sáng kiến và tri thức trên toàn EU và đảm bảo các ý tưởng đổi mới sẽ được ứng dụng vào sản phẩm mới và dịch vụ mới để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, việc làm hiệu quả. EU đã đề ra sáng kiến “Liên minh đổi mới” và “thanh niên là động lực’. Sáng kiến “Liên minh đổi mới” đề cập đến những thách thức hiện nay của EU trong vấn đề an ninh năng lượng, vận tải, thay đổi khí hậu, sử dụng nguồn lực, y tế sức khỏe, bảo vệ môi trường…. và đề xuất ra những biện pháp phối hợp đổi mới sáng kiến giữa các nước thành viên để đáp ứng những thách thức trên. EU yêu cầu các nước thành viên cải cách hệ thống đầu tư R&D, yêu cầu các nước phải đảm bảo cung cấp hiệu quả cho các nhà khoa học, các kỹ sư trong mọi lĩnh vực và tập trung vào các mục tiêu phát huy sáng tạo, đổi mới và mối liên kết với doanh nghiệp trong các trường học; đồng thời ưu tiên cho những chi tiêu tri thức nhờ vào những ưu đãi thuế và công cụ tài chính khác để thúc đẩy đầu tư R&D tư nhân. Trong sáng kiến “Thanh niên là động lực”, EU yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo đầu tư hiệu quả cho giáo dục và đào tạo các cấp, cải tiến các kết quả giáo dục, tăng cường hệ thống giáo dục mở, khuyến khích thanh niên tham gia thị trường lao động.

Thứ hai, để thực hiện tăng trưởng bền vững, các nhà lãnh đạo EU sẽ tập trung vào phát triển những công nghệ mới như công nghệ xanh, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế , đối phó với sự thay đổi của thời tiết và đảm bảo an ninh năng lượng. EU đã đề râsng kiến “sử dụng hiệu quả nguồn lực ở châu Âu” và sáng kiến “chính sách công nghiệp trong thời đại toàn cầu” để thực hiện mục tiêu này. Ở cấp độ khu vực, các sáng kiến này nhằm mục tiêu huy động các nguồn lực một cách hiệu quả, hiện đại hóa ngành vận tải để giảm khí thải CO2, thực hiện các công nghệ năng lượng chiến lược, thực hiện kế hoạch hành động năng lượng hiệu quả…Ở cấp quốc gia, EU yêu cầu các nước phải tập trung chi tiêu chi các vấn đề môi trường, cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện các điều kiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích tiết kiệm năng lượng, xây dựng các công cụ tài chính để thực hiện các sáng kiến trên.

86

Thứ ba, để thực hiện tag trưởng toàn diện, EU khuyến khích các ngành kinh tế tạo việc làm, đầu tư cho kỹ năng người lao động, đấu tranh chống nghèo khổ, hiện đại hóa thị trường lao động, phát triển các hệ thống bảo vệ xã hội và đào tạo giúp người lao động có khả năng thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế và có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn. Các sáng kiến được đề ra để thực hiện tăng trưởng toàn diện là “Chương trình việc làm và kỹ năng mới”, “Kế hoạch EU đấu tranh chống đói nghèo”. EU yêu cầu các nước thành viên phải cải cách hệ thống an ninh xã hội, cải cách thị trường lao động, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường học, thúc đẩy trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc giảm đói nghèo và loại trừ xã hội.

87

KẾT LUẬN

Liên minh Châu Âu đã trải qua chặng đường hơn 60 năm phát triển, nhưng có thể nói từ đầu thế kỷ 21 đến nay thế giới đã chứng kiến nhiều biến động lớn trên mọi phương diện của tổ chức này.

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu cả về chiều rộng và chiều sâu. Với hai lần mở rộng EU vào các năm 2004 và 2007, EU đã nâng số thành viên từ 15 nước lên 27 nước, tạo nên sự lớn mạnh của toàn khối EU mà không một khối liên kết khu vực nào trên thế giới có thể so sánh được. Cũng từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quá trình nhất thể hoá Liên minh Châu Âu đã diễn ra hết sức mạnh mẽ và thành công to lớn đó là sự ra đời của đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 83)