Các yếu tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 36 - 45)

Quan hệ với Hoa Kỳ

Có thể nói đây là mối quan hệ song phương thu hút sự quan tâm nhiều nhất của thế giới. Điều này không khó hiểu, vì cả Hoa Kỳ lẫn EU đều là hai trung tâm chính trị và kinh tế, xét trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, quan hệ song phương này tất yếu có khả năng ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế đương đại. Riêng đối với EU, đây là mối quan hệ cơ bản nổi bật nhất, và có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của toàn khối. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì, Hoa Kỳ không những là đồng minh chiến lược trước mắt cũng như lâu dài. Cho nên, việc EU có lớn mạnh hay không, cũng phần nào chịu tác động bởi mối quan hệ với Hoa Kỳ.Trên một khía cạnh khác, việc EU cố gắng tìm mọi cách phát triển hơn cũng không nằm ngoài mục đích thoát khỏi cái bóng của Hoa Kỳ trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nói một cách dễ hiểu, sự chi phối của quan hệ EU – Mỹ đến sự phát triển của EU hiện nay là tất yếu và thể hiện mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản (mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau).

Tuy các hội nghị thượng đỉnh giữa hai bên vẫn được tổ chức thường niên từ đầu thế kỷ mới đến nay, nhưng xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên rõ ràng hơn so với xu thế đồng mình chiến lược trong quan hệ này. Do đó, EU đang tìm mọi cách để không ngừng phát triển nhằm vào những nguyên nhân vừa đề cập ở trên.

Biểu hiện trước hết của việc quan hệ này chi phối sự phát triển của EU là sự cố gắng thoát khỏi cái ô an ninh của Mỹ. Sau sự kiện 11/9, cả hai bên có những bất

33

đồng về nhiều vấn đề như việc tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa đơn phương của Mỹ, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM, việc Mỹ từ chối phê chuẩn tòa án hình sự quốc tế… EU cho rằng, chủ nghĩa đơn phương ấy sẽ làm mất đi sự cân bằng mới trong quan hệ quốc tế và tác động tiêu cực đến lợi ích của EU. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh trong quan hệ Mỹ - EU đã dẫn tới một bước phát triển mới của liên minh khu vực này trong lĩnh vực anh ninh. EU đã cho ra đời Lực lượng phản ứng nhanh của mình, và điều này tất yếu đưa tới việc rạn nứt quan hệ với Mỹ trong khuôn khổ NATO. Như vậy, có thể thấy, quan hệ song phương với Mỹ đã dẫn tới sự phát triển của EU về mặt an ninh.

Thêm vào đó, như đã nói ở trên, giữa EU và Mỹ đang có quan điểm đối lập nhau về cân bằng mới trong quan hệ quốc tế hiện nay. Trong khi Mỹ chủ trương duy trì trật tự thế giới một cưc, trong đó Mỹ là trung tâm, thì EU vẫn ủng hộ một thế giới đa cực, đảm bảo tính cân bằng và lợi ích của mình hơn trong quan hệ quốc tế. Tiếng nói của EU nhiều lần đi ngược lại quan điểm của Hoa Kỳ. Trong khi EU cho rằng cần phải duy trì những hiệp định, điều ước, chuẩn mực quốc tế hiện hành, thì Hoa Kỳ nhiều khi lại kiên trì những hành động đơn phương của mình. Đặc biệt, EU luôn phản đối chiến lược “đánh đòn phủ đầu” của Mỹ, và cho rằng đây là chiêu bài nhằm xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế. Cựu Tổng thống Pháp Chirac đề cập rằng: “Thuyết đánh đòn phủ đầu có thể thành cái cớ để chính thức hóa các cuộc chiến tranh”[30]. Do vậy, EU luôn có gắng phát triển hơn nữa nhằm trở thành một đối trọng của Mỹ trên trường quốc tế. Điều này cũng không nằm ngoài mục đích muốn “tự đứng trên đôi chân của mình”, không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Đó là lý do EU đang nỗ lực cho một quá trình mở rộng và nhất thể hóa không ngừng.

Ngoài ra, khía cạnh kinh tế trong quan hệ Mỹ - EU cũng có tác động nhất định đến sự phát triển của Liên minh này. Một mặt, Mỹ là đối tác thương mại lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của EU; nhưng mặt khác, hai bên không những cạnh tranh gay gắt giành lấy thị trường mà còn trực tiếp có xung đột thương mại với

34

nhau. Cuộc chiến tranh chuối giữa Mỹ và EU vào năm 2001 là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này, trong đó cụ thể là vấn đề tranh chấp nhập khẩu chuối của EU từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và vùng Caribee. Chỉ một năm sau đó, vào năm 2002, hai bên lại tiếp tục xảy ra xung đột về thuế xuất nhập khẩu đánh vào mặt hàng thép của Hoa Kỳ nhằm vào việc bảo vệ nền sản xuất trong nước. Như vậy, có thể thấy EU đang cố gắng vươn lên để trở thành một trung tâm kinh tế có khả năng cạnh tranh hiệu quả với Hoa Kỳ hiện nay.

Những phân tích ở trên đã phần nào cho thấy Hoa Kỳ và quan hệ với Hoa Kỳ là một trong những yếu tố ngoại sinh hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của EU trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

Quan hệ với Nga

Từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay, vị thế của Nga trên trường quốc tế đã không còn như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, trong một thập niên đầu của thế kỷ mới, người ta lại thấy sự chuyển mình mới của “con gấu Bắc cực”. Bên cạnh tiềm lực về quân sự, kinh tế Nga đang dần phục hồi theo hướng rất tích cực và đang trở thành đối tác lớn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có EU.

Mặt khác, trên phương diện địa chính trị, Nga là láng giềng ngay bên cạnh châu Âu, với tầm ảnh hưởng không thể xem thường đối với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacxava, các nước Đông Âu. Điều nay đương nhiên tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của EU nói chung, mở rộng EU về phía đông nói riêng. Do vậy EU cần phải tính đến quan hệ với Nga trong quá trình phát triển của mình.

Bên cạnh quan hệ với Mỹ, trong quan điểm của EU, Nga cũng là một đối tác lớn trong lĩnh vực chính trị - an ninh. Hội nghị cấp cao Nga – EU đã diễn ra tại Moscow năm 2002. Qua đó, hai bên đã tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược này. Đặc biệt, hai nước “cầm trịch” trong EU là Pháp và

35

Đức cũng đưa ra đề nghị thiết lập Hội đồng an ninh nội bộ Nga – NATO. Điều này không những giúp Nga trở thành một thành viên chính thức và hợp tác bình đẳng trong NATO, mà còn giúp giảm dần vai trò của Hoa Kỳ. Từ đó, EU có thể tăng cường hơn nữa tiềm lực quân sự của mình so với Mỹ. Trong xu thế ấy, một nước lớn trong EU là Anh cũng đề xuất một cơ chế họp tác mới giữa NATO và Nga là cơ chế 19+1, và Nga sẽ có vị thế bình đẳng với 19 thành viên khác. Như vậy, nếu Nga quay trở lại chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và trở thành một thành viên của EU thì chắc chắn vị thế và tầm ảnh hưởng của EU trên trường quốc tế sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới, nhất là tạo ra thế cân bằng hơn trong quan hệ với Mỹ và các trung tâm quyền lực khác.

Song, quan hệ Nga – EU không phải luôn suôn sẻ mà vẫn còn gặp phải nhiều trở lực lớn. Nga vẫn theo đuổi một chiến lược riêng của mình và việc trở thành đối tác của EU chỉ là một chiến thuật để đạt tới mục tiêu chiến lược chung là khôi phục và phát huy ảnh hưởng của mình ra toàn bộ châu Âu, và trở thành một đối trọng với Mỹ ở đây. Nga luôn tận dụng lợi thế của mình về vấn đề năng lượng để gây áp lực lớn cho sự phát triển của EU. Hiện nay, Nga vẫn là đối tác cung cấp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất cho EU. Năm 2007, lượng dầu thô nhập từ Nga lên tới 185 triệu tấn, chiếm đến 32,6% tổng kim ngạch nhạp khẩu dầu thô của EU; tương tự có đến 100,7 triệu tấn khí tự nhiên từ Nga được xuất sang EU, chiếm đến 38,7% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt của Liên minh này [34]. Mới đây, năm 2009, cuộc tranh chấp giữa Nga và Ucraina về đường ống dẫn gas đã diễn ra. Tổng thống V. Putin tuyên bố rằng Nga sẽ xem xét lại mối quan hệ giữa nước này với EU, cụ thể là “khi lợi ích của Nga bị bỏ qua, chúng ta (Nga) sẽ xem xét lại các cơ sở nền tảng của mối quan hệ của chúng ta” [39]. Trong cuộc tranh chấp này, Bộ trưởng ngoại giao Nga cho rằng đó là một “hành động không thân thiện” [40]. Ngoài năng lượng, việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Czech, vấn đề “cuộc cách mạng màu”, vấn đề một số nước thuộc tầm ảnh hưởng truyền thống của Nga bắt đầu thân phương Tây và gia nhập EU… cũng đang tạo ra thách thức không nhỏ cho sự phát triển của quan hệ song phương này.

36

Nhìn chung quan hệ với Nga vẫn là một vấn đề lớn và đã có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của EU từ lúc khởi phát đến này. Và chắn chắc rằng, đây sẽ còn là một nhân tố chi phối sự phát triển của Liên minh này trong thời gian tới.

Quan hệ với Trung Quốc

Nếu đã nhắc đến Mỹ, thì sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến quan hệ giữa EU với một đối thủ tiềm tàng của siêu cường hùng mạnh hiện nay tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đó là Trung Quốc.

Xét về mặt kinh tế, Trung Quốc là một đối tác không thể bỏ qua. Bàn về vị trí của Trung Quốc trong chính sách của EU, thì rõ ràng EU xem Trung Quốc vừa là nguồn cung dồi dào các hàng hóa giá rẻ, vừa là cửa ngõ dễ dàng để thâm nhập vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc đang trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn của EU trong lĩnh vực này, không những trên các thị trường bên ngoài, mà ngay chính tại sân nhà EU. Điều này khiến EU phải tiến hành một số đối sách như thiết lập hàng rào phi thuế quan về tiêu chuẩn kỹ thuật, về “hàng rào xanh” [28]…để giảm bớt sức ép của hàng hóa Trung Quốc. Vào năm 2005, EU và Trung Quốc đã phải đàm phán rất lâu đễ đạt được một thỏa thuận về hạn ngạch dệt may và tránh xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại khác. Với quy mô lớn như vậy, nếu EU không phát triển, sẽ khó lòng cạnh tranh được với đối thủ nặng ký này trên lĩnh vực kinh tế.

Mặt khác, về quan hệ chính trị, không cần phải bàn cãi nhiều vì Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng của mình khắp nơi, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Do vậy, EU không thể không ngừng tăng cường thế và lực của riêng mình, một mặt nhằm tạo ra một cực đủ lớn để cạnh tranh với Trung Quốc, mặt khác liên kết với quốc gia này để cùng nhau kiềm chế Mỹ, thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng đa cực.

37

Quan hệ với Nhật Bản

Khác với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế, quan hệ giữa EU và Nhật Bản nghiêng nhiều hơn về hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư. Nếu như EU sử dụng phương thức vừa hợp tác vừa đấu tranh với các trung tâm lớn khác của thế giới, thì riêng với Nhật Bản, EU đặt nặng hơn vấn đề hợp tác kinh tế song phương. Vì Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI, vẫn được xem là “người khổng lồ về kinh tế” nhưng lại là “người lùn về chính trị”. Do vậy, so với các đối trọng khác, quan hệ kinh tế giữa hai bên được chú tâm hơn là cạnh tranh về an ninh – chính trị.

Trong thời đại hiện nay, khi kinh tế mà nhất là kinh tế tri thức đang ngày càng trở nên quan trọng, thì quan hệ EU – Nhật Bản lại càng ảnh hưởng đến sự phát triển của EU nhiều hơn. Có thể thấy, sau sự suy thoái kéo dài của Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ trước, quan hệ kinh tế EU – Nhật Bản bắt đầu có phần khởi sắc trong 10 năm đầu của thế kỷ mới. Từ năm 2000, EU và Nhật Bản bắt đầu tăng cường trở lại quan hệ song phương trên lĩnh vực này. Năm 2001, hai bên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU – Nhật Bản lần X ở Brussels – Bỉ. Qua hội nghị, EU và Nhật Bản đã thống nhất về một Kế hoạch hành động 10 năm và nâng tầm quan hệ song phương lên quan hệ đối tác [45]. Năm 2004, quan hệ ấy tiếp tục được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Cả EU và Nhật Bản đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của đối tác đối với sự phát triển và thịnh vượng của mình. Các hội nghị thượng đỉnh giữa hai bên được tổ chức thường niên nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tạo ra một khuôn khổ hợp tác để thúc đẩy hơn nữa đầu tư hai chiều cũng như quan hệ thương mại song phương.

Trong 10 năm đầu thế kỷ mới, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng với nhau, tiêu biểu là: Hiệp định công nhận lẫn nhau EU – Nhật Bản” (2002) cho phép các bên có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường của nhau; hay “Hiệp định hợp tác các hoạt động chống lại cạnh tranh” (2003) tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy thượng mại và đầu tư. Tại Hội nghị thượng định năm 2005, Thủ tướng Nhật Koizumi đã khẳng định mong muốn

38

tăng cường thắt chặt hơn nữa quan hệ đầu tư giữa hai bên. Tuy nhiên, một số vấn đề như các rào cản thương mại, hàng rào phi thuế quan (hạn chế quota nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ các ngành công nghiệp then chốt…) [53] còn là những vấn đề mà cả Nhật Bản lẫn EU cần phải quan tâm giải quyết trong thời gian sắp tới nhằm tạo ra bước đột phá trong quan hệ song phương trên lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú tâm đến quan hệ kinh tế không có nghĩa là quan hệ chính trị với Nhật Bản bị EU xem nhẹ. Những cuộc đối thoại chính trị giữa hai bên cũng được khởi động lại thông qua các cuộc đối thoại về an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm tạo ra sự hợp tác toàn diện hơn giữa hai trung tâm trong quan hệ quốc tế này.

Có thể kết luận rằng, quan hệ với Nhật Bản cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của EU trong những năm vừa qua, đặc biệt là trên bình diện kinh tế.

Quan hệ với các khu vực khác

Đối với châu Á, việc tăng cường quan hệ của EU với khu vực này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho sự phát triển của Liên minh, bởi lẽ trong những năm đầu thế kỷ XXI, châu Á là khu vực phát triển năng động nhất. Ngoài ra sự mất lòng tin vào Trung Quốc, và thiện chí muốn trợ lại châu Á bằng con đường hợp tác kinh tế đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ EU với khu vực này. Riếng đối với châu Á, EU đang trở thành một lực lượng quan trọng để cân bằng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm quyền lực khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ… Hơn nữa, đây còn là một giải pháp thay thế hoặc đối trọng với các nước lớn trong việc giải quyết các điểm nóng của khu vực như vấn đề Triều tiên, vấn đề Đài Loan, vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ của các nước thuộc khu vực này… Từ năm 2004 trở lại đây, EU với chiến lược châu Á mới của mình, đã bắt đầu cạnh tranh với Mỹ trong việc can

Một phần của tài liệu Đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 36 - 45)