Tinh thần trọng nghĩa khinh tài

Một phần của tài liệu Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới (Trang 68)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài

Một trong những cách cư xử mà nho giáo luôn đề cao trong ứng xử xã hội của hai giới nam và nữ, đó là tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Ngay từ chủ đề, đề tài của tác phẩm Lục Vân Tiên, ta có thể thấy được là đây không phải là tác phẩm viết về tình yêu, mà màu sắc chủ đạo của nó là tinh thần đạo lý, nhân nghĩa trên quan điểm nhân dân. Trong giới hạn nghiên cứu về nam giới của đề tài này, bên cạnh việc khảo sát về vẻ đẹp lý sức mạnh thể chất, vẻ đẹp trí tuệ, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát về biểu hiện về tinh thần trọng nghĩa, khinh tài của nhân vật nam giới để làm nổi bật vẻ đẹp lý tưởng của nhân vật nam trong văn học giai đoạn này. Về nhân nghĩa trong quan điểm nho giáo, nghĩa là điều nên nói, điều

nên làm “nói điều gì đó, làm việc gì đó thấy thảnh thơi, thoải mái trong lƣơng

tâm thì điều nói đó, việc làm đó là điều nghĩa, việc nghĩa. Ngƣợc lại, nếu có điều gì đó không nói, việc gì đó không làm thì vốn bản thân nó là điều bất nghĩa, phi nghĩa” [34, tr. 22]. Khổng Tử khi nói về đạo làm người đã đúc kết ba đạo lý quan trọng nhất tạo thành nền tảng cho hệ thống luân lý, đó là nhân, lễ, nghĩa. nghĩa của Khổng Tử đó là cái thích đáng hay cái đạo lý. Khổng Tử còn cho rằng nghĩa là những phẩm chất thuộc về người quân tử còn lợi là thuộc về kẻ tiểu

nhân: “Bậc quân tử tin tƣởng về việc nghĩa, kẻ tiểu nhân rành rè về việc lợi”

(Luận ngữ, Lý nhân). Do vậy, người quân tử phải hành động vì nghĩa “ngƣời quân tử dùng nghĩa lý làm căn bản, dùng lễ tiết để thực hành, dùng khiêm tốn để tỏ lộ ra ngoài, dùng thành tín để làm nên công việc. Ngƣời nào đƣợc nhƣ thế thật là ngƣời quân tử”. (Luận ngữ, Linh công). Mặt khác, Khổng Tử còn trọng dũng,

gắn liền dũng với nghĩa: “Tử Lộ hỏi rằng: Ngƣời quân tử có chuộng dũng không?. Khổng Tử đáp: “Ngƣời quân tử lấy nghĩa là trên hết. Ngƣời quân tử có dũng mà không có nghĩa thì làm loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì là trộm cƣớp” (Luận ngữ, Dương hóa). Đổng Trọng Thư cũng cho rằng nghĩa

là phạm trù riêng biệt, nó khác với các phạm trù khác như lợi, nhân, trí, tín...Theo ông thì nghĩa là để “nuôi cái tâm” – tinh thần, cao cả, lẽ phải.

Trong mối quan hệ giữa người với người, nho giáo còn chú trọng chữ

nhân và chữ nghĩa. Nhân nghĩa là người, con người và là nhân ái, nhân đức là

bản tính của con người. Theo nghĩa hẹp là một phẩm chất đạo đức cụ thể, cơ bản và nền tảng của con người. Theo nghĩa rộng, nhân bao gồm mọi đức của con người như lễ, nghĩa, trí, tín, trung…Khổng Tử luôn coi chữ nhân là đạo đức căn bản của con người cả về xử thế lẫn tu thân, là trung tâm để chi phối các chuẩn mực đạo đức khác của con người. Khổng Tử nói: “Nhân vừa là tu thân vừa là

nhân ái. Nhân là trung tâm của đạo đức từ đó mà phát ra các đức khác và các đức khác quy tụ về nó”. Và Khổng Tử cũng cho rằng “Nhân là lòng yêu thƣơng ngƣời. Nhân là tinh thần của lễ nhạc và chính trị. Khi đánh giá vai trò của nhân trong nho giáo cho rằng đó là phẩm chất cao nhất của con ngƣời”[33, tr. 114].

Theo Khổng Tử “Nhân là cái gốc đạo đức của con ngƣời, là đạo làm

ngƣời”. Tuy nhiên, đạo làm người của Nguyễn Đình Chiểu lại thật gần gũi, phù

hợp với nhân dân. Cũng là chữ nhân nhưng chữ nhân của Nguyễn Đình Chiểu

gần gũi mà thiêng liêng hơn: biết sống cao đẹp, biết xả thân hy sinh vì ngƣời

khác. Chữ nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu ở đây không đối lập với tinh thần nho giáo. Chữ nghĩa được ông hiểu theo tinh thần rộng mở, nghĩalà điều hợp với lẽ phải, làm khuôn phép cho cách xử thế của mọi người trong xã hội. Nó đặc biệt gắn với quan hệ tình cảm thủy chung, phù hợp với những quan niệm đạo đức của nhân dân.

Nhân vật Lục Vân Tiên là minh chứng đầu tiên cho tấm lòng trọng nghĩa khinh tài, là nhân vật lý tưởng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu với mẫu hình người quân tử. Vân Tiên là nam tử hán nhưng không chỉ tài theo quan niệm xã hội như tài văn võ, tài kinh luân như ta có thể thấy trong các nhân vật Kim Trọng hay Từ Hải của Nguyễn Du. Vân Tiên còn được khắc họa rõ nét qua hành động, như nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận xét “các nhân vật chính diện tích cực đƣợc miêu tả thiên về hành động và các hành động này đƣợc diễn ra nhƣ là

kết quả của sự giáo dục sâu sắc. Dƣờng nhƣ các nhân vật tích cực đã đƣợc “chƣơng trình hóa” cho mỗi tình huống ứng xử, khi tình huống xảy ra lập tức có hành động tƣơng ứng” [41, tr. 638].

Lục Vân Tiên có ước mơ và tham vọng về công danh, coi thi cử là con đường để tiến thân. Vậy mà, trên bước đường vào kinh ứng thí, chàng đã nán lại, làm một việc nghĩa đó là dẹp bọn cướp Phong Lai. Lục Vân Tiên vụt thành anh hùng chỉ vì thấy việc phải mà làm:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm ngƣời thế ấy cũng phi anh hùng”

Chàng không kịp nghĩ đến thiệt hơn, tai họa cho bản thân, cho dù bọn Phong Lai nanh vuốt có cả bầy đàn, cho dù chàng chỉ một thân cây làm gậy. Tài năng và sức mạnh chính nghĩa đã giúp chàng chiến thắng. Giúp người xong rồi, chàng chẳng màng được đền ơn, chẳng nhận lấy một chút quà mọn làm kỷ vật. Đó cũng là suy nghĩ theo lẽ phải. Phẩm chất ấy của Vân Tiên vừa biểu trưng cho chữ nghĩa trong nho giáo vừa chính là đại diện cho tấm lòng hào hiệp, tốt

bụng của người dân Nam Bộ. Trong truyện, mọi hành động và cách nghĩ của Lục Vân Tiên đều cho thấy ở Vân Tiên là một nhân vật lý tưởng, hội tụ đầy đủ những chuẩn mực của một người anh hùng nghĩa hiệp, tuổi trẻ, tài cao, lòng đầy khao khát muốn được đem công danh của mình để cứu người và giúp đời. Trên đường đi thi, gặp bọn cướp Phong Lai hoành hành, Lục Vân Tiên đã xông vào để cứu dân. Đây là một việc nghĩa mà chàng không thể không làm với mục đích cao đẹp, xuất phát từ tầm lòng tự nguyện của mình:

Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân

Chỉ một mình, lại không có vũ khí, Vân Tiên đã dám bẻ gậy xông vào bọn cướp đông người giáo gươm đầy đủ. Hình ảnh Lục Vân Tiên xông xáo tung hoành được so sánh với hình ảnh Triệu Tử Long – một dũng tướng thời Tam Quốc:

Vân Tiên tả đột hữu xung,

Lâu la bốn phía vỡ tan…

Với võ nghệ cao cường, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp và diệt tên đầu đảng Phong Lai. Hành động của Vân Tiên còn tỏ rõ đức độ nghĩa hiệp “Giữa

đƣờng thấy sự bất bình chẳng tha”. Không sợ nguy hiểm, Vân Tiên sẵn sàng trừ

hại cho dân. Đánh xong hai tên cướp, thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, Vân Tiên đã tỏ ra ân cần, hỏi han. Hành động của Lục Vân Tiên thật đàng hoàng chững chạc. Tuy có phần câu nệ những vẫn là phong độ giữ lễ của một nguời có văn hóa trong ứng xử với người bị hại. Thậm chí, Vân Tiên còn từ chối cái lạy trả ơn, từ chối lời mời đền đáp, không nhận trâm vàng trao tặng mà chỉ nhận lời cùng Nguyệt Nga xướng họa. Câu trả lời “Làm ơn há dễ trông ngƣời trả ơn” và đặc biệt là câu nói “Nhớ câu kiến ngãi bất vi. Làm ngƣời thế ấy cũng phi anh hùng”, cho thấy mẫu người anh hùng lý tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là việc

thấy nghĩa thì tự nguyện làm và đã làm việc nghĩa thì không cần trả ơn. Đó cũng là quan niệm của nhân dân ta “Làm phúc không cần đƣợc phúc”. Qua hành động này, cho thấy một minh chứng rằng Vân Tiên không chỉ là con người tài ba, dũng cảm mà còn là con người trọng nghĩa khinh tài.

Ngay đến nhân vật tiểu đồng, kẻ tôi tớ, hay cũng là bạn đường của Lục Vân Tiên suốt chặng đường chàng lên kinh ứng thí, cũng nghĩ suy và hành động đâu kém người quân tử. Chú tận tụy chăm sóc cho thầy, bôn ba tìm người chữa chạy để cứu thầy thoát khỏi nan y. Rồi khi ngỡ thầy qua đời, chú ở lại bìa rừng, che mồ tưởng nhớ, không ngớt khói nhang. Lo thầy ấm áp lúc sống, chú còn sợ thầy lạnh lẽo ở cõi bên kia. Tiểu đồng quả đã làm theo chữ nghĩa của người xưa:

“Dốc lòng trả nợ áo cơm

Sống mà trọn nghĩa, thác thơm danh hiền”

Nguyễn Đình Chiểu đã dùng chữ nghĩa để nói về mối quan hệ bạn bè của Vương Tử trực. Lời của Vương Tử Trực khi nghe tai ương đến với bạn hiền Lục Vân Tiên, Tử Trực nhớ nghĩa thâm giao, tiếc tình cảm giao bôi chưa thỏa:

Nghĩa đà kết nghĩa, tình chƣa phỉ tình

Trong con người Tử Trực, nghĩa và tình không thể tách phân. Tình ngày

trước thế nào, tình hôm nay vẫn tràn đầy bát nước. Trong nghĩa tình bằng hữu, dường như có cả đức thủy chung. Cho dù, nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Vương Tử Trực cũng không vì thế mà kết duyên cùng với con gái Võ Thể Loan, mà luôn coi người con gái đã đinh ước với bạn mình là chị dâu:

Vợ Tiên là Trực chị dâu Chị dâu em bạn có đâu lỗi nghì

Các nhân vật nam chọn cho mình cách ứng xử nghĩa khí trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là với bạn. Đó là sự lựa chọn không chút suy tư, trăn trở. Vương Tử Trực thể hiện sự dứt khoát trong suy nghĩ, lời nói. Chữ nghĩa, trong truyện thơ, được đặt vào cửa miệng biết bao nhân vật. Vì nghĩa bạn bè, các nhân vật nam giới cũng có thể rơi lệ, trái với hình ảnh ta thường thấy ở các đấng nam nhi, mạnh mẽ. Hớn Minh vì nghĩa mà có lúc quyết liệt “bẻ đi một giò”, thể hiện khí phách nam nhi, có lúc lại rơi lệ vì chính người bạn dù quen biết chưa lâu:

Mấy năm hẩm hút từng rau Khó nghèo nỡ phụ, sang giàu đâu quên

Nguyễn Đình Chiểu chú ý đến góc nhân nghĩa, nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân từ đó ông xây dựng ứng xử với người, yêu quý người nhân nghĩa và một thái độ dứt khoát yêu và ghét. Hớn Minh vì nhân nghĩa mà không nghĩ ngợi xa xôi, bẻ chân con trai tri huyện Loan Minh. Vương Tử Trực không do dự mắng nhiếc Võ thể Loan khi hắn bội nghĩa với Vân Tiên mà gán ghép Tử Trực với con gái hắn:

Chẳng hay ngƣời học sách chi Nói sao những tiếng kỳ dị khó nghe?

Hay là học thói nƣớc Tề Vợ ngƣời tử Củ đƣa về Hoàn Công

Hay là học thói Đƣờng cung Vợ ngƣời Tiều Lạc sánh cùng Thế Dân

Ngƣời nay nào phải nhà Tần Bất vi gả vợ Dị Nhân lấy nhầm

Nói sao chẳng biết hổ thầm Ngƣời ta há phải là cầm thú sao

Hay những câu mắng nhiếc và cũng là thể hiện tấm lòng chung thủy với bạn:

Xin đừng tham đó, bỏ đăng Chơi Lê quên lựu, chơi trăng quên đèn

Tinh thần trọng nghĩa khinh tài còn thể hiện ở việc Hớn Minh quỳ gối tạ ơn khi biết ông Tiều đã cứu bạn mình:

Hớn Minh quỳ gối lạy liền, Ơn ông cứu đặng Vân Tiên bạn lành.

Này hai lƣợng bạc trong mình Tôi xin báo đáp ân tình cho ông

Rồi cả khi nghe Vân Tiên kể lại những vụ tai nạn đã mắc phải, Hớn Minh thương bạn:

Minh nghe Tiên nói động tình, Hai hàng châu lụy nhƣ bình nƣớc nghiêng

Là con người dũng cảm, nóng tính như Trương Phi nhưng khi nghe chuyện của bạn cũng trở thành con người mau nước mắt. Dù Hớn Minh hay Vương Tử Trực xuất phát từ tầng lớp cao hay thấp trong xã hội, cách ứng xử của họ đều mang đậm tinh thần nhân nghĩa, đạo lý làm người, không suy nghĩ thiệt hơn, so đo nặng nhẹ và với tinh thần thẳng thắn, phân minh, rạch ròi.

Ta có thể thấy được vẻ đẹp trong tình bạn của Hớn Minh, Vương Tử Trực và Lục Vân Tiên trong tác phẩm, đó là vẻ đẹp biểu trưng cho lòng nhân nghĩa. Hớn Minh, Vương Tử Trực và Vân Tiên là bộ ba những anh hùng quân tử. Đó là những trang nam nhi mang đậm tính cách của nhân dân Nam Bộ, trọng tình nghĩa bạn bè, anh em. Trọng nghĩa là tinh thần của những con người nghĩa khí, những con người sẵn sàng xả thân mình để cứu người, để làm những việc mà họ cho là hợp với đạo lý và lòng trung thành. Lục Vân Tiên và Hớn Minh của Nguyễn Đình

Chiểu đều là những nhân vật được xây dựng trên tinh thần “Nhớ câu kiến ngãi bất

vi/ Làm ngƣời thế ấy cũng phi anh hùng”. Ta có thể thấy thái độ trọng nghĩa là thái

độ ứng xử của người dân Nam Bộ nói riêng, đây là một nét tính cách trội của những người dân lưu dân vùng đất mới. Họ vốn là những lưu dân đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết. Qua nhiều lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly, họ càng thấm thía thế nào là tình huynh đệ hào hiệp, nghĩa khí, không lợi dụng quyền thế lấn áp kẻ yếu, không hại kẻ thất thế, ăn ở thủy chung, kết giao không tính toán thiệt hơn, dám liều thân giúp người... Quan niệm đó tạo nên một kiểu anh hùng, một kiểu quân tử bình dân.

Hình ảnh nam tính những anh hùng quân tử trong truyện Lục Vân Tiên

còn được thể hiện qua lối sống ngang tàng, đây chính là hệ quả của tinh thần nghĩa hiệp của con người Nam Bộ. Họ đến từ những vùng đất khác nhau, Vương Tử Trực, Lục Vân Tiên, thậm chí là Hớn Minh đều không quen biết nhau theo kiểu “bạn nối khố” mà gặp nhau trên đường hoạn lộ, từ xuất thân khác nhau nhưng ta thấy ẩn sâu trong họ là tinh thần phản kháng, ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo, không bao giờ chị khuất phục trước cái xấu. Họ chấp nhận những hiểm nguy, thử thách thậm chí rơi phải hoàn cảnh tù đầy, chấm dứt đường công danh, họ đã phải liều, chấp nhận tất cả rủi ro trên con đường phiêu bạt, coi nhẹ tính mạng nên sống ngang tàng. Mặt khác, việc khai thác vùng đất mới đầy gian khổ hiểm nguy cũng góp phần tôi luyện tính cách trên. Nhưng cần phải thấy rằng, ngang tàng ở đây không phải là phá phách, là làm loạn. Ngang tàng là một nét nhân cách Nam Bộ, đó là những con người không chấp nhận sống mà phải cầu xin, phải khuất phục trước bạo lực. Lối sống ngang tàng gắn với một thái độ dứt khoát kiểu đã tròn cho ra tròn, vuông cho ra vuông. Một số không ít ca dao Nam Bộ biểu lộ thái độ quyết liệt bằng các phân biệt rạch ròi giữa đỏ và đen, giữa tốt với xấu giữa Nguyệt Nga - Vân Tiên với cha con Bùi Kiệm:

Con rắn hổ nó mổ con rắn rồng,

Tiền kẽm xỉa với tiền kẽm tiền đồng xỉa riêng. Nguyệt Nga kết với Vân Tiên,

Cha con Bùi Kiệm ngồi riêng một mình.

Nếu như Hớn Minh, Vương Tử Trực đại diện cho những anh hùng hết lòng vì bạn, vì nghĩa mà quên đi bản thân thì Trịnh Hâm, Bùi Kiệm lại chính là những kẻ bất nhân, bất nghĩa thật sự. Dựa vào hệ thống những nhân vật phản diện và chính diện, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa ra những tuyên ngôn trái ngược nhau và hoàn toàn điển hình. Bùi Kiệm tiêu biểu cho lối ăn xổi ở thì và trong tình bạn hắn cũng như vậy.

Trịnh Hâm đã có những hành động bất nghĩa với Lục Vân Tiên. Hắn đẩy Lục Vân Tiên xuống sông hai lần. Gặp Lục Vân Tiên khi làm thơ trong quán và tiễn Vân Tiên về quê chịu tang. Có thể thấy là Trịnh Hâm “so đo” đố kỵ với Vân

Một phần của tài liệu Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)