5. Cấu trúc luận văn
1.2. Quan điểm nho giáo về giới
Hơn một ngàn năm chịu đô hộ của người Trung Hoa từ năm 207 TCN đến năm 939 SCN, dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn của Trung Hoa về nho giáo Khổng Mạnh. Nho giáo vốn ảnh hưởng lớn đến cách đối nhân xử thế của con người đặc biệt là quan niệm của người nam và người nữ trong xã hội.
Một trong những quan niệm mà nho giáo đề cao phải kể đến là quan niệm
tam cƣơng – ngũ thƣờng. Tam có nghĩa là ba, số ba còn cƣơng- theo cách đọc
của người Nam Bộ có nghĩa là giềng mối, ngũ là năm, thƣờng là hằng có. Vậy tam cƣơng là ba giềng hay ba mối, gồm: quân thần cang, phụ tử cang, phu thê
cang. Ngũ thường là năm hằng, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nho giáo từ đó quy định, “tam cang và ngũ thƣờng là phần nhân đạo của nam phái. Hễ nhân đạo thành thì phù hợp thiên đạo”. Về nam giới, nho giáo quy định người nam giới
khi đã trưởng thành thì phải giữ ba điều đạo trọng là quân thần cương, phụ tử cương, phu thê cương. Từ những quan hệ ấy, Kinh lễ đã nêu lên mười đức lớn: vua nhân, tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, trưởng có ân, ấu ngoan ngoãn, với bạn hữu phải có đức tín. Khi nói đến những đức phải thường xuyên trau dồi, căn cứ vào hai chữ ngũ thƣờng trong
Kinh lễ gồm sau chữ: hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa.
Cũng như vậy, nho giáo cũng đặt ra tam cƣơng, ngũ thƣờng dành cho
người nam và tam tòng, tứ đức dành cho người nữ:
Về nam giới
Tam cƣơng, ngũ thƣờng: Là khuôn mẫu dạy cho người đàn ông biết kỷ
cương, cương thường, đạo lý... Mà còn dạy cho mọi người cái nền tảng của minh triết về nho giáo là: tam cương, ngũ thường. Tam cƣơng là ba điều cần thiết để giáo dục riêng cho người đàn ông biết cách cư xử và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đối với tổ quốc, dân tộc, xã hội và gia đình.
Quân vi thần cƣơng: giềng mối vua tôi, là bổn phận người dân (Tôi, thần
dân) đối với vua. Trung với vua, hiếu với dân luôn biểu hiện lòng yêu nước thương nòi. Nho giáo đề cao quân xử, thần tử, Thần bất tử, bất trung: lệnh vua
phải tuân, bất tuân thì (chết) bất trung. Vua ở đây tượng trưng cho quốc gia dân tộc. Phải trung với quốc gia dân tộc, chứ không phải trung thành mù quáng theo một ông vua hay dòng họ nhà vua. Trong một dòng họ nhà vua, thí dụ như: nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn,.. chỉ có một số ít ông vua là minh quân, còn phần lớn là hôn quân vô đạo. Nếu trung thành với hôn quân thì đó là ngu trung. Mạnh Tử từ ngàn xưa đã dạy rằng: dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nghĩa là: Dân là quí, nước nhà là kế đó, vua là nhẹ. Cho nên bề tôi cần phải trung thành với quốc gia dân tộc hơn là trung thành với một ông vua. Lại cũng có câu: quân
minh thần trung. Nghĩa là: Vua sáng thì tôi trung; tức nhiên khi gặp vua hôn ám thì
bề tôi chỉ giữ lòng trung với quốc gia dân tộc mà thôi.
Phu vi tử cƣơng: Bổn phận người cha đối với con cái, là giềng mối cha
con tức là thương yêu, tình nghĩa khoan dung, nuôi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ... sao cho các con nên người hữu ích. Trong nho giáo phu vi tử cƣơng rất trọng, bởi câu: cha sinh, mẹ dƣỡng. Phải hiếu với cha mẹ. Phải biết nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ mà lo đền đáp. Thuở nhỏ phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ, khi lớn lên, cha mẹ đã già yếu thì phải lo bảo dưỡng cha mẹ. Ông Thánh Tăng Tử có nói rằng: “hiếu giả bách hạnh chi tiên, hiếu chí ƣ thiên tắc phong vũ
thuận thời, hiếu chí ƣ địa tắc vạn vật hóa thành, hiếu chí ƣ nhân tắc chúng phúc hàm trăn”. Nghĩa là: hiếu là nết đứng đầu trăm hạnh, hiếu cảm đến trời thì gió
mưa hòa thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật tốt tươi, hiếu cảm đến người thì phúc lộc thịnh vượng. Phần cha mẹ thì phải hết lòng thương yêu, chăm sóc dạy dỗ con cái cho nên người và làm gương tốt cho con.
Phu vi thê cƣơng: giềng mối chồng vợ, đạo vợ chồng trọng yếu nhất phải
là thuận hòa trong tình thương yêu chân thật, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng phải giữ gìn trọn vẹn như vậy. Vợ chồng sống với nhau, ngoài tình thương yêu, còn phải giữ nghĩa với nhau. Bổn phận người chồng đối với vợ cũng gần như đối
với con cái nhưng tình yêu thương, đùm bọc phải, bao dung, che chở, hướng dẫn... thay vì dạy bảo.
Ngũ thƣờng (năm hằng): là năm điều quan trọng mà đức Khổng Tử cho
rằng: làm người phải có nhân, nghĩa, lễ, nghĩa trí, tín mới đáng và mới thực sự là người quân tử.
Nhân: lòng thương người mến vật. Con người thường có hai tình cảm đối
ngược nhau: hễ thương thì không ghét, mà ghét thì không thương. Như thế, muốn có lòng nhân thì phải mở rộng lòng thương yêu để cái ghét không có chỗ chen
vào. Lòng nhân là căn bản của đạo làm người, là hầu hết các hành tàng. Giữ
được nhân thì lúc nào ta cũng được an vui, hạnh phúc. Là người gồm hai phần
thể xác và tâm, chữ nhân thật bao la: nhân là tha nhân, nhân tính, nhân nghĩa, nhân đạo và nhân ái...Người có lòng nhân luôn sống hoàn thiện và thương yêu
mọi người...
Nghĩa: là cư xử theo lẽ phải (đạo lý), trong cách xử thế, cái nghĩa là quan
trọng nhất, nó dẫn dắt con người đến đạo đức. Nghĩa phải đi liền với nhân, có nhân mà không có nghĩa thì đạo đức thiếu hình thức, còn có nghĩa mà thiếu nhân
thì đạo đức thiếu tinh thần.
Lễ: phép tắc tốt đẹp trong xử thế. Lễ là mực thước để đo lường tư tưởng,
hành động trong khi xử thế. Nó thể hiện sự tôn nghiêm trật tự và hòa hợp trong ý nghĩ và việc làm. Lão Tử có nói: nếu thất đạo thì nên theo đức, nếu thất đức thì
nên theo nhân, nếu thất nhân thì nên theo nghĩa, nếu thất nghĩa thì nên theo lễ.
Vậy muốn trở về với nghĩa thì phải học lễ trước hết.
Trí: là năng lực hiểu biết. Nhờ có trí mới phân biệt được sáng tối, phải
trái, thiện ác. Mục đích của trí là tìm hiểu chân lý, tức là đạo, nên cần phải lo học tập để mở mang trí. Khi trí hiểu biết rõ ràng thì hành động mới tránh được sai lầm.
Tín: là tin tưởng, có lòng tin (vững lòng). Không bắt cá hai tay, không lắt
léo, nuốt lời hứa... Trung tín có lòng tin trời đất, có linh hồn, lòng trung tín với
đôi với việc làm. Phải giữ chữ tín và phải quí trọng lời mình nói ra. Nhất ngôn ký
xuất, tứ mã nan truy, nghĩa là: một lời nói ra, xe tứ mã khó đuổi theo kịp. Chữ tín
rất quan trọng, nó thể hiện phẩm chất đạo đức của con người mình. Nhân vô tín
bất lập, nghĩa là: người mà không có chữ tín thì không làm nên được việc gì.
Tóm lại, phần nhân đạo của nam phái gồm hai phần trọng yếu là: tam cƣơng (trung, hiếu, nghĩa) và ngũ thƣờng (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tất cả gồm
tám chữ, nếu làm trọn vẹn được một chữ thì đủ đạt thần vị, như những bề tôi trung với vua, liều thân với nước, được vua phong thần, đưa về các làng xã làm Thần hoàng, ủng hộ dân chúng và được hưởng cúng tế; nếu làm trọn vẹn được hai chữ thì được phong Thánh, như trường hợp Quan Vân Trường thời Tam Quốc được trọn vẹn hai chữ trung và nghĩa, nên hiển Thánh.
Ngoài ra, trong vai trò của nam giới, Khổng giáo còn đề cao thuyết chính
danh mong cho mọi người có tài đức xứng với địa vị của mình. Khổng giáo
thường chê những kẻ tiểu nhân và khen ngợi những người (chính nhân) quân tử.
Kẻ tiểu nhân là những người chỉ biết lo những phần thấp kém trong con
người. Cầu danh, cầu lợi, mặc tình cho vật dục và ngoại cảnh, thường ham công danh lợi lộc dẫn đến cái hại cho người khác“ích kỷ hại nhân”, bất chấp mọi chuyện sa đọa. Họ là những người chỉ lo xu phụ, không có thực tài, thực đức, không biết thanh lọc và tu luyện tâm hồn...Vì thế nên có một đời sống nội tâm rất là nghèo nàn, lo lắng...
Ngƣời quân tử là những người sống cho những phần cao siêu nơi con
người, trọng nghĩa, khinh lợi, có hoài bão cao đẹp, luôn luôn hướng thiện, cố gắng tiến đức tu nghiệp, theo đạo và tu đạo, lo sao cho hoàn thiện bản thân mình, sáng suốt, ham học hỏi, biết thức thời, nói ít làm nhiều, thương yêu giúp đỡ mọi người, lúc nào tâm hồn cũng thư thái, ung dung... Tóm lại, người quân tử luôn trau dồi tâm thân, ở thì ở chỗ quảng đại của thiên hạ, đứng thì đứng vào địa vị chính đáng của thiên hạ, đi thì đi trên con đường lớn của thiên hạ, đắc trí thì cùng với nhân dân noi theo đạo nghĩa. Giầu sang không làm siêu lòng, nghèo hèn không làm thay đổi lòng, vũ lực không khuất phục được chí lớn. Như thế mới là
người: quân tử (anh hùng trượng phu), mà trong Kinh Thi hết lòng khen ngợi. Giàu sang tâm trí bảo tồn nghèo hèn khí tiết, thượng tôn anh hùng uy quyền, bạo lực, khốn cùng không làm nhụt chí anh hùng trượng phu.
Tam tòng và tứ đức dành cho nữ:
Công: công việc, mọi công việc trong nhà phải biết làm, sao cho chu toàn.
Cũng phải phụ lo việc tài chính giúp chồng nuôi con...
Dung: là cái đẹp, phải biết giữ cái đẹp cho mình, giữ dung nhan cho chuẩn
mực, từng cử chỉ, điệu đi, dáng đứng.
Ngôn: lời nói, phải ôn tồn nhẹ nhàng, lễ phép với mọi người đối với kẻ
trên phải thưa gửi, gọi dạ, bảo vâng....
Hạnh: hạnh kiểm, hiếu hạnh, đức hạnh, các tính tốt của người con gái: đạo
đức, nết na, khiêm nhường, nhịn nhục, tha thứ...
Ngoài ra, người phụ nữ phải thực hiện tam tòng. Đó là tòng gia tòng phu là vâng lời cha mẹ, cha mẹ dựng vợ gả chồng thì cứ thế mà lấy. Xuất giá tòng phu là phải vâng lời chồng. Phụ tử tòng tử là chồng chết thì theo con, thủ tiết chờ chồng nuôi con.
Nho giáo là một học thuyết ảnh hưởng đến các nền văn hóa Châu Á, giải thích sự vận động của trời đất, nho giáo đã nêu lên học thuyết âm dương, trong đó nêu lên rằng muôn vật đều được sinh ra từ khí. Có khí trong – khí đục, khí nặng – khí nhẹ, khí sáng – khí tối, khí ấm – khí lạnh…Khí có tụ có tan, có xuống có lên. Do sự vận động của khí mà có sinh có hóa, có tiến có thoái, có tiêu vong và phát triển. Sở dĩ có triển vọng và phát triển là vì vừa có sự tương đồng (cùng một bản chất là khí) vừa có sự tương phản (trong – đục, nặng – nhẹ, ấm – lạnh…) giữa âm và dương. Trong đó, con người là hội tụ mọi tinh hoa tốt đẹp quý báu của mọi vật trong thế gian. Kinh Dịch coi con người cùng trời và đất là tiêu biểu cho vạn vật, gọi là tam tài. Còn nho giáo khẳng định “con ngƣời là đức của trời
đất và sự giao hợp của âm dƣơng, là hội tụ của quỷ thần, là khí ƣu tú của ngũ hành vậy”. Nói đến “âm dƣơng chi giao”, có thể hiểu đơn giản là sự giao hợp
muôn vật khớp vào khuôn mẫu, nam nữ cấu hợp tinh khí, muôn vật hóa sinh”.
Nho giáo xây dựng một hệ thống phạm trù “tam cƣơng”, “ngũ luân”, “ngũ thƣờng” làm khuôn mẫu trong cách ứng xử giao tiếp, giáo dục và tự trau dồi của
mọi người trong xã hội. Thuyết tam cƣơng chỉ ra rằng trong mối quan hệ xã hội có ba mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, mở rộng ra hai mối quan hệ anh – em, bạn hữu nữa trở thành ngũ thường. Đặc biệt là tam cƣơng với quy tắc “vua xử tội chết thần phải chết, nếu không mắc tội bất trung, cha bảo con chết con phải chết con phải chết, nếu không mắc tội bất hiếu” (phu xử tử vong, tử bất vong bất hiếu), chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo (phu xƣớng phụ tòng). Có thế thấy, nho giáo đã hết sức chặt chẽ trong việc quy định bổn
phận của mỗi cá nhân trong xã hội.
Thuyết âm dƣơng giải thích vai trò nam nữ trong xã hội
Nho giáo cũng tỏ rõ vị thế của mình trong việc dùng thuyết âm dương để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình. Âm và dương là khái niệm cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương, âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn bộ vũ trụ cũng như trong từng tế bào, phần tử chi tiết. Âm dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất. Trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, nho giáo đặt ra
thuyết âm dƣơng (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng
sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.
Biểu tượng âm dương trong quan niệm nho giáo, nói lên bản chất mối quan hệ giữa âm và dương. Âm dương trong chữ Hán làn yìn yáng là hai khái
gì nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính mềm mại. Đối lập với nó là dương thể hiện cho sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn. Nho giáo trừu tượng hóa triết lý âm dương bằng việc thờ sinh thực khí nam – nữ, cột là biểu tượng cho nam, hình tròn, bệ vuông là biểu tượng cho nữ (âm). Âm – dương là một cặp chỉ hai khái niệm đối lập nhau mẹ cha, trời đất, nam nữ, cái đực. Theo thuyết này, âm dương là hai mặt, hai thế đối lập nhau nhưng lại thống nhất trong vạn vật, được khởi đầu của mọi sự sinh thành, biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, trở thành động lực cho mọi sự vận động và phát triển. Quy luật âm dương đều chỉ rõ mọi vật đều có âm dương, trong dương có âm, và trong âm có dương, âm thăng dương giáng và âm dương cân bằng thì mọi vật tồn tại và phát triển. Cũng tự thuyết âm dương có ảnh hưởng khá sâu sắc đến tư tưởng người phương Đông đặc biệt là các tư tưởng bảo vệ trật tự xã hội, duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền và của trật tự nam nữ trong xã hội như “âm ty dƣơng tôn”, “trọng nam khinh nữ”, “bề tôi phải phục tùng vua”. Lão Tử cũng từng cho rằng “âm cực thị dƣơng sinh, không có âm thì không có dƣơng, bề tôi phải phục tùng vua”.
Như vậy, theo thuyết âm dương của nho giáo, muốn có sự vận động phải có sự tự tán của âm dương. Cương nhu phải thúc đẩy lẫn nhau, muốn phát triển được, dương phải cương và âm phải nhu, như thế mới thuận đạo trời. Đàn ông – biểu tượng cho tính dương cần phải cường (mạnh) và đàn bà – biểu tượng cho tính âm thì cần phải nhu (yếu).
Từ thuyết âm dương, ta có thể thấy nho giáo đề cao vai trò của người quân tử trong xã hội, có lời răn “Trời làm mạnh bạo, ngƣời quân tử cứ tự cƣờng không