Vi khuẩn Pseudomonas

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây sài đất (wedelia chinensis m.) trồng ở tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 28)

c. Cơ cấu đất

2.5.2 Vi khuẩn Pseudomonas

Pseudomonas là vi khuẩn xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường. Sự biến dưỡng dễ thay đổi và linh động của chúng làm cho chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau như nước, đất, trên cây và trong các động vật. Trong số những loài Pseudomonas này, có những loài tiêu biểu có thể được sử dụng trong công nghệ sinh học.

Đặc điểm hình thái học chung cho Pseudomonas là Gram âm, tế bào hình que, di động nhờ roi ở đầu và không có bào tử. Các đặc điểm sinh lí là dị dưỡng, không lên men, linh hoạt về dinh dưỡng, không quang hợp hoặc cố định nitrogen.

Một số chủng Pseudomonas có ảnh hưởng quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển thực vật như tổng hợp kích thích tố tăng trưởng thực vật như: auxin, cytokinin, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây làm gia tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong đất ở một số loài như: Pseudomonas putida, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas syringae (Glickmann et al., 1998; Suzuki et al., 2003; Xie et al., 1996). Khả năng phân giải phosphat. Trong rác ủ, phospho tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau. Phospho được tích luỹ trong rác khi động thực vật chết đi, những hợp chất phospho hữu cơ này được vi sinh vật phân giải tạo thành các hợp chất phospho vô cơ khó tan. Do đó phospho tồn tại ở hai dạng: phospho hữu cơ và phospho vô cơ. Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ chủ yếu thuộc hai chi: BacillusPseudomonas. Các loài có khả năng phân giải mạnh là

B. megatherium, B. mycoidesPseudomonas sp.

Trong số các loài Pseudomonas spp., P. fluorescens là được chú ý nghiên cứu hơn hết, vì ngoài khả năng đối kháng với 10 loại mầm bệnh phát sinh từ đất, nó còn có khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng (Nguyễn Trọng Thể, 2004).

Chuyên ngành Vi sinh vật học 14 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

Pseudomonas fluorescens:

Pseudomonas fluorescens là loài trực khuẩn, Gram âm, có đơn hoặc trùng mao, sống hiếu khí bắt buộc nhưng một số dòng có khả năng sử dụng nitrate thay thế oxy làm chất nhận electron cuối cùng trong quá trình hô hấp tế bào. Chúng có cơ chế trao đổi chất cực kỳ linh hoạt giúp chúng sống được cả trong đất và trong nước. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của Pseudomonas fluorescens là 25-30°C.

Hình 4: Vi khuẩn Pseudomonas fluorescens

(Nguồn: http://www.quorumtech.com/image-gallery/low-angle-rotary-shadowing-images, ngày 16-11-2013)

Đến nay, người ta vẫn chưa biết được chính xác cơ chế kiểm soát sinh học của

Pseudomonas fluorescens, một số giả thuyết được đưa ra như sau: thứ nhất người ta cho rằng chúng kích thích tính kháng tập thể của cây, giúp cây kháng lại tốt hơn sự tấn công của mầm bệnh thực sự. Thứ hai là chúng cạnh tranh dinh dưỡng với các vi sinh vật gây bệnh, ví dụ như tiết ra các hợp chất siderophore tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh Fe. Và cuối cùng chúng có thể tạo ra các hợp chất đối kháng với các vi sinh vật khác, chẳng hạn như các loại kháng sinh thuộc họ phenazine hoặc hydrogen cyanide.

Theo Sivamani và cộng sự, 1987 cho rằng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có thể được dùng như biện pháp sinh h ọc, là tác nhân ch ống lại Pseudomonas solanserum

Chuyên ngành Vi sinh vật học 15 Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây sài đất (wedelia chinensis m.) trồng ở tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 28)