Nấm mốc Aspergillus flavus

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát một số loại nấm có độc tố mọc ở bánh ngô trong môi trường phòng thí nghiệm (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của khóa luận

3.4.1. Nấm mốc Aspergillus flavus

Aspergillus là một trong những chi có tên là lâu đời nhất của nấm. Đến

năm 1926, Aspergillus đã trở thành một trong những nhóm nấm mốc nổi tiếng nhất và nghiên cứu nhiều nhất. Aspergillus flavus là một loại nấm thuộc chi

34

Apspergillus. Nó là một khuôn mẫu phổ biến trong môi trƣờng, và có thể gây

ra vấn đề lƣu trữ trong các loại ngũ cốc đƣợc lƣu trữ.

3.4.1.1. Hình thái

Loài Aspergillusflavus rất dễ nhận biết bởi màu vàng hơi lục và dạng ít nhiều vón cục của tán. Ở đỉnh các cuống bào tử đính mọc thẳng đứng, có vách sần sùi, hình thành những đầu mang bào tử đính có dạng gần hình cầu đến thuôn dài. Các thể chai hoặc đính trực tiếp vào đầu mang bào tử đính (thể bình một lớp) hoặc qua một lớp thể bình trung gian (thể bình 2 lớp).

Hình 3.3. Hình thái nấm mốc A. Flavus

Các bào tử có kích thƣớc khá lớn (đƣờng kính từ 5 – 7 µm) hình cầu, màu vàng nêu đến hơi lục, hơi sần sùi.

3.4.1.2. Sinh thái

A.flavus đƣợc xem là loài đƣợc phân bố khắp mọi nơi: dƣới đất, trên các chất hữu cơ. Những khu vực vùng nhiệt đới chứ nhiều loài nấm này hơn so những khu vực vùng ôn đới, loại nấm này thƣờng gặp trên ngô, lúa mì. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nó sinh sôi nảy nở rất nhiều, nó thƣờng có mặt trên ngô khi độ ẩm vƣợt quá 15,5 %.

Bào tử của nấm A.flavus có khả năng phát tán trong không khí, trong nƣớc, trong đất. Đặc biệt khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát sinh phát

35

triển trên lƣơng thực, thực phẩm và thậm chí có hại cho cây trồng. Trong quá trình xâm nhiễm, sinh trƣởng phát triển, chúng tiết ra độc tố aflatoxin.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát một số loại nấm có độc tố mọc ở bánh ngô trong môi trường phòng thí nghiệm (Trang 43 - 45)