Chuẩn RS–232 xác định hai thiết bị được kết nối với một cáp nối tiếp như là thiết bị dữ liệu đầu cuối (Data Terminal Equipment - DTE) và thiết bị dữ liệu mạch đầu cuối (Data Circuit-terminating Equipment - DCE). Thuật ngữ này phản ánh chuẩn RS-232 như là một chuẩn giao tiếp giữa một máy tính và một modem. Do RS-232 chủ yếu sử dụng cho việc kết nối giữa một DTE tới một DCE, những chân trong các giắc nối được nối thẳng với nhau. Chẳng hạn như: chân 1 của DTE được nối với chân 1 của
DCE và chân 2 đuợc nối với chân 2, …. Hình 2.8. giới thiệu sơ đồ kết nối nối tiếp giữa DTE và DCE sử dụng chân truyền dữ liệu (TD) và chân nhận dữ liệu (RD).
Hình 22. Sơ đồ kết nối giữa DTE và DCE.
Nếu muốn kết nối hai DTE hoặc hai DCE với nhau, sử dụng một cáp nối tiếp thẳng thì chân TD, RD trên thiết bị này lần lượt được kết nối với chân TD, RD trên thiết bị kia, vì vậy việc giao tiếp sẽ không thực hiện được. Do đó, để kết nối hai thiết bị giống nhau chúng ta phải sử dụng một bộ cáp nối tiếp hai máy tính (không cần modem) như hình 2.9.
Hình 23. Sơ đồ kết nối giữa hai DTE (hay hai DCE) với nhau.
Chú ý: Có thể kết nối nhiều thiết bị RS-422 hoặc RS-485 tới một cổng nối tiếp. Nếu có một bộ chuyển đổi RS-232/RS-485 thì có thể dùng cổng nối tiếp Matlab cho những thiết bị này. Một điểm cần quan tâm là mức thấp và mức cao giữa cổng Com và chân truyền dữ liệu nối tiếp của vi xử lý là khác nhau, mức 1 ở com có điện áp từ –3V đến –15V, mức 0 của com có giá trị từ 3V đến 15V, để đồng nhất 2 mức áp này ta phải sử dụng thêm một linh kiện chuyển đối đó chính là vi mạch Max 232. Vì vậy trên thực tế chân 3 và 2 của cổng com sẽ đi vào chân số 11 và 12 của max232 để hiệu chỉnh lại mức điện áp cho phù hợp, và chân số 14 và 13 của Max232 sẽ nối tới vi điều khiển.
Hình 24. Sơ đồ mạch điện vi mạch MAX232