Qui trình nghiệp vụ Hải quan theo cửa khẩu xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh (Trang 38 - 41)

nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh

2.2.2.1 Qui trình nghiệp vụ Hải quan của Xí nghiệp tại cửa khẩu xuất khẩu:

Do đặc thù của Xí nghiệp là xuất khẩu nông sản thực phẩm-mặt hàng này thường xuyên có khối lượng rất lớn và trị giá vẫn chưa cao…vì vậy mà loại hình xuất khẩu được ký kết với đối tác là xuất FOB. Xí nghiệp thường làm thủ tục Hải quan ở những các sau: Cảng Cát Lái; Cảng ICD Phước Long 3; Cảng ICD Tanamexco; Cảng ICD Transimex; Cảng Hải Phòng và một số cảng biển khác tùy thuộc vào vị trí của từng kho hàng của Xí nghiệp.

Trước khi đến cửa khẩu xuất khẩu làm Thủ Tục Hải Quan thì Xí nghiệp gọi hãng tàu cấp cho công ty lệnh cấp container rỗng sau đó lấy lệnh đó gửi cho bên vận tải và bên vận tải sẽ đi lấy container rỗng kéo về kho hàng của Xí nghiệp để đóng hàng vào. Đội đóng hàng sẽ cho ra một số liệu chính xác về lượng hàng, cách đóng gói, số container để Xí nghiệp có thể làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ xuất khẩu hàng.

Sau cùng vận tải kéo container đã đóng hàng vào cảng nơi Xí nghiệp làm thủ tục hải quan. Xí nghiệp làm Thủ Tục Hải Quan Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ bãy thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006; Nghị Định 154/2006 CP – CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan; Thông tư số 194/2010/ TT – BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó quy định khi làm thủ tục hải quan. Trong đó người khai hải quan phải:

Bước thứ nhất là Khai Báo Hải Quan hay còn gọi là Mở Tờ Khai Hải Quan :Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục Xí nghiệp khai báo qua hải quan điện tử trên mạng điện tử của hải quan người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. -Việc khai báo hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do bộ tài chính quy định.

-Người khai hải quan tự khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan. Tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp cho ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai.

-khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

+Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính.

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao.

+Tùy trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:

++ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói không đồng nhất: 1 bản chính và một bản sao.

++Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản và là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính. Khi mở tờ khai thì bên nghiệp vụ xuất hàng của Xí nghiệp đến đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu nộp hải quan tiếp nhận tờ khai để mở tờ khai. Khi đó cán bộ hải quan sẽ cho biết số tờ khai để người mở tờ khai ghi số vào tờ khai trong bộ hồ sơ và sau đó đợi cán bộ hải quan xử lý hồ sơ.

Bước thứ 2.Viết biên lai lệ phí.

Sau khi có số tờ khai do cán bộ hải quan cung cấp người mở tờ khai sẽ qua quầy viết biên lai và nộp lệ phí để làm thủ tục.

Sv: Đào Duy Thao Page

30

Bước thứ 3:Sau khi hoàn thành hai bước trên thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và làm các thủ tục cần thiết, lúc này người khai hải quan chờ đợi thông tin từ cơ quan hải quan và tiến hành theo hướng dẫn để làm tiếp thủ tục cần thiết.

Theo quy trình thủ tục hải quan của tổng cục hải quan, hàng hóa của chủ hàng xuất khẩu được phân ra làm ba luồng đó là luồng xanh,luồng vàng và luồng đỏ:Nếu hàng hóa của Xí nghiệp thuộc luồng xanh thì được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ,miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu hàng hóa của Xí nghiệp thuộc luồng vàng thì cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng được miễn kiểm thực tế hàng hóa.Nếu máy của hải quan chấm hàng hóa vào luồng đỏ thì phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết hàng hóa. Lúc này người đi khai phải tra trong hệ thống máy tính của cơ quan hải quan xem container của mình nằm ở đâu cụ thể nằm ở khu nào? Ô số mấy? hàng số mấy trong ô đó? Và ở tầng bao nhiêu? liên hệ với cán bộ kiểm hóa để kiểm tra lô hàng của mình. khi cán bộ kiểm hóa đến thì phải mở container ra cán bộ kiểm hóa kiểm. sau khi kiểm tra xong thì cán bộ hải quan sẽ lên tờ khai.

Bước thứ 4:Khi cơ quan hải quan trả tờ khai hải quan thì người đi mở tờ khai sẽ mang biên lai lệ phí đến quầy trả tờ khai đưa cho cán bộ hải quan để nhận lại tờ khai của mình. Bước cuối cùng là thanh lý hải quan: Sau khi lấy được tờ khai thì người làm thủ tục hải quan phải mang tờ khai đến phòng thanh lý để thanh lý tờ khai.

2.2.2.2 Qui trình nghiệp vụ hải quan đối với cơ quan hải quan tại cửa khẩu xuất khẩu của Xí nghiệp:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa:

-Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan -Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

-Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ.

-Đăng ký tờ khai

-In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. -Kiểm tra hồ sơ hải quan

+Kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết theo hình thức, mức độ kiểm tra ghi trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra

+Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh; +Ghi kết quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào Lệnh.

-Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan

-Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

-Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sang Bước 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: -Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa

-Kiểm tra thực tế hàng hóa

-Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra. -Xử lý kết quả kiểm tra

-Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan:

-Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;

-Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM);

-Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan.

-Chuyển hồ sơ sang bước 4 Bước 4. Phúc tập hồ sơ

Thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh (Trang 38 - 41)