Intimex Quang Minh
Bảng II.5 Doanh thu và hiệu quả xuất khẩu từ năm 2008 đến năm 2011
Đơn vị tính:VNĐ
Nguồn: Phòng kinh doanh Từ bảng số liệu trên cho ta thấy phần nào đó tình hình thực hiện kinh doanh xuất khẩu của xí nghiệp. Qua số liệu cho ta thấy xí nghiệp có doanh thu lớn, song chi phí cũng lớn vì vậy mà lợi nhuận của xí nghiệp rất thấp so với doanh thu. Doanh thu của xí nghiệp qua các năm có sự thay đổi đáng kể, không cho thấy sự tăng trưởng ổn định vì vậy mà lợi nhuận cũng rất khác qua các năm. Năm 2009 cho ta thấy doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp là nhỏ nhất, điều đó cho ta thấy doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp phần nào đó phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất trong nước, ngoài nước và tình hình kinh tế thế giới.
2.2 Thực trạng qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
2.2.1:Qui trình nghiệp vụ đối với hàng xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
Qui trình nghiệp vụ đối với hàng xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh thông thường luôn gồm các giai đoạn:
Kiểm tra thực tế hàng hóa; Khai báo và nộp tờ khai hải quan; đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra tính thuế và nộp thuế đối với hàng hóa; thông quan hàng hóa.
Kiểm tra thực tế hàng hóa: Vì mặt hàng của xí nghiệp là mặt hàng phụ thuộc tương đối nhiều vào quy cách đóng gói, sắp xếp và điều kiện bảo quản vì vậy mà trước khi khai báo và nộp tờ khai hải quan, xí nghiệp luôn có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kiểm tra lại thực tế hàng hóa một lần nữa để đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu của xí nghiệp và cơ quan chức năng đề ra. Trong thực tế của xí nghiệp đôi khi khâu này vẫn còn một số những sai sót nhất định khi kiểm tra như có kiểm tra nhưng kiểm tra chưa kỹ, kiểm tra với số lượng nhỏ, hoặc quên không kiểm tra dẫn tới hàng hóa bị hỏng, bị lỗi không mà không phát hiện được trước khi làm thủ tục xuất khẩu.
Khai hải quan: Người khai hải quan cho lô hàng của xí nghiệp sẽ đứng ra cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin, dữ liệu về đối tượng làm thủ tục hải quan bằng các hình thức được pháp luật quy định. Khai hải quan là hành vi pháp lý đầu tiên do người khai hải quan thực hiện để thực hiện thông quan hàng hóa, đồng thời là cơ sở pháp lý ban đầu để công chức hải quan thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát hải quan.
Địa điểm khai hải quan là nơi người khai hải quan nộp tờ khai cho cơ quan hải quan và ở đó cơ quan hải quan tiếp nhận và đăng ký tờ khai hải quan. Với cách hiểu đó địa điểm khai hải quan chính là địa điểm làm thủ tục hải quan xuất hàng của Xí nghiệp, đối với xí nghiệp thì địa điểm đó thường là : Cảng Cát Lái; Cảng ICD Phước Long 3; Cảng ICD Tanamexco; Cảng ICD Transimex; Cảng Hải Phòng và một số cảng biển khác tùy thuộc vào vị trí của từng kho hàng của Xí nghiệp. Xí nghiệp khai hải quan nhiều nhất là ở cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng vì hai cảng này là hai cảng mà hàng hóa của xí nghiệp được xuất khẩu nhiều nhất. Chưa có trường hợp nào việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định.
Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan của xí nghiệp luôn được thực hiện một cách hiệu quả, đúng theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam: Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký.
Đăng ký hồ sơ hải quan: Người khai hải quan của xí nghiệp tự khai và đăng ký hồ sơ hải quan và các chứng từ của hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan là hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến các đối tượng chịu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.Các chứng từ phản ánh các hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp mà người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Sv: Đào Duy Thao Page
26
Thông thường một bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu của xí nghiệp bao gồm các loại chứng từ sau:
Chứng từ hải quan: Là chứng từ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc phát hành
mà theo chế độ hải quan chủ hàng phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa ra, vào lãnh thổ hải quan của một quốc gia.Chứng từ bao gồm:
Tờ khai hải quan xuất khẩu (Entry,customs delaration): Là chứng từ pháp lí do chủ hàng khai và nộp cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hóa. Tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cấp cho xí nghiệp để tự khai.
Giấy phép xuất khẩu (Export licence): Là chứng từ do bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp, cho phép chủ hàng xuất khẩu một số hàng hóa nhất định trong một thời gian nhất định. Việc xin giấy phép xuất khẩu của xí nghiệp tương đối thuận lợi vì xí nghiệp luôn thực hiện tốt về pháp luật.
Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: Nhân viên nghiệp vụ của xí nghiệp đến xin cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác định hàng hóa đã được an toàn về dịch bệnh, sâu hại, nấm độc… Mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp là về nông sản, chính vì vậy giấy kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh luôn phải có. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate): Xí nghiệp đến xin cơ quan bảo vệ thực vật cấp khi hàng hóa là thực vật, thảo mộc hoặc có nguồn gốc từ thực vật (hạt giống, bông, thuốc lá…)
Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin): Phòng Thương mại và công nghiệp cấp cho xí nghiệp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ của xí nghiệp thực sự cần thiết là khi đối tác của xí nghiệp cần. Còn đa phần các trường hợp xuất khẩu của xí nghiệp là không cần giấy chứng nhận xuất xứ.
Chứng từ hàng hóa: Là những chứng từ do bên bán(bên xuất khẩu) phát hành trong đó
nói rõ đặc điểm về trị giá, chất lượng, sản lượng của hàng hóa. Chứng từ hàng hóa bao gồm:
Hóa đơn thương mại (commercial invoice): Là chứng từ cơ bản phục vụ cho việc thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền trên hóa đơn. Theo chức năng có thể phân hóa thành: Hóa đơn chính thức (final invoice); hóa đơn chiếu lệ (detailed invoice); hóa đơn xác nhận; hóa đơn hải quan.
Bảng kê chi tiết: Là chứng từ chi tiết hàng hóa trong lô hàng khi hàng hóa có nhiều loại khác nhau, tên gọi khác nhau.
Phiếu đóng gói: Là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hòm, thùng, container).
Giấy chứng nhận phẩm chất: Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất của hàng phù hợp với các điều kiện của hợp đồng.
Giấy chứng nhận sản lượng: Là chứng từ xác nhận sản lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận trọng lượng: Là chứng từ xác nhận trọng lượng của hàng thực giao.
Chứng từ vận tải: Là chứng từ do người chuyên chở cấp để xác nhận mình đã nhận hàng
để chở. Đối với xí nghiệp thì thường là chứng từ vận tải nội địa trước khi hàng đến cảng xuất khẩu.
Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hóa hợp đồng
bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với người được bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm gồm Đơn bảo hiểm(Insurance policy) và giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate).
Hợp đồng thương mại quốc tế: Là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở ở các nước
khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên nhập khẩu, bên kia gọi là bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: Tên hàng; sản lượng; quy cách phẩm chất; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm; thời hạn giao hàng, ngoài ra còn có những nội dung khác do các bên thỏa thuận với nhau.
Chứng từ kho hàng: Là những chứng từ do chủ kho hàng cấp cho chủ hàng nhằm xác
nhận đã nhận hàng để bảo quản và xác nhận quyền sở hữu của hàng hóa đó. Chứng từ kho hàng gồm có: Biên lai kho hàng; chứng chỉ lưu kho.
Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu của xí nghiệp thường gồm:
Tờ khai hải quan: 02 bản chính, đây là hồ sơ cơ bản bắt buộc đối với tất cả các hình thức xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, 01 bản chính nộp cho cơ quan hải quan trực tiếp quản lý và 01 bản chính lưu tại người khai hải quan. Ngoài ra bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bổ sung thêm các chứng từ sau:
Bản kê chi tiết hàng hóa (packing list): 01 bản chính và 01 bản sao đối với hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất;
Sv: Đào Duy Thao Page
28
Giấy phép xuất khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản(là bản chính nếu xuất khẩu 1 lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu)
Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính.
Kiểm tra tính thuế và nộp thuế đối với hàng hóa: Nhân viên nghiệp vụ xuất khẩu của xí nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra tính thuế và nộp thuế, phí và lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu của xí nghiệp.
Sau khi được cơ quan hải quan đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM); thì hàng hóa của xí nghiệp được thông quan.