QTDND với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Trang 32 - 34)

nghiệp - nông thôn

Đảng & Nhà nớc ta đã xác định CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH-HĐH đất nớc. Những đ- ờng lối, định hớng cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn với giải pháp quan trọng đó là hình thành và phát triển hệ thống QTDND ở nớc ta, đã đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này. QTDND do các thành viên ( chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình ở nông thôn ) góp vốn lập nên, hoạt động “theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ , tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động , thực hiện mục tiêu chủ yếu là tơng trợ giữa các thành viên , nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống “ ( Chỉ thị số 57/CT-TW ngày 10/10/2000 của Chính phủ ). Trong những năm qua, QTDND đã phát huy tinh thần tơng trợ cộng đồng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ để cho vay đáp ứng nhu cầu của thành viên; tạo điều kiện giúp đỡ họ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, cải thiện đời sống, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Sự hình thành và phát triển QTDND đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. ở những nơi có QTDND, hàng ngàn hộ dân đã có cơ hội thuận lợi để gửi vốn và vay vốn khi cần thiết; ngời nông dân đợc tiếp cận, làm quen với hoạt động ngân hàng. Trên tinh thần tơng trợ, cộng đồng các thành viên của QTDND đã có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm. Đồng vốn của QTDND đã giúp cho thành viên và hộ nghèo trên địa bàn phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, cải thiện sinh hoạt, nâng cao đời sống. Đồng vốn của QTDND đã khơi dậy tiềm năng kinh tế của nhiều địa phơng, nhiều ngành nghề đặc biệt là nghề truyền thống đợc phục hồi ở nhiều nơi, vờn tạp đợc cải tạo, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, phong trào VAC đợc đẩy mạnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng thêm việc làm cho ngời lao động. ở những nơi có QTDND, nhiều vùng trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, các trang trại có quy mô lớn đợc hình thành, phát triển, đời sống của nhân dân kể cả vật chất và tinh thần đều đợc nâng lên. Đặc biệt, một số QTDND có doanh số hoạt động tơng đối lớn, thu nhập cao đã có điều kiện tham gia tích cực vào phong trào “ đền ơn đáp nghĩa “, “ lá lành đùm lá rách “ và các công tác văn hoá, xã hội ở địa phơng, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày càng đổi mới.

Đặc biệt, sự ra đời và hoạt động của QTDND đã góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, hạn chế đợc tệ nạn cho vay nặng lãi và các hình thức biến tớng của nó ở nông thôn. Nhiều địa phơng, trớc đây khi cha có QTDND, nạn cho vay nặng lãi phát triển mạnh với lãi suất từ 10 đến 15%/tháng; hiện tợng bán lúa non , cây non của bà con nông dân gần nh phổ biến. Đến nay, tình trạng này hầu nh đã giảm hẳn. Thông qua việc cho vay, QTDND đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân thoát khỏi đói nghèo; đời sống đợc cải thiện; nhiều hộ gia đình vơn lên giàu có, nhiều thành viên QTDND đã trở thành điển hình sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện nay cơ cấu tín dụng của các QTDND cũng đang từng bớc đợc chuyển dịch, tăng dần cho vay trung hạn, dài hạn tạo điều kiện cho thành viên đầu t cơ sở vật chất, cải tiến kĩ thuật, mở rộng sản xuất, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc phù hợp với chơng trình kinh tế của địa phơng. Thực tế đã chứng minh rằng: khi đời sống của nông dân và c dân ở nông thôn đợc cải thiện thì niềm tin của ngời

dân đối với Đảng, với Nhà nớc cũng đợc tăng thêm. Bên cạnh đó, đồng vốn của QTDND đến với bà con nông dân một cách đầy đủ, kịp thời đã giúp cho Nhà nớc có điều kiên tập trung vốn chuyển sang đầu t cho các vùng trọng điểm khác của đất nớc.

Theo số liệu năm 2004, QTDND đã thực hiện cho 607.094 lợt thành viên đợc vay vốn với tổng số tiền là 5.556,7 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu cho vay với tỷ lệ đầu t sản xuất : 57%; dịch vụ : 28,4%; nhu cầu sinh hoạt: 8,9%; nhu cầu khác: 5,7%. Bình quân mỗi món vay là 9,2 triệu đồng. Trong lúc đời sống nhân dân còn rất thấp, trong sản xuất nông nghiệp, các hộ thành viên cha có điều kiện đầu t lớn thì con số 9 triệu đồng ( tính bình quân ) có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc mua nguyên vật liệu phát triển sản xuất kinh doanh. QTDND Mễ Sở ( Hng Yên ) đã cho 24 hộ vay vốn mua 240 con bò, cho 20 hộ vay vốn mở trang trại ( cá, cây, gia súc gia cầm ), 70% số thành viên đã vay vốn để cảI tạo đất thâm canh cây trồng.

Đồng thời với việc vay vốn để phát triển kinh tế từng hộ, một số hộ ở một số nơi đã vay vốn tín dụng với t cách cá nhàn rồi góp lại cùng nhau xây dựng một đơn vị kinh tế tập thể, nh ở một số làng nghề của Hà Tây , Bắc Ninh, Đồng Nai ... Một số QTDND cơ sở có điều kiện đã đầu t vốn cho các dự án loại nhỏ, hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh tế tập thể.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, đến nay hệ thống QTDND đã và đang từng bớc lớn mạnh và thực sự là một kênh dẫn vốn quan trọng góp phần tích cực trong việc cung ứng vốn phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động của QTDND có ý nghĩa cả về kinh tế – chính trị – xã hội, đặc biệt thắt chặt thêm mối quan hệ tình làng nghĩa xóm của những ngời nông dân trong cộng đồng làng xã.

Những kết quả đạt đợc đã khẳng định vai trò to lớn của QTDND trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đông thời khẳng định chủ tr- ơng thành lập QTDND trong đIều kiện thực tiễn Việt Nam của Đảng và Nhà nớc ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

2.3.3.2. Hệ thống QTDND đã đào tạo đợc đội ngũ cán bộ và tạo dựng đợc một phần cơ sở vật chất kỹ thuật, bớc đầu đáp ứng yêu cầu hoạt động của

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Trang 32 - 34)