Các yếu tố nhân văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2015 2020 (Trang 47 - 48)

Bình phước có tổng dân số là 874.961 người, mật độ dân số là 122 người/Km2 , mật độ dân số của tỉnh thấp hơn các tỉnh trong khu vực và mức bình quân trong cả nước nên có thuận lợi trong việc đẩy mạnh năng suất sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 41 dân tộc anh em, phần lớn là người kinh, dân tộc ít người chiếm 17,91% đa số là dân tộc Stiêng, một ít là dân tộc Khmer, Tày, Nùng… vì thế có rất nhiều hoạt động văn hóa của người đồng bào dân tộc Stiêng. Đây là thuận lợi trong việc xây dựng và áp dụng các chính sách phát triển kinh tế trong toàn tỉnh vì dân tộc trong tỉnh tuy nhiều nhưng tập trung vào một số dân tộc lớn.

Tổng số lực lượng lao động từ 15-60 tuổi trong toàn tỉnh là 432.605 người trong đó Nam là 229.509 người, Nữ là 194.096 người. Ta thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi tại Bình Phước với tổng dân số trong toàn tỉnh cứ một người lao động nuôi một người chưa đến tuổi lao động theo tỷ lệ gần như là 1:1, cơ cấu dân số như vậy minh chứng Bình Phước trong tương lai sẽ có một lược lượng lao động kế thừa đảm bảo được yêu cầu của các ngành sản xuất tại địa phương. Theo số liệu thống kê lực lượng kế cận từ 10-14 tuổi toàn tỉnh hiện nay là 50.723 người trong đó nam giới là 26.026 người.

Cơ cấu phân bổ lao động tại địa phương, do Bình Phước dân số đông nhưng chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp nên dân số đến nay vẫn chủ yếu tập trung trong khu vực này, cụ thể: Nông Lâm ngư nghiệp có số người

đang hoạt động sản xuất là 286.227 người, lao động trong lĩnh vực xây dựng – công nghiệp là 31.012 người, lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 103.853 người. Nếu nhìn vào cơ cấu như trên ta thấy trong tương lai thì số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ cung cấp số lượng lớn lao động cho 02 lĩnh vực còn lại. Qua đây ta thấy có sự thuận lợi trong việc chuyển dịch lao động cho lĩnh vực sản xuất, nếu ta có giải pháp nâng cao năng suất và giảm số lượng lao động trên 1 ha đất canh tác.

Trình độ học vấn của lực lượng lao động của tỉnh chi tiết như sau: lao động chưa qua đào tạo 242.409 người, lao động CNKTKB 96.295 người, lao động sơ cấp nghề 11.535 người, Lao động được đào tạo dưới 3 tháng 12.185 người, lao động có bằng dài hạn là 2.513 người, lao động trung cấp nghề 7.218 người, lao động có bằng cao đẳng nghề 1.128 người, cao đẳng chuyên nghiệp 5.054 người, đại học 11.949 người, thạc sỹ 169 người, tiến sỹ 17 người. Nếu nhìn vào trình độ học vấn của lực lượng lao động tại tỉnh Bình Phước mặc dù lao động tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động chân tay, khả năng áp dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2015 2020 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)