Những kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2015 2020 (Trang 101 - 114)

102

- Phối hợp với các Sở, ban ngành, Viện nghiên cứu hội thảo đề xuất các chính sách mới nhằm phát triển ngành điều. Là thành viên chủ chốt trong việc lựa chọn các nhà thầu, nhà nghiên cứu có khả năng nghiên cứu các đề tài khoa học, các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, xuất khẩu điều ra thị trường thế giới.

- Yêu cầu Trung tâm Khuyến công tư vấn và Phát triển Công nghiệp cho triển khai các mô hình trình diễn kỹ thuật và tổ chức chuyển giao công nghệ đến người nông dân và người sản xuất. Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong việc ứng dụng khoa học trong sản xuất, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại, đa dạng các sản phẩm chất lượng sau nhân điều.

- Yêu cầu Chi cục quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng xem xét việc mua bán vận chuyển hạt điều đúng theo quy định, có hình thức xử phạt thật nghiêm nếu phát hiện có gian lận, gim hàng, tạo giá ảo trên thị trường.

- Liên hệ với Bộ Công thương, các tổ chức thương mại thế giới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện giới thiệu sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu điều Bình Phước ra thị trường thế giới.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Thực hiện tốt và giám sát quy hoạch điều Bình Phước giai đoạn 2010-2020.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm sau nhân điều. Bằng chính sách ưu đãi thuế kêu gọi các cơ sở sản xuất di chuyển các doanh nghiệp sản xuất tại các khu dân cư vào các khu công nghiệp tập trung.

103

Sở Khoa học và Công nghệ: Hàng năm làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí kinh phí thực hiện các đề tài khoa học, các ứng dụng công nghệ trong việc nâng cao năng suất cây trồng, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản

phẩm…

Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các ngành chức năng quản lý việc sử dụng đất, nguồn chất thải của các cơ sở sản xuất, yêu cầu các cơ sở sản xuất phải đảm bảo an toàn môi trường tránh tác động xấu đến hệ sinh thái.

Sở Tài chính: Hàng năm bố trí kinh phí cho các Sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia triển lãm các hội chợ triển lãm, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước qua đó dần khẳng định thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, ngành sản xuất xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phước đã phát triển nhanh chóng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại địa phương mới chỉ tập trung xuất khẩu được một số thị trường và giá xuất khẩu tương đối thấp so với giá trung bình của thế giới. Do đó, hiệu quả xuất khẩu hạt điều của các doanh nghiệp trong tỉnh chưa cao, với mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2015 luận văn đã có những đóng góp như sau:

- Khung lý thuyết, trên cơ sở các khái niệm, học thuyết để giải thích rõ tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó phân tích vai trò của ngành xuất khẩu hạt điều trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

104

- Qua phân tích thực trạng sản xuất, xuất khẩu hạt điều và phân tích đặc điểm, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, bên cạnh đó đưa ra những thách thức, yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn, nêu lên được những hạn chế của ngành sản xuất hạt điều tại địa phương trong suốt thời gian qua, chủ yếu là giai đoạn 2005-2010.

- Trên cơ sở phân tích số liệu, kết hợp nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu, tình hình xâm nhập thị trường thế giới của sản phẩm hạt điều, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của ngành điều trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điều tương xứng với tiềm năng của địa phương:

 Chiến lược phát triển, quy hoạch vùng trọng điểm đối với cây điều trong tỉnh;

 Chính sách khuyến khích đầu tư, tái đầu tư;

 Nâng cao vai trò của hiệp hội điều;

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bằng các chính sách như: Thu mua và xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào, giải pháp mở rộng thị trường, giải pháp Marketing, giải pháp cải tiến công nghệ, giải pháp tối đa hóa nội lực.

cũng không thể giảm thiểu được rủi ro.

Đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng cho sản xuất sẽ khuyến khích có thêm nhiều doanh nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp cho người dân địa phương. Không chỉ đầu tư vào cây con giống mà còn tìm đầu ra cho

105

sản phẩm thì người dân mới yên tâm làm ăn, giảm bớt phần rủi ro trong chăn nuôi, sản xuất. Riêng các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn, tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh doanh tại địa phương. Nếu huyện phát triển tốt cơ sở hạ tầng, đầu tư đúng mức thì việc làm phi nông nghiệp mới có thể phát triển được.

* Cải thiện kết cấu hạ tầng.

Để từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nông dân, điều cần thiết là phải cải tạo kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Cụ thể cần thực hiện một số công việc sau:

Đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất. Do vậy, việc mở rộng các tuyến giao thông liên xã tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn trong toàn huyện để giao lưu trao đổi hàng hóa, sản phẩm và khắc phục khó khăn cho nông dân là việc làm hết sức cần thiết. Trong tương lai, hệ thống giao thông nội huyện cần phải được cải tạo nâng cấp để đạt được một số cơ bản sau:

-Xe cơ giới có trọng tải cao đi lại dễ dàng vào trung tâm tất cả các xã trong huyện. -Xe cơ giới trọng tải nhỏ, các loại máy công cụ phục vụ nông nghiệp hoạt động thuận

tiện trên đồng ruộng.

-Đường liên xã phải được rải nhựa, với bề rộng từ 5-7 mét mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nói chung và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp nói riêng.

106

-Nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, xây dựng thêm một số công trình trọng điểm

nhằm đảm bảo cung cấp nước để khai hoang tăng vụ và chuyển diện tích đất một vụ thành đất hai vụ.

-Đầu tư vốn để từng bước hoàn chỉnh hệ thống dẫn nước từ kênh chính về các xã và xuống từng cánh đồng.

-Hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cống, đặc biệt là cống nhỏ nội đồng. -Xử lý hệ thống tiêu nước cho những vùng đất bị úng nước mùa hè.

-Mở rộng chợ nông thôn, hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ vật tư kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân trong trao đổi hàng hóa và phát triển sản xuất.

-Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện lưới, nâng cấp và tăng cường hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống phát thanh tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất.

* Cơ chế chính sách.

Từng xã, vùng phải xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với quy hoạch tổng thể về sử dụng đất của toàn huyện.

Tạo điều kiện thông thoáng về cơ chế quản lý để các thị trường nông thôn trong khu vực phát triển nhanh, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được thuận tiện.

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đóng trên địa bàn thành phố để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ địa phương, cũng như hiểu biết của nông dân.

107

Đưa các chính sách hợp lý về sử dụng đất đai của huyện để phát triển kinh tế cho nông dân, phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.

Xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, tiếp tục cung ứng vốn cho các hộ nông dân.

3.3.2.3. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ

Một kinh nghiệm XĐGN hiệu quả nhất là tổ chức phát triển nghề phụ, phi nông nghiệp. Bên cạnh hỗ trợ về vốn vay và tăng cường những hiểu biết về khoa học kỹ thuật chongười dân, việc khai thác các ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ để người dân chủ động thêm các nguồn thu trong khi nông nghiệp chưa thể tăng sản lượng là rất cần thiết. Phải biết tận dụng các nguồn lực sẵn có của hộ gia đình để phát triển kinh tế hộ. Phải tạo điều kiện và khuyến khích để cho người nghèo học hỏi lẫn nhau phát triển các ngành nghề mới để giảm nghèo.

3.3.3. Kết hợp sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ đặc biệt là nguồn lực tự nhiên.

Sử dụng hợp lý các nguồn lực có nghĩa là biết cách phối hợp tốt nhất các nguồn lực có hạn với nhau để phát huy tối đa việc sử dụng các nguồn lực này mang lại kết quả cao nhất. Thông qua việc sử dụng mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính với mục tiêu tối đa hoá thu nhập của hộ trên cở sở xắp xếp bố trí lại việc sử dụng các nguồn lực trọng hộ một cách hợp lý giúp khai thác tốt nhất lợi thế của các nguồn lực tự nhiên. Đề tài sử dụng mô hình tĩnh trong một năm để xây dựng phương án sử dụng tối ưu các nguồn lực trong hộ.

108

*Kết quả

Mô hình được xây dựng dựa trên giả thuyết rằng người dân mong muốn đưa ra những quyết định đúng đắn và tối ưu nhất trong thời gian tới. Đồng thời mô hình được xây dựng trên cơ sở các hoạt động thực tiễn đang diễn ra, với các nguồn lực thực sự của các hộ gia đình đại diện cho hai vùng (vùng I và vùng III) và mức sống khác nhau, mô hình cũng được xây dựng dựa trên giả thuyết một số loại cây dài ngày như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp sẽ được giữ nguyên như trong thực tế. Kết quả của mô hình được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 3.18: Sự so sánh giữa kết quả mô hình tối ƣu số liệu điều tra hộ tại huyện Võ Nhai năm 2006

Đơn vị tính: 1000đồng

Chỉ tiêu

Vùng I Vùng III

Điều tra Mô hình tối Sự khác ƣu biệt

(%)

Điều tra Mô hình tối ƣu Sự khác biệt (%) Thu nhập từ NN 7115,7 8285,9 16,44 10459,3 14501,7 38,6 Thu nhập PNN 1003,4 1225,0 22,08 1633,5 1794,0 9,8 Thu nhập của hộ 8119,0 9510,9 17,14 12092,8 16295,7 34,8 Thu nhập của hộ/đầu người/năm 1623,8 1902,2 17,14 2015,5 2716,0 34,8

Như vậy kết quả cho thấy nếu có sự kết hợp tối ưu giữa các nguồn lực trong các hoạt động của hộ nông dân sẽ giúp hộ có thu nhập cao hơn, cải thiện cuộc sống cho hộ nông dân.

Vì vậy đề tài cũng khuyến cáo người dân lên xây dựng cho mình những mô hình tối ưu của sự kết hợp các nguồn lực trong hộ. * Nguồn lực sử dụng và sự kết hợp của các hoạt động

So sánh giữa kết quả điều tra thực tế của hộ và kết quả phân tích từ mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính để thấy được sự kết hợp và những khác biệt giữa phương án tối ưu và những gì hộ gia đình đang áp dụng.

Như kết quả phân tích phần thu nhập của hộ ở phương án sử dụng tối ưu các nguồn lực đã có thu nhập cao hơn nhiều so với thực tế hiện nay điều này là nhờ có sự quy hoạch lại việc sử dụng và kết hợp giữa các nguồn lực trọng hộ như thể hiện trong bảng 3.19

Bảng 3.19: Sự so sánh của các nguồn lực sử dụng và sự kết hợp giữa các hoạt động trong hộ ở huyện Võ Nhai

Chỉ tiêu Vùng I Vùng III

Điều tra Mô hình tối ƣu

Điều t ra Mô hình tối ƣu Diện tích canh tác (ha) 1,07 1,07 1,40 1,40

- Lúa ruộng 0,31 0,20 0,66 0,40

- Ngô 0,40 0,25 NA NA

- Lạc 0,01 0,1 0,2 NA - Rau 0,01 0,04 0,01 0,3 - Sắn 0,11 NA 0,25 NA - Khoai 0,01 NA 0,01 NA - Nhãn 0,13 0,13 0,11 0,55 - Chè 0,07 0,07 0,15 0,15 Ao (ha) NA NA 0,05 0,05 Lợn (đầu con) 3,00 2,00 5,00 4,00 Số ở Họ – Gà (đầu con) 23,0 40 16,0 40,0 Diện tích rừng (ha) 2,12 2,12 0,623 0,623 Lao động thuê (Ngày công)

65,0 130 9 10 Vay vốn (1000đ) 1840 626,7 2218 228,63

Ghi chú: NA - không có

Tóm lại: Việc kết hợp sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý sẽ giúp hộ có được thu nhập cao hơn bằng chính những nguồn lực hạn chế hiện nay mà hộ đang có, như vậy đây là một trong những giải pháp quan trọng mà các hộ có thể áp dụng, tuy nhiên vấn đề là khả năng áp dụng mô hình toán đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà khoa học quản lý.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ * Kết luận

Ngiên cứu nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyên Võ Nhai chúng tôi có những kết luận như sau:

Huyện Võ Nhai có điều kiện địa hình, khí hậu thời tiết và đất đai rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Huyện Võ Nhai có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, đặc biệt Huyện Võ Nhai là địa phương có diện tích đất trồng chè và cây ăn quả phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm trong cây trồng. Sản phẩm cây ăn quả đã chiếm lĩnh được thị trường trong Tỉnh và các địa phương lân cận đó là lợi thế đảm bảo cho cây trồng phát triển bền vững.

Huyện có quỹ đất để phát triển nông lâm nghiệp đứng đầu tỉnh. Với tổng diện tích tự nhiên là 84.510,41 ha, trong đó đất nông nghiệp có 9.738,65 chiếm 11,5% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 57.730,99 ha, chiếm 68,31% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là nguồn tiềm năng có thể tận dụng và khai thác triệt để sản xuất nông - lâm nghiệp trên cơ sở khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý của huyện đảm bảo cho việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng như cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp...

Nguồn nước còn hạn chế bởi phân bố không đều giữa các vùng rất gặp nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.

Số lượng lao động ở các vùng sâu, vùng hẻo lánh (<16 tuổi) tình trạng các em nghỉ học để đi làm là khá cao. Cơ cấu lao động của huyện thuộc dạng trẻ, tổng số lao động trong vùng chiếm 47,34%.

Nguồn vốn nhiều hộ gia đình còn gặp khó khăn thiếu vốn trong sản xuất nên hiệu quả phát triển sản xuất không cao.

Thu nhập bình quân trên/người/tháng (bình quân 291.600ngđ), tích lũy của hộ không đáng kể, cơ cấu thu nhập chưa hợp lý (chủ yếu từ trồng trọt) chi cho sản xuất đời sống còn thấp.

Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém. Điều kiện sống gặp nhiều khó khăn, tư liệu sản xuất của hộ thiếu thốn.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực của các hộ gia đình. Theo chúng tôi yếu tố mang tính nguyên nhân chính là: Thiếu chính sách cho phát triển nguồn nhân lực, tồn tại những quan niệm lạc hậu, trình độ học vấn của người dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2015 2020 (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)