2.2.2.2.Tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nghệ An (Trang 60 - 72)

hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nghệ An

2.2.2.2.Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu chung(%) 2.05% 1.45% 0.84%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh VPBank Nghệ An 2009 – 2011)

Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu DNVVN đang giảm dần qua các năm. Năm 2009, nợ xấu DNVVN là 695 triệu, chiếm tỷ lệ này là 2.59%, đến năm 2010 thì số dư nợ xấu giảm xuống còn 531 triệu và chiếm 1.82% và sang năm 2011 chỉ còn lại 247 triệu chiếm 0.62%. Trong 2 năm 2009 và 2010, tỷ lệ nợ xấu DNVVN vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh (tỷ lệ nợ xấu chung trong 2 năm này là 2.05% và 1.45%). Vậy nhưng đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của DNVVN đã thấp hơn tỷ lệ nợ xấu

chung. Điều này cho thấy dấu hiệu đáng mừng trong việc nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh.

Bảng 2.15: Tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ xấu của DNVVN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 3 290 41.7% 204 38.4% 67 27.1% Nợ nhóm 4 230 33.1% 131 24.7% 83 33.6% Nợ nhóm 5 175 25.2% 196 36.9% 97 39.3% Tổng nợ xấu DNVVN 695 100% 531 100% 247 100%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh VPBank Nghệ An 2009 – 2011)

Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng nợ xấu của DNVVN, chúng ta thấy nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đang có tỷ trọng giảm dần theo các năm. Cụ thể năm 2009, nợ nhóm 3 là 290 triệu và chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 41.7%, năm 2010, nợ nhóm 3 còn 204 triệu và chiếm khoảng 38.4%, sang năm 2011, nợ nhóm 3 chỉ còn 67 triệu và chiếm 27.1%. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại có tỷ trọng tăng dần trong tổng nợ xấu và cũng biến động không đều.

Nếu năm 2009, nợ nhóm 5 là 175 triệu và chiếm 25.2% thì đến năm 2010, nợ nhóm 5 tăng lên 196 triệu và chiếm những 36.9%, sang năm 2011, số dư nợ nhóm 5 tuy cũng đã giảm rõ rệt xuống còn 97 triệu nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 39.3%. Đây thực sự là một vấn đề rất đáng lo ngại cho chi nhánh. Bởi nợ nhóm 3 là thuộc nợ xấu có ít rủi ro nhất, trong khi đó nợ có khả năng mất vốn (tức nợ nhóm 5) lại chiếm tỷ trọng càng ngày càng lớn. Vấn đề này cho thấy với các khoản vay này, ngân hàng có khả năng mất vốn là rất cao.

Bảng 2.16: Tỷ trọng nợ xấu DNVVN chia theo thời hạn khoản vay

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu NH 408 58.7% 294 55.4% 155 62.8% Nợ xấu TDH 287 41.3% 237 44.6% 92 37.2% Tổng 695 100% 531 100% 247 100%

(Nguồn : Báo cáo tín dụng chi nhánh VPBank Nghệ An 2009 – 2011)

Nợ xấu NH của chi nhánh chiêm tỷ trọng lớn hơn so với nợ xấu TDH nhưng không đáng kể. Năm 2009, nợ xấu ngắn hạn chiếm 58.70% trong khi nợ xấu trung dài hạn chiếm 41.30%. Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn giảm xuống và chiếm 55.40%, nợ xấu trung dài hạn chiếm 44.60%. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng tỷ trọng trong tổng nợ xấu và chiếm 62.80% trong khi nợ xấu trung dài hạn chiếm 37.20%. Trong 2 năm 2009 và 2010, mặc dù dư nợ chủ yếu của chi nhánh là nợ ngắn hạn song nợ xấu trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn (trên 40%). Điều này cho thấy chất lượng các khoản nợ xấu trung và dài hạn của chi nhánh đang có vấn đề. Những khoản vay này thường có thời hạn cho vay dài nên dễ gặp rủi ro hơn các khoản vay ngắn hạn và ngân hàng rất có nguy cơ không thu hồi được nợ đối với những khoản vay này. Sang năm 2011, tỷ trọng nợ xấu của chi nhánh đã có phần được cải thiện khi mà khoản nợ xấu trung dài hạn đã giảm mạnh chỉ còn 92 triệu và ở mức 37.20% trong tổng nợ xấu.

2.2.2.3. Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNVVN

 Doanh thu từ lãi thu được và tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay đối với DNVVN trên dư nợ cho vay DNVVN

Kết quả hoạt động cho vay DNVVN biểu hiện ở doanh thu từ lãi từ loại hình doanh nghiệp này. Ta cùng xem xét tình hình thu lãi từ DNVVN trong mấy năm qua.

Bảng 2.17: Tình hình thu lãi đối với cho vay DNVVN

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu từ lãi

DNVVN 4.829 8.075 12.963

Tổng doanh số thu lãi 10.251 15.628 26.049

Thu lãi DNVVN/

Tổng thu lãi (%) 47.1% 51.7% 53.6%

Thu lãi DNVVN/ Dư

nợ DNVVN (%) 17.9% 27.7% 32.9%

(Nguồn: Báo cáo tín KQKD chi nhánh VPBank Nghệ An 2009 – 2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng trên ta thấy doanh thu từ lãi DNVVN có xu hướng tăng mạnh theo các năm. Năm 2009, doanh thu từ lãi cho vay DNVVN là 4.829 tỷ, sang năm 2010 doanh thu tăng 67.20% đạt mức 8.075 tỷ, đến năm 2011, doanh thu tiếp tục tăng 60.50% đạt 12.963 tỷ. Tỷ trọng thu lãi DNVVN trên tổng thu lãi 3 năm qua vẫn ở mức cao (trên 45%), và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, năm 2009, tỷ trọng này là 47.10%, đến năm 2010 tăng lên mức 51.70%, và vào năm 2011, tỷ trọng thu lãi DNVVN trên tổng lãi đã đạt mức 53.60%. Nhìn chung, thu lãi từ hoạt động cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số thu được từ lãi của chi nhánh, sở dĩ tỷ trọng này đang từng bước tăng lên vì chi nhánh hiện nay ngoài tập trung đến đối tượng khách hàng khác như cá nhân, hay các doanh nghiệp lớn thì các DNVVN hiện nay cũng là thị trường tiềm năng cho chi nhánh phát triển. Từ đó, chi nhánh từng bước đa dạng hoạt động cho vay và mở rộng đối tượng khách hàng.

Mặt khác, tỷ trọng thu lãi DNVVN trên dư nợ các doanh nghiệp này cao nhất là vào năm 2011 với tỷ lệ cao kỉ lục 32.90%, trong khi năm 2009, con số này mới chỉ là 17.90% và năm 2010 chỉ ở mức 27.70%. Điều này cho thấy chi nhánh đang từng bước nâng cao chất lượng cho vay cho DNVVN, mà để đạt được mục tiêu này là nhờ sự cố

gắng không mệt mỏi của các cán bộ, nhân viên trong chi nhánh trong công tác thẩm định khách hàng cũng như công tác giám sát việc sử dụng vốn và đòi nợ khi đến hạn.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN

Bảng 2.18: Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thu nhập từ cho vay

DNVVN 3.584 7.291 9.532

Thu nhập cho vay DNVVN/ Tổng thu

nhập (%)

38.2% 58.1% 45.4%

Thu nhập cho vay DNVVN/ Dư nợ

DNVVN (%)

13.4% 25% 24.2%

(Nguồn: Báo cáo KQKD chi nhánh VPBank Nghệ An 2009 – 2011)

Thu nhập từ cho vay DNVVN tăng mạnh qua các năm, đặc biệt năm 2010, tăng 103.40% so với năm 2009, đây được xem là mức tăng kỉ lục của chi nhánh từ trước đến nay. Năm 2010, tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNVVN trên tổng thu nhập cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 58.10%. Sang năm 2011, tỷ trọng thu nhập cho vay DNVVN đã giảm đi nhưng không đáng kể, ở mức 45.40%. Từ đó cho thấy thu nhập từ cho vay cho DNVVN đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh.

Tỷ trọng thu nhập cho vay DNVVN trên dư nợ DNVVN luôn ở mức trên 10%. Cụ thể năm 2009, tỷ trọng này là 13.40%. Năm 2010, tỷ trọng này tăng lên mức 25% nghĩa là cứ 100 đồng cho các DNVVN vay thì có thu nhập là 25 đồng. Đây là một tỉ lệ rất cao cho thấy mức lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN đem lại cho chi nhánh. Sang năm 2011, tỷ trọng này có giảm đi nhưng vẫn ở mức 24.20%.

Nhìn chung, thu nhập từ lãi trong hoạt động cho vay DNVVN luôn chiếm phần lớn trong tổng thu nhập chi nhánh, cho thấy chi nhánh đang từng bước nâng cao chất lượng cho vay, tăng mức thu lãi cho ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập cho vay DNVVN cao hơn hẳn các ngân hàng khác trên địa bàn, từ đó cho thấy chi nhánh cần tiếp tục

phát huy những ưu thế đã đạt được để tiếp tục góp phần mở rộng hoạt động cho vay cho đối tượng khách hàng tiềm năng này.

2.2.2.4. Vòng quay vốn cho DNVVN

Biểu đồ 2.4: Vòng quay vốn cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng chi nhánh VPBank Nghệ An 2009 – 2011)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được vòng quay vốn DNVVN đang có xu hướng giảm dần theo thời gian, trong khi vòng quay vốn chung lại có xu hướng tăng dần. Năm 2009, vòng quay vốn chung chỉ ở mức 1.68 trong khi vòng quay vốn của DNVVN ở mức 2.19. Tuy nhiên, sang năm 2010, vòng quay vốn chung đột ngột tăng lên ở mức 2.35 trong khi vòng quay vốn cho vay của các DNVVN giảm xuống còn 2.07. Sang năm 2011, mặc dù vòng quay vốn chung giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức 2.26 thì vòng quay vốn DNVVN giảm chỉ còn 1.74.

Như đã tìm hiểu ở chương một, chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay cho ta biết tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn cho DNVVN giảm dần cho thấy chi nhánh ngày càng khó đáp ứng được hết những nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng này bởi vì tốc độ thu hồi nợ của các doanh nghiệp này ngày càng chậm so với tốc độ chung của chi nhánh. Trong khi tỷ trọng cho vay cho DNVVN chủ yếu là cho vay ngắn hạn, thì vòng quay vốn thấp như trên cho chúng ta thấy mối lo ngại cho chi nhánh trong vấn đề xúc tiến, đẩy nhanh công tác thu hồi nợ vay để có thể ngày càng đáp ứng được nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng.

2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3.1. Kết quả đạt được

Mặc dù chỉ mới được thành lập năm 2007, nhưng chi nhánh VPBank Nghệ An đã gặt hái được nhiều thành tựu, bước đầu tạo dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần làm nên sự thành công cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng trên toàn hệ thống.

Lượng vốn chi nhánh huy động được luôn tăng trưởng vượt bậc qua các năm, một phần là nhờ những biện pháp huy động vốn có hiệu quả và một phần lớn là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc chi nhánh, trong việc chỉ đạo ứng phó với những biến động của môi trường kinh tế. Nhờ vậy mà chi nhánh luôn đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận lớn khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn làm ăn kinh doanh.

Với việc xác định đối tượng khách hàng chính là các DNVVN, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường cho vay, các chương trình ưu đãi khách hàng, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ, chi nhánh cũng tập trung mở rộng mạng lưới cho vay đến nhiều đối tượng tiềm năng khác. Từ đó, thu nhập từ hoạt động cho vay của chi nhánh không ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến sự đóng góp đáng kể của bộ phận khách hàng là DNVVN. Tỷ trọng cho vay đối với DNVVN luôn ở mức cao trong tổng dư nợ cho vay (xấp xỉ 40%), nguồn thu nhập từ lãi cho vay DNVVN mang lại cho khách hàng cũng không nhỏ. Thu lãi của DNVVN luôn chiếm một tỷ trọng cao trên tổng thu lãi (trên 47%) còn thu nhập từ các doanh nghiệp này thì luôn chiếm khoảng trên 38% so với tổng thu nhập của ngân hàng, thậm chí có năm 2010 đã lên tới 58%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng thực hiện tốt công tác thẩm định và kiểm tra, kiểm sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đảm bảo an toàn cho khoản vay, đưa chất lượng cho vay DNVVN ngày càng đi lên. Trong đó cơ cấu dư nợ được phân bố khá hợp lí với việc chi nhánh tập trung vào những khoản vay ngắn hạn, các khoản vay có tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ lệ khá cao (trên 95%). Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng giảm xuống rõ rệt.

Có được những thành quả trên không chỉ nhờ sự cố gắng không ngừng của từng cán bộ, nhân viên trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của chi nhánh, sự làm việc tận tâm, phát huy hết khả năng nghiệp vụ mà còn nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo chi nhánh VPBank Nghệ An, đã từng bước đưa chi nhánh vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được những thành công như hôm nay.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần phải đối mặt và đưa ra hướng giải quyết nhằm khắc phục những khó khăn để ngày càng hoàn thiện công tác cho vay DNVVN. Những mặt hạn chế này một phần là từ bản thân doanh nghiệp, một phần là từ tác động của môi trường kinh tế song cũng có một phần không nhỏ là từ bản thân những mặt hạn chế còn tồn tại trong những chính sách cho vay của chi nhánh VPBank Nghệ An. Tuy chi nhánh đã xác định đối tượng khách hàng chiến lược là các DNVVN nhưng chất lượng cho vay các doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự được thỏa mãn.

Thứ nhất, số nợ quá hạn DNVVN vẫn ở mức cao so với tổng nợ quá hạn của chi nhánh (chiếm trên 45% có năm lên tới 63.8%). Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN cũng cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của cả chi nhánh. Dư nợ của chi nhánh tập trung ở bộ phận khách hàng là các công ty TNHH. Trong khi bản thân cơ cấu hoạt động của những công ty này tồn tại nhiều rủi ro khi mà các thành viên trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đóng góp vào doanh nghiệp. Bởi vậy trong vòng 3 năm qua, số dư nợ quá hạn của các công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số dư nợ quá hạn. Tuy vậy, đến năm 2011, thì tỷ lệ nợ quá hạn của các công ty này đã giảm đáng kể.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu của DNVVN cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh, trong đó tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại chiếm chủ yếu trong tổng nợ xấu DNVVN. Từ đó cho thấy hoạt động cho vay DNVVN tiềm tàng nhiều rủi ro không thể lường hết được cho ngân hàng. Việc sử dụng vốn chưa thật sự đúng với mục đích mà doanh nghiệp đưa ra trong phương án kinh doanh. Một phần trách nhiệm thuộc về các cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của

doanh nghiệp, một số cán bộ chỉ thực hiện hoạt động này để phục vụ cho công tác báo cáo chứ chưa thực sự đến tận trụ sở của các doanh nghiệp để tìm hiểu.

Thứ ba, số vốn của chi nhánh dành cho đối tượng khách hàng DNVVN còn hạn chế. Bởi nguồn huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn ngắn hạn nên nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng cho hoạt động cho vay hầu như là rất ít. Nhiều doanh nghiệp đã phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho mục đích dài hạn, tạo ra nguy cơ rủi ro cao, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp cũng như ngân hàng.

Thứ tư, dư nợ có tài sản đảm bảo của chi nhánh luôn ở mức cao (trên 95%), điều này một phần mang lại thuận lợi là hạn chế được tối đa rủi ro cho ngân hàng nhưng mặt khác, ngân hàng lại không tiếp cận được nhiều dự án khả thi, mang lại lợi nhuận cao của các doanh nghiệp mới ra đời, chưa có tài sản đảm bảo.

Thứ năm, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong khâu vay vốn ngân hàng bởi còn nhiều thủ tục rắc rối, rườm rà, gây khó khăn cho tiến độ vay vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể mất đi cơ hội kinh doanh của mình chỉ vì không vay được vốn hay vốn đến chậm.

Nguyên nhân:

*) Nguyên nhân chủ quan:

- Chính sách cho vay của chi nhánh chưa thật sự linh hoạt và hiệu quả. Mặc dù đặt mục tiêu khách hàng tiềm năng là các DNVVN song hiện nay, để tiếp cận được với

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nghệ An (Trang 60 - 72)