So sánh ngang bằng không hoàn chỉnh là so sánh có cấu tạo khuyết một số
yếu tố nhất định trong điều kiện cho phép. Tuy nhiên, dù rút gọn hay lược bớt yếu tố vẫn phải đảm bảo sự có mặt của hai yếu tố là đối tượng được so sánh và
đối tượng được dùng làm chuẩn để so sánh.
Qua khảo sát các tác phẩm thơ trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học thường sử dụng các dạng so sánh không hoàn chỉnh sau:
- So sánh ngang bằng vắng phương diện so sánh
Khi sử dụng so sánh ngang bằng thiếu phương diện so sánh thì lý thuyết miêu tả cho phần được so sánh sẽ rõ ràng hơn, giúp người đọc dễ hiểu hơn, tạo nên sự liên tưởng rộng rãi, giúp con người ta dễ xác định nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế.
Ví dụ:
Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
[13, tr. 125] “Tiếng mưa” được so sánh như “tiếng thác”, như “trận gió”, từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau. Có thể liên tưởng tiếng mưa ầm ầm như tiếng thác, tiếng mưa tuôn xối xả như trận gió.
- So sánh ngang bằng vắng phương diện so sánh và từ chỉ quan hệ so sánh. Dạng so sánh này chỉ có hai yếu tố đó là đối tượng dùng làm chuẩn để so sánh và đối tượng được so sánh. Giữa hai yếu tố này từ chỉ quan hệ so sánh
được thay thế bằng dấu gạch ngang hoặc theo hình thức đối chọi. Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
[12, tr. 88] Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng hình thức so sánh này, cách so sánh thật hóm hỉnh, độc đáo, tạo nên âm điệu nhịp nhàng cho câu thơ. Tác giả ví quả dừa như đàn lợn con tạo nên hình ảnh quả dừa thật đẹp mắt và đáng yêu. Và có lẽ
cũng chỉ ở cái tuổi trẻ thơ hiếu động và ngộ nghĩnh nhà thơ Trần Đăng Khoa mới nhìn những chùm dừa như những đàn lợn con được mẹ lót ổ nằm ở trên cao. Một lần nữa bằng sự tưởng tượng tinh tế “tàu dừa” được nhà thơ so sánh như
chiếc lược chải vào mây xanh tạo nên một cảm giác mượt mà êm ả. Tác giả liên tưởng chiếc tàu dừa đung đưa giữa trời mây như một chiếc lược chải vào mái tóc bồng bềnh của người con gái, khiến cho khung cảnh hiện lên thật đẹp đẽ và thơ
mộng.
Ngoài ra trong so sánh ngang bằng còn có các trường hợp khác như: - Dùng cặp từ “bao nhiêu… bấy nhiêu…” để so sánh.
Ví dụ:
Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễbấy nhiêu cần cù
[14, tr. 41] Nhà thơ Nguyễn Duy dùng hình ảnh so sánh như một lời giải thích cắt nghĩa nhẹ nhàng, một chân lý giản đơn mà sâu sắc. Những chiếc rễ siêng năng nhẫn nại tự giấu mình, âm thầm vươn về phía tầng sâu, chắt dồn mỡ màu qua năm tháng là lẽ sống và kinh nghiệm tươi xanh của một dân tộc luôn phải đương
đầu với những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Hình ảnh so sánh đã lột tả
dược đức tính siêng năng, cần cù của người lao động hiệu quả. Vượt lên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn ngời sáng tâm hồn, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
Hay tình thương yêu vô bờ bến của anh chiến sĩ dành cho người mẹ của mình qua những vần thơ trong bài thơBầm ơi của nhà thơ Tố Hữu:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
Nhiều trường hợp so sánh ngang bằng được hình thành trên nét tương đồng giữa con người với các đối tượng khác nhằm tăng cường sự nhận thức về con người như: Chị lao công Như sắt Nhưđồng Chị lao công Đêm đông Quét rác… [12, tr. 121] Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh so sánh vô cùng chân thật. So sánh chị lao công như sắt như đồng thể hiện sực chịu đựng phi thường của chị lao công, mặc dù đêm đông giá rét vẫn kiên trì chăm chỉ lao động vì cuộc sống trong lành của con người. Nhờ nghệ thuật so sánh mà hình ảnh người lao động hiện lên thật gần gũi sinh động. Hình ảnh đó để lại trong lòng người đọc bao nhiêu điều suy ngẫm, giúp thế hệ trẻ mà cụ thể là lứa tuổi học sinh Tiểu học cảm nhận được sự khó khăn vất vả của chị lao công. Một công viêc lặng thầm mà
đầy ý nghĩa. Giáo dục thế hệ trẻ yêu quý người lao động chân chính dù họ làm công việc gì đều được tôn trọng như nhau, phải biết quý trọng những sản phẩm mà người lao động làm ra. Bởi lẽ mỗi công việc khác nhau chứa đựng biết bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt của con người.
Có thể thấy rằng trong thực tế sử dụng so sánh tu từ để nhận thức về con người chiếm số lượng ít hơn so sánh về các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Trong một số tác phẩm thơ ở sách giáo khoa Tiếng Việt hình thức so sánh ngang bằng được hình thành trên cơ sở nét tương đồng giữa sự vật này với sự
vật kia xuất hiện khá phổ biến. Ví dụ:
Trăng hồng nhưquả chín Lửng lơ lên trước nhà…
Trăng tròn nhưmắt cá Chẳng bao giờ chớp mi… Trăng tròn như quả bóng Bạn nào đá lên trời [14, tr. 107] Em yêu màu đỏ
Nhưmáu trong tim
[15, tr. 19] Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời [13, tr. 125] Ông lành nhưhạt gạo Bà hiền nhưsuối trong [15, tr. 41] Các cách so sánh này vừa thể hiện sự phát hiện tinh tế của người sử dụng vừa tăng cường nhận thức một cách chính xác, sâu sắc phong phú cho người tiếp nhận. Ngoài ra so sánh còn gợi hình ảnh khiến đối tượng so sánh trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn và dễ liên tưởng cho người đọc, người nghe. Nhiều hình ảnh so sánh được sử dụng giản dị, gần gũi với cuộc sống như:
Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là đường đi học Quê hương là con diều biếc Quê hương là con đò nhỏ
Quê hương là cầu tre nhỏ
Quê hương là đêm trăng tỏ
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã so sánh quê hương với những hình ảnh thật gần gũi, thân thương. Tác giả so sánh quê hương – một khái niệm trừu tượng với những hình ảnh, sự vật cụ thể rất đỗi thân quen, gợi nhớ, chất chứa bao kỷ niệm, tình cảm thiêng liêng thời thơ ấu. Có thể nói nhà thơ đã định nghĩa quê hương bằng nghệ thuật so sánh. Quê hương được so sánh với nhiều hình ảnh rất cụ thể: chùm khế, đường đi, con diều, con đò, cầu tre, đêm trăng tỏ, so sánh quê hương với mẹ. Có thể nói nhà thơ đã cụ thể hóa khái niệm quê hương nhờ hình ảnh so sánh thật sinh động, gợi cảm, khơi gợi thêm cho mỗi người sự tự do liên tưởng, cảm nhận theo những cảm xúc, nỗi niềm, kí ức riêng. Chính sự so sánh độc đáo
đó đã làm cho lời thơ trở nên sinh động gần gũi, khơi dậy tình yêu quê hương
đất nước trong mỗi con người.
Như vậy nghệ thuật so sánh ngang bằng được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiểu học, làm tăng giá trị biểu đạt cho chính hình ảnh so sánh đồng thời đem lại giá trị nghệ thuật đặc sắc cho mỗi tác phẩm.
3.2.2. So sánh bậc hơn - kém
So sánh bậc hơn - kém còn gọi là so sánh không ngang bằng, là so sánh các
đối tượng không tương đươg nhau về phương diện so sánh. Ví dụ:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
[15, tr. 130]
Đây là hình ảnh so sánh bậc hơn - kém trong bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố
Hữu. Bằng hình ảnh so sánh này nhà thơ đã bộc lộ rõ nét tình cảm yêu thương của anh chiến sĩ dành cho người mẹ kính yêu của mình. Bởi lẽ những khó nhọc chông gai mà con phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt không thể đo được những nhọc nhằn của đời bầm, không thể đổi lại sự hi sinh của bầm dành cho con, dành cho đất nước. Chính hình ảnh so sánh này giúp bài thơ luôn sống mãi trong tâm trí của độc giả, là bài thơđặc sắc ca ngợi những người mẹ Việt Nam
anh hùng. Những tấm lòng yêu nước, hi sinh thầm lặng vì độc lập tự do.
Hay hình ảnh tấm lòng người mẹ được khắc họa rõ nét trong bài thơ Mẹ
của Trần Quốc Minh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹđã thức vì chúng con
[12, tr. 101] Nhà thơ Trần Quốc Minh đã rất tài tình khi so sánh người mẹ với những ngôi sao đêm. Cách so sánh này đã làm tăng giá trị biểu đạt của câu thơ đồng thời ca ngợi tình cảm to lớn mà mẹ dành cho con. Người mẹ trong những vần thơ của nhà thơ Trần Quốc Minh đã thức bền bỉ hơn cả những ngôi sao không khi nào ngủ. Ngôi sao thức làm đẹp cho màn đêm, người mẹ thức để canh giấc ngủ ngon lành cho con. Nghệ thuật so sánh của tác giảđã làm cho hình ảnh của người mẹđược tỏa sáng, hình ảnh mẹ sáng hơn cả những vì sao trên bầu trời.
Hình ảnh so sánh bậc hơn - kém được thể hiện trong bài thơ Ông và cháu
của nhà thơ Phạm Cúc:
Bế cháu ông thủ thỉ
Cháu khỏe hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng đông
[12, tr. 84] Mặc dù số lượng so sánh bậc hơn kém trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiểu học không nhiều nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện
đặc thù của kiểu loại so sánh. Đồng thời làm tăng giá trị biểu đạt, giúp người đọc người nghe dễ liên tưởng vềđối tượng so sánh. Phát huy hết giá trị của câu thơ, bài thơ.
3.3. Chức năng của nghệ thuật so sánh
Nghệ thuật so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả độc đáo, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị.
So sánh có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
3.3.1. Chức năng nhận thức
Nhờ nghệ thuật so sánh mà người tiếp nhận có nhận thức sâu sắc hơn về đặc điểm tính chất của đối tượng. So sánh giúp con người có những hiểu biết những khám phá mới hay hơn hoàn chỉnh hơn về sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là đường đi học Quê hương là con diều biếc Quê hương là con đò nhỏ
Quê hương là cầu tre nhỏ
Quê hương là đêm trăng tỏ
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
[13, tr. 79] Bằng nghệ thuật so sánh nhà thơ Đỗ Trung Quân đã tập hợp tất cả những hình ảnh gần gũi với tuổi thơ của mỗi con người đó là “chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ”, và so sánh quê hương
đối với mỗi con người cũng giống như người mẹ sinh ra ta, chỉ có một mà thôi. Nhà thơ so sánh quê hương với tất cả những hình ảnh thân thuộc đó gợi cho người đọc những liên tưởng gần gũi thân quen, những hình ảnh của tuổi thơ mà
đi xa ai cũng sẽ nhớ về. Nhờ hình ảnh so sánh độc đáo đã gợi lên trong lòng người đọc những xúc cảm chân thành đối với quê hương mình.
3.3.2. Chức năng biểu cảm
Cảm xúc của mỗi con người trước sự vật hiện tượng được bộc lộ rất phong phú đa dạng nhưng rất khó để diễn đạt bằng lời. Những cung bậc cảm xúc “vui, buồn, thương, nhớ” hay những nhận xét đánh giá thể hiện tình cảm trước sự vật hiên tượng chỉ có thể bộc lộ rõ nét, sinh động nhờ nghệ thuật so sánh. Chính nhờ
bẩy tế nhị, đó còn là phương tiện để ta bày tỏ thái độ, niềm yêu ghét, những
đánh giá nhận định đối với đối tượng miêu tả. Ví dụ:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
[13, tr. 106] Với hình ảnh so sánh con sông như dòng sữa mẹ nhà thơ Hoài Vũđã bộc lộ
tình cảm yêu mến thiết tha của mình đối với dòng sông quê hương. Tình cảm gắn bó, sự biết ơn dòng sông đã mang lại sự sống cho muôn loài trong hình ảnh dòng sông đưa nước về làm xanh ruộng lúa vườn cây. Dòng sông tràn đầy nguồn nước như lòng mẹ tràn đầy tình thương, dòng sông êm đềm trôi chở theo bao tình thương dành cho vạn vật như tình thương của mẹ dành cho con.
So sánh vừa mang chức năng nhận thức vừa mang chức năng biểu cảm góp phần biểu đạt hết giá trị của tác phẩm. Ngoài ra nghệ thuật so sánh còn thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo mới lạ của người sử dụng. Chính vì điều đó mà các nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh vào tác phẩm của mình tạo nên nét đặc sắc riêng không chỉ thể hiện trọn vẹn nội dung mà còn thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Tóm lại: Nghệ thuật so sánh được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiểu học đem lại những giá trị to lớn. Sử dụng hình ảnh so sánh tạo nên cách biểu đạt mới mẻ vềđối tượng, giúp cho các em học sinh Tiểu học dễ tiếp nhận hình ảnh vềđối tượng, tạo khả năng liên tưởng, khả năng đánh giá sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Những hình ảnh so sánh hầu hết
được hình thành trên cơ sở của sự liên tưởng, tạo nên những cách biểu đạt mới lạ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy nhạy bén của học sinh Tiểu học. Trên cơ sở phân tích những hình ảnh so sánh được sử dụng trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Viết Tiểu học, giáo viên có thể hướng dẫn khơi gợi cho học sinh khả năng quan sát liên tưởng từ thực tế khách quan để vận
dụng nghệ thuật so sánh vào trong bài làm của mình. Nghệ thuật so sánh được vận dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ, giáo viên cần giúp học sinh phát hiện thêm những hình ảnh so sánh được sử dụng trong các tác phẩm được học, khuyến khích học sinh sử dụng nghệ thuật so sánh trong khi nói viết để tăng sức gợi hình gợi cảm và lời văn thêm sinh động hơn. Từ đó nâng cao kỹ năng sử
PHẦN KẾT LUẬN
Trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiểu học nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng tương đối nhiều nhằm thể hiện dụng ý của người sử dụng và phục vụ cho mục đích nghệ thuật. Nhân hóa, so sánh là cách nói rất quen thuộc không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà nó còn giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo văn chương. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng nhân hóa, so sánh được sử dụng trong các tác phẩm thơ có nhiều kiểu loại khác nhau. Tuy nhiên chúng đều mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. Nghệ thuât nhân hóa, so sánh góp phần mở rộng, tăng cường nhận thức của người sử dụng và người tiếp nhận về một đối tượng.
Nhân hóa được coi là phương thức tạo hình gợi cảm, hiệu quả và có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát huy trí tượng tượng, óc